Announcement

Collapse
No announcement yet.

10 căn bệnh mà bác sĩ thường có sai sót khi chẩn đoán

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    10 căn bệnh mà bác sĩ thường có sai sót khi chẩn đoán


    (Minh họa)

    Một cuộc nghiên cứu vào tháng 1/2022 được công bố trên JAMA Network Open cho thấy ung thư ruột già (colorectal cancer), ung thư phổi (lung cancer)ung thư vú (breast cancer) là ba cách chẩn đoán bệnh thường có sai sót nhiều nhất tại các phòng khám ngoại chẩn và các trung tâm y tế (clinic).

    Việc kết hợp các thông tin dữ liệu được thu thập từ các báo cáo về mức an toàn cho bệnh nhân, các đơn khiếu nại về nạn sơ suất, các cuộc bàn thảo về bệnh tật và tử vong (tức là các buổi họp xem xét các trường hợp tử vong và biến chứng của bệnh nhân) và các nhận đinh hồi âm của nhóm tập trung (focus groups) đã giúp phát hiện ra có đến 836 lỗi về việc chẩn đoán sai. Các số liệu này đã được sử dụng để xác định ra 10 lỗi của bác sĩ đã chẩn đoán sai hoặc bị trì hoãn, cách thức chẩn đoán sai sót nhiều nhất đã giúp khám phá những điểm không hợp lý trong quá trình trị liệu. Phát hiện nói trên đã làm nổi bật những gì mà các chuyên gia cho là một vấn đề then chốt về sự an toàn trong việc chăm sóc của ngành y tế hiện đại.

    Bác sĩ Gordon Schiff, đồng tác giả cuộc nghiên cứu này và là phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành An toàn Bệnh nhân thuộc Brigham and Women’s Center, đồng thời là phó giáo sư y khoa tại Trường Y khoa Harvard ở Boston, M.A., có cho biết: "Việc chẩn đoán bị sai sót là vấn đề đã xảy ra khá nhiều và thường bị các bác sĩ bỏ qua".

    Trên thực tế, cuộc nghiên cứu này đã ước tính cho thấy, có khoảng 12 triệu người Mỹ trưởng thành bị chẩn đoán bệnh sai hàng nằm ở các cơ sở y tế ngoại chẩn. Đó là khoảng 5% tổng số các bệnh nhân, mặc dù một số chuyên gia cho rằng tỷ lệ này còn có thể cao hơn. Và một cuộc nghiên cứu khác, mới được công bố trên tạp chí y khoa BMJ, ước tính là có khoảng 795,000 người Mỹ đã bị tàn tật hoặc tử vong mỗi năm do bị chẩn đoán bệnh sai.

    10 sự chẩn đoán thường bị bỏ lỡ (missed) hoặc bị trì hoãn (delayed) nhiều nhất
    Dựa vào 836 trường hợp có liên quan nói ở trên, JAMA Network Open đã liệt kê dưới đây 10 sự chẩn đoán thường bị sai sót hoặc bị trì hoãn khi điều trị nhiều nhất
    - Ung thư đại trực tràng (colorectal cancer)
    - Ung thư phổi (lung cancer)
    - Ung thư vú (beast cancer)
    - Nhồi máu cơ tim (heart attack)
    - Ung thư tuyến tiền liệt (prostate cancer)
    - Đột quỵ (stroke)
    - Nhiễm trùng huyết (sepsis)
    - Ung thư bàng quang (bladder cancer)
    - Thuyên tắc phổi (pulmonary embolism)
    - Xuất huyết não (brain hemorrhage)


    Các sự phát hiện mới nhất này đươc hỗ trợ bởi các cuộc nghiên cứu lâm sàng trước đây. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh lý khác có thể được bổ sung thêm vào. Đó là chng viêm phổi (pneumonia), suy tim (heart failure), suy thận (kidney failure)nhiễm trùng đường tiết niệu (urinary tract infections). Các căn bệnh này nằm trong số những bệnh thường bị bỏ sót bởi các cơ sở chăm sóc y tế ban đầu, theo như một cuộc nghiên cứu được công bố trên JAMA Internal Medicine. Ngoài ra có một bản báo cáo khác, được công bố trên cùng tạp chí này, cho biết gãy xương (fractures), áp-xe (abscesses)phình động mạch chủ (aortic aneurysms) cũng thường bị bỏ sót, cho qua.

    Tại sao lỗi chẩn đoán này lại có thể xảy ra?
    Có nhiếu lý do dẫn đến việc chẩn đoán bệnh sai. Đôi khi, đó là do sự hiểu lầm giữa bệnh nhân và bác sĩ khi bệnh nhân có thể không mô tả được chính xác các triệu chứng bệnh lý của họ hoặc bác sĩ bỏ sót điều gì đó quan trọng trong câu chuyện của bệnh nhân. Cũng có khi là do một yêu cầu xét nghiệm sai lầm hoặc một kết quả xét nghiệm được đọc không có chính xác. Ngoài ra các số liệu trong hồ sơ y tế điện tử có thể không được sắp xếp có tổ chức và đôi khi các kết quả xét nghiệm cũng không được theo dõi đầy đủ.

