Announcement

Collapse
No announcement yet.

Nhiệm vụ Chandrayaan 3: Xe tự hành Pragyan phát hiện ra ôxy, các nguyên tố khác trên Mặt Trăng; đang tiến hành săn lùng hydro

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Nhiệm vụ Chandrayaan 3: Xe tự hành Pragyan phát hiện ra ôxy, các nguyên tố khác trên Mặt Trăng; đang tiến hành săn lùng hydro

    Thiết bị quang phổ phân rã cảm ứng bằng laser trên robot thăm dò Pragyan của Chandrayaan-3 đã “xác nhận rõ ràng” về sự hiện diện của chất lưu huỳnh trên bề mặt gần cực Nam của Mặt Trăng. "Thiết bị quang phổ phân hủy cảm ứng bằng laser (LIBS) trên rover đã xác nhận rõ ràng sự hiện diện của chất lưu huỳnh (S) trên bề mặt của Mặt Trăng, thông qua các phép đo tại chỗ lần đầu tiên. Al, Ca, Fe, Cr, Ti, Mn, Si và O cũng được phát hiện thấy như mong đợi. Việc tìm kiếm hydrogen (H) đang được tiến hành", cơ quan vũ trụ Ấn Độ viết trên Twitter.

    (Minh họa: ISRO InSight)

    Phi thuyền thăm dò không gian Chandrayaan-3 trước đó đã đăng một thông điệp dành cho Trái Đất khi cho công bố với thế giới rằng, nó đang trên đường "khám phá bí mật của Mặt Trăng". "Tôi và bạn tôi Vikram Lander đang liên lạc với nhau. Sức khỏe chúng tôi rất tốt. Điều tốt nhất sẽ sớm đến". Rover Pragyan trước đó đã tweet thông qua cơ quan ISRO InSight.

    ISRO đã thông báo hôm thứ Hai rằng, rover Pragyan đã đi qua một miệng núi lửa có đường kính rộng 4 mét trên bề mặt Mặt Trăng cách vị trí của nó khoảng 3 mét. Sau đó, nó được lệnh quay trở lại và chọn đi theo một tuyến đường mới được an toàn hơn. Các khoa học gia Ấn Độ nói rằng, rover thám hiểm hiện đang trong "cuộc chạy đua với thời gian". ISRO, đang làm việc để cho rover di chuyển bao phủ khoảng cách tối đa đến cực Nam chưa được khám phá thông qua phương tiện di chuyển sáu bánh của nó. Hai trong số các mục tiêu của sứ mạng trên Mặt Trăng: hạ cánh nhẹ nhàng trên bề mặt Mặt Trăng và sự chuyển động của rover thám hiểm Pragyan đã đạt đúng theo kế hoạch đã vạch ra.

    Rover thám hiểm và phi thuyền đáp xuống đang tiếp tục thu thập các thông tin về khoa học thông qua các bộ phận xét nghiệm đính kèm. "Chúng tôi chỉ có tổng cộng 14 ngày cho sứ mạng này, tương đương với một ngày trên Mặt Trăng, vậy là bốn ngày đã trôi qua. Chúng ta càng có thể thực hiện nhiều cuộc thí nghiệm và nghiên cứu khác nhau hơn trong mười ngày sắp tới, thời gian còn lại đây sẽ rất là quan trọng. Chúng tôi đang chạy đua với thời gian vì trong 10 ngày này, chúng tôi phải làm việc đến mức tối đa và tất cả các khoa học gia ở ISRO đang làm việc đó", Nilesh M Desai, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Không gian, nói với cơ quan truyền thông ANI hôm Chủ nhật.

    Hoạt động của rover Pragyan trên Mặt trăng là bán tự động và các trạm dưới mặt đất cần gửi lệnh cho robot di chuyển. Sự di chuyển của rover Pragyan gặp nhiều thách thức, mỗi thách thức đều cần được giải quyết, theo P. Veeramuthuvel, chuyên gia tại ISRO. "Việc di chuyển robot từ điểm A đến B bao gồm nhiều bước. Với mỗi lộ trình, dữ liệu từ camera điều hướng của robot được truyền xuống mặt đất để tạo Mô hình độ cao kỹ thuật số (DEM). Sau đó các chuyên gia sẽ quyết định lộ trình đi và gửi lệnh để robot di chuyển theo", ông giải thích.