    Bác sĩ Hardeep Singh, giáo sư y khoa tại Đại học Y khoa Baylor và là giám đốc về Chính sách Y tế, Chất lượng và Tin học (HPQI) tại Trung tâm Y khoa Michael E. DeBakey ở Houston, TX, cho biết: "Có thể là vì có quá nhiều những lý do như nói ở trên, thậm chí có nhiều lý do bổ sung khác nữa nên đã dẩn đến các sai sót đáng tiếc này".

    Bác sĩ Schiff còn nhấn mạnh thêm là, "Bạn cũng không thể bỏ qua trên thực tế là có rất nhiều điều không chắc chắn trong việc chẩn đoán bệnh trạng. Có cả hàng ngàn căn bệnh được biết đến nhưng số triệu chứng lại không có nhiều đến như vậy".

    Bác sĩ David Newman-Toker, giáo sư chuyên khoa về thần kinh học, nhãn khoa, tai mũi họng và là giám đốc của Armstrong Institute Center for Diagnostic Excellence thuộc Johns Hopkins University School of Medicine, cho biết: "Khi bạn đến gặp bác sĩ chăm sóc chính của mình và phàn nàn về cơn nhức đầu thì vị bác sĩ đó có cả một danh sách dài các khả năng về những bệnh lý nào có thể gây ra nhức đầu. Điều tương tự cũng có thể xảy ra đối với bệnh đau bao tử hoặc đau lưng".
    Ông còn cho biết thêm, một cạm bẫy khác là trường hợp bệnh nhân không có các triệu chứng điển hình. "Nếu ai đó bị đột quỵ và đến phòng cấp cứu với các triệu chứng đột quỵ cổ điển, chẳng hạn như yếu một bên cơ thể, thì sự chẩn đoán hiếm khi bị sai sót. Nhưng các bác sĩ có thể bỏ qua khoảng 40% các ca đột quỵ có biểu hiện như chóng mặt, bởi vì triêu chứng chóng mặt có thể phát sinh từ vô số nguyên nhân khác nhau mà đột quỵ chỉ là một trong số đó". (Ghi chú: Bác sĩ Newman-Toker và các đồng nghiệp của ông hiện nay đã sử dụng một thiết bị điện tử đo chuyển động của mắt để xác định xem bệnh nhân bị chóng mặt có phải là do đột quỵ hay là do một nguyên nhân nào khác lành tính hơn)

    Không phải mọi sự chẩn đoán có sai sót đều gây ra các bất lợi cho sức khỏe lâu dài của bệnh nhân. Đau lưng có thể bị chẩn đoán lầm là bị căng cơ khi thực sự đó là biểu hiện chứng bị viêm xương khớp, hoặc một tình trạng bệnh về da có thể bị lầm lẫn là từ một căn bệnh khác.

    Bác sĩ Newman-Toker nói: "Trái lại, có một số căn bệnh không biểu hiện ra các triệu chứng rõ ràng như vậy. Các trục trặc về mạch máu (vascular events), vấn đề nhiễm trùng (infections) và ung thư (cancer) có xu hướng là những căn bệnh mà nếu bị sai sót thì hậu quả về sức khỏe đối với bệnh nhân có thể rất tàn khốc và vĩnh viễn. Nghiên cứu cho thấy rằng, ba loại bệnh này đã dẫn đến khoảng 75 phần trăm tất cả các tác hại nghiêm trọng do lỗi chẩn đoán bệnh sai".


    Bệnh nhân có thể giúp ngăn ngừa việc chẩn đoán sai
    Lỗi chẩn đoán sai có thể được ngăn chặn hay không? Đó là mục tiêu mà nhiều chuyên gia đang hướng đến và tin hay không, thì bạn với tư cách là một bệnh nhân có thể góp sức để giúp tránh các lỗi lầm đáng tiếc này xảy ra.

    1/ Chuẩn bị cho các cuộc hẹn gặp bác sĩ
    Trước cuộc hẹn, bạn hãy dành chút thời gian để suy nghĩ về các triệu chứng bệnh lý và các mối quan tâm của bạn. Bạn hãy viết xuống và mang theo những ghi chú này đưa cho bác sĩ xem qua. Theo bác sĩ Newman-Toker, "Đây thực sự sẽ giúp rút ngắn gọn việc mô tả các triệu chứng của bạn và giúp tóm lược chúng thành một định dạng rất đơn giản. Điều này sẽ giúp cho bác sĩ lâm sàng dể nắm rõ vấn đề sức khỏe của bạn hơn".

    Hiệp hội Society to Improve Diagnosis in Medicine, một tổ chức về sự an toàn cho bệnh nhân do các bác sĩ đứng ra thành lập, có một mẩu điền giúp cho bệnh nhân phác thảo ra và sắp xếp tiền sử về bệnh lý, các triệu chứng và các mối quan tâm của họ. Theo bác sĩ Newman-Toker, "Nếu bác sĩ nhận được một bản tóm tắt đầy đủ ngắn gọn thì họ sẽ có thể dành nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về vấn đề và mất ít thời gian hơn để thu thập các thông tin cần thiết".


    2/ Đặt ra câu hỏi.
    Điều quan trọng là đặt ra các câu hỏi nhằm tìm hiểu về kết quả của sự chẩn đoán và lý do tại sao các triệu chứng bệnh lý khác bị loại trừ ra. Chẳng hạn như bạn đến gặp bác sĩ vì những cơn nhức đầu dữ dội và bác sĩ chẩn đoán bạn bị "nhức đầu chùm" (clusters headache), thì bạn hãy hỏi lý do vì sao lại xảy ra như vậy và tại sao đó không phải là chứng đau nửa đầu (migraine)?

    Bác sĩ Newman-Toker cũng nói: "Mục đích của bạn là tìm kiếm một lời giải thích hợp lý cho thắc mắc của bạn, chứ không phải là một sự thách đố cho bác sĩ".

    3/ Theo dõi.
    Cuối cùng, bạn hãy theo dõi diển tiến căn bệnh của bạn sau khi kế hoạch điều trị được chỉ định ra và liên lạc với bác sĩ nếu mọi thứ không trở nên khá hơn. Bác sĩ Newman-Toker cho biết, "Nếu các triệu chứng vẫn không hết, các bệnh nhân thường có xu hướng cho rằng nguyên nhân là do việc điều trị chứ không phải do việc chẩn đoán. Do đó khi gọi đến văn phòng bác sĩ họ thường yêu cầu được đổi thuốc hoặc gia tăng liều lượng, như vậy bác sĩ sẽ không suy nghĩ lại về trường hợp bệnh lý của họ". Nhưng mọi sự sẽ khác đi nếu khi gọi cho bác sĩ, họ sẽ nói, "Tôi thấy không khá hơn. Bác sĩ coi dùm lại xem sự chẩn đoán này có thật sự đúng hay không?"


    Bác sĩ Singh, đồng tác giả của cuộc nghiên cứu JAMA 2022, cho biết thêm: "Tôi nghĩ rằng mọi người không nhận ra được tầm quan trọng của tiếng nói của bệnh nhân trong quá trình chẩn đoán. Bởi vì nó thực sự giúp chúng tôi không chỉ đưa ra sự chẩn đoán ban đầu… mà còn đặt ra nhiều câu hỏi về sự chẩn đoán sau này nếu mọi thứ không trở nên tốt hơn".

    Vài gợi ý khác: Bạn hãy lập một danh sách đầy đủ các loại thuốc đang uống và mang theo mình mổi khi đi gặp bác sĩ. Ngoài ra bạn nên lưu giữ tất cả các kết quả xét nghiệm, các giấy giới thiệu đi khám chuyên khoa và các hổ sơ nhập viện, nếu có.

    Khi nào sẽ cần có ý kiến thứ hai?
    Nếu bệnh tình của bạn không khá hơn hoặc nếu bạn nghi ngờ về sự chẩn đoán lúc đầu và muốn xác minh lại thì bạn có thể cân nhắc việc xin được có ý kiến thứ hai (second opinion) từ một bác sĩ khác, có thể là từ một bác sĩ chuyên khoa..
    Một cuộc nghiên cứu từ các chuyên gia y tế tại Mayo Clinic cho thấy có khoảng 20 phần trăm những người tìm kiếm ý kiến thứ hai nhận được sự chẩn đoán bệnh khác với sự chẩn đoán ban đầu và khoảng 66 phần trăm bệnh nhân nhận được một sự chẩn đoán với đầy đủ chi tiết hơn hoặc tái xác định vấn đề bệnh trạng.

    Khi hỏi ý kiến thứ hai, bạn cần đặt câu hỏi trực tiếp và đừng để cho các cảm xúc chi phối. Bác sĩ Singh thừa nhận,có một số bệnh nhân cảm thấy điều này khá khó khăn, đặc biệt là khi họ có mối liên lạc lâu dài với bác sĩ gia đình của mình. Ông nói: "Nhưng có nhiều cách mà bạn có thể bày tỏ ra sự lo ngại một cách quyết đoán với bác sĩ của mình để họ hiểu mối quan tâm của bạn là gì. Chẳng hạn như bạn có thễ nói, 'Đây là một sự chẩn đoán bệnh lý làm thay đổi cuộc đời. Tôi muốn có ý kiến thứ hai để bảo đảm rằng chúng ta đang đi đúng hướng và tôi sẽ quay lại với bác sĩ sau khi tôi có thể xác nhận được điều đó'".
    Khi đến cuộc hẹn xin ý kiến lần thứ hai bạn hãy nhớ mang theo tất cả các chi tiết liên quan đến sự chẩn đoán trước đó, bao gồm các kết quả xét nghiệm và liệu pháp điều trị đã được đề xuất.

    Nguồn: 10 Conditions Doctors Often Miss (Rachel Nania, AARP- July 27, 2023)
    Attached Files
    Last edited by SG99m; 09-26-2023, 01:42 PM.
Working...
X