    Giống như mắt người chỉ có thể nhìn thấy một khoảng cách nhất định, robot cũng có những sự hạn chế, theo Veeramuthuvel. "DEM tối đa tạo được mỗi lần camera điều hướng gửi hình ảnh về chỉ là 5 m, nghĩa là mỗi khi robot nhận lệnh di chuyển, nó có thể đi tối đa 5 m. Thậm chí ở mức đó, vẫn có những vấn đề về các chướng ngại vật, nếu có", Veeramuthuvel nói.

    Robot đã thực hiện nhiều đợt di chuyển tính đến hôm 27/8. "Pragyan không phải robot tự hành cỡ lớn. Với nguồn lực hạn chế, chúng tôi đã triển khai các hệ thống nhỏ gọn hiện đại. Nhưng cũng có những sự hạn chế như không thể thực hiện các phép đo và liên lạc từ xa 24/7, phải theo dõi Mặt trời liên tục. Do đó, thời gian quay vòng giữa mỗi hoạt động di chuyển là khoảng 5 tiếng", Veeramuthuvel bổ sung.

    "Mặt trời sẽ không đứng yên tại chỗ. Mỗi ngày có sự xoay khoảng 12 độ và điều này cần được tính đến vì khác với trạm đổ bộ có pin Mặt trời bao phủ 3 mặt, robot trang bị tấm pin Mặt trời có thể mở ra và gấp lại, trong đó một mặt phủ kín các tế bào pin Mặt trời, mặt kia chỉ phủ một nửa", ông này giải thích. Robot mang theo thiết bị đo từ xa, thiết bị viễn thông, bộ lưu trữ xử lý dữ liệu và nhiều thiết bị khác nên năng lượng đóng vai trò rất quan trọng.

    "Tốc độ truyền thông tin dữ liệu cũng bị hạn chế vì robot chỉ có thể liên lạc với trạm đổ bộ, từ đó, chúng tôi sẽ phải tải dữ liệu xuống mặt đất. Điều này cũng tốn thời gian vì chúng tôi cần xem xét dữ liệu từ các dụng cụ khoa học. Vì vậy, mỗi chuyển động của robot đều được lên kế hoạch tỉ mỉ và chúng tôi tin rằng công việc trên đó đang diễn ra tốt đẹp", Veeramuthuvel chia sẻ.

    Robot tự hành Pragyan nặng 26 kg. Nó mang theo các thiết bị laser và chùm hạt alpha để nghiên cứu thành phần của cực Nam Mặt trăng. Nó cũng sẽ sử dụng các dụng cụ khoa học mang tên RAMBHA và ILSA để nghiên cứu khí quyển, đồng thời đào các mẫu vật để phân tích thêm về thành phần của bề mặt Mặt Trăng. Các tia laser của robot sẽ thử làm tan chảy một mẫu vật nhằm phân tích các khí được tỏa ra, giúp tìm hiểu về cấu tạo hóa học của cực Nam Mặt trăng, theoTimes of India.

    Ấn Độ đã trở thành quốc gia đầu tiên hạ cánh xuống cực Nam của Mặt Trăng vào tuần trước khi Chandrayaan-3 chạm xuống bề mặt ở đây. Đây cũng là quốc gia thứ tư – sau Mỹ, Trung Quốc và Nga – đã hạ cánh phi thuyền không người lái thành công trên Mặt Trăng.

    Tổng hợp
    Attached Files

  • Font Size
    #2
    Trước đây NASA luôn luôn phủ nhận không có không khí ở trên đây mà chỉ có đất khô cằn, đá và hố chạm từ các thiên thạch. Nay Ấn Độ mới cho hạ cánh phi thuyền thăm dò xuống Mặt Trăng và họ công bố ra nhiều điều "trái ngược và kỳ lạ": tím thấy có dưởng khí (oxygen), lưu huỳnh, và nhiều chất khác???
    Bỏ ra bạc tỷ mà chẳng khám phá ra được gì trong khi Ấn Độ chi ra có vài triệu đô mà lại phát hiện ra nhiều chuyện hay ho, kỳ lạ khác?? Còn chuyện trên sao Hỏa và các hành tinh khác, chúng ta cứ phóng hàng chục phi thuyền và rover lên thăm dò, nhưng rất tiếc vẫn chưa thấy được có gì phấn khởi cả. Vậy mà Elon Musk lại khăng khăng đòi đưa hàng triệu con người di dân lên sống ở sao Hỏa trong tương lai gần, đúng là kẻ điên khùng thấy rõ!!

    Comment

    Working...
    X