Announcement

Collapse
No announcement yet.

Số Ca Nhiễm COVID Đang Tăng Trở Lại: Một Số Điều Có Thể Quý Vị Đã Quên

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Số Ca Nhiễm COVID Đang Tăng Trở Lại: Một Số Điều Có Thể Quý Vị Đã Quên

    Click image for larger version

Name:	BinexNOW-1-1.jpg?w=863.jpg
Views:	525
Size:	38.0 KB
ID:	176428

    Có thể sử dụng kit xét nghiệm đã hết hạn sử dụng không? Cần cách ly trong bao lâu? Trước tình hình nhiều biến thể xuất hiện và số ca nhiễm đang gia tăng hiện nay, cần nhắc lại một số điều có thể nhiều người đã quên. (Nguồn: pixabay.com)

    Một loạt các biến thể mới của Omicron đang khiến số ca nhiễm COVID-19 gia tăng và số trường hợp bị bệnh nặng cũng nhiều hơn. Trong tuần cuối cùng của tháng 8, đã có hơn 650 người chết vì COVID-19, tăng 10% so với tuần trước đó, và có 17,000 trường hợp mới phải vào bệnh viện.

    Với các liều vắc xin cập nhật được Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược Phẩm Hoa Kỳ (U.S. Food and Drug Administration) phê duyệt gần đây, Cơ Quan Kiểm Soát Và Phòng Bệnh (Centers for Disease Control and Prevention) đã khuyến nghị tiêm chủng cho tất cả mọi người từ trên 6 tháng tuổi. Các chuyên gia hy vọng khả năng miễn dịch từ các đợt nhiễm COVID trước đây, và từ các mũi vắc xin cũ lẫn mới, sẽ ngăn chặn được trường hợp số ca nhiễm tăng đột ngột như hồi đầu năm 2021 – thời điểm đó, mỗi tuần có khoảng 20,000 người chết do COVID.

    Rick Martinello, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Yale School of Medicine ở New Haven, Connecticut, cho biết vẫn chưa rõ liệu đợt bùng phát cuối mùa hè này có phải là dấu hiệu của một mô hình hàng năm hay không, vì COVID-19 còn quá mới để được tính theo mùa như bệnh cúm. Một yếu tố góp phần vào sự gia tăng số ca nhiễm gần đây là các đợt nóng cháy da (heat wave) tấn công phần lớn đất nước vào tháng trước, buộc mọi người phải hạn chế ra đường, ở trong không gian kín nhiều hơn, khiến cho vi rút lây lan dễ dàng hơn.

    Martinello nói: “Hiện tại chưa thể nói chắc được là liệu số ca nhiễm sẽ tăng lên một chút rồi ổn định, hay thay vào đó là một đợt tăng cao đỉnh điểm.”

    Trước tình hình số lượng ca nhiễm ngày càng gia tăng, sau đây là một số lời nhắc và khuyến nghị về cách bảo vệ bản thân và những việc cần làm nếu bị nhiễm vi rút hoặc trở bệnh.

    Kiểm tra xem các bộ xét nghiệm COVID cũ còn hay hết hạn.

    Các bộ xét nghiệm COVID mà quý vị mua ở hiệu thuốc hoặc nhận miễn phí từ chính phủ liên bang đều có để ngày hết hạn. Hãy kiểm tra xem các bộ xét nghiệm cũ của mình còn hạn hay không, nếu hết hạn, quý vị nên đem bỏ. Nhiều nhà sản xuất đã được sự chuẩn thuận gia hạn thời hạn sử dụng sau khi các bộ xét nghiệm được phân phối.

    Zishan Siddiqui, giảng sư y khoa tại Johns Hopkins School of Medicine ở Baltimore cho biết, một số bộ xét nghiệm dù đã hết hạn sử dụng vẫn có thể hoạt động hiệu quả. Ông và các đồng nghiệp đã đặt các mẫu vi rút nhỏ vào hai nhóm bộ xét nghiệm BinaxNow của Abbott – một nhóm còn hạn sử dụng và nhóm còn lại đã hết hạn được 5 tháng. Họ nhận thấy cả hai nhóm đều có hiệu quả như nhau. Điểm khác biệt nhỏ là vạch dương tính trên các bộ xét nghiệm hết hạn sử dụng thì thường mờ hơn.

    Siddiqui nói: “Tôi nghĩ mọi người vẫn có thể sử dụng bộ xét nghiệm đã hết hạn.” Tuy nhiên, những bộ xét nghiệm đã quá cũ, đặc biệt là những bộ được cất ở những nơi nhiệt độ quá cao hoặc bị nhồi nhét, có thể bị hư và nên bỏ đi.

    Bất kỳ ai có các triệu chứng về hô hấp và có kết quả xét nghiệm âm tính tại nhà (dù bộ xét nghiệm đã hết hạn hay chưa) nên làm theo hướng dẫn của CDC và làm xét nghiệm lại hai ngày sau đó.

    Nên lấy mẫu xét nghiệm ở cổ họng hay lỗ mũi?

    Thật ra thì lỗ mũi là nơi tập trung nhiều vi-rút hơn nên khả năng chẩn đoán dương tính cũng cao hơn. Ngoài ra, trong cổ họng có thể chứa nhiều vi khuẩn hoặc các tạp chất khác.

    Quý vị có thể bị bệnh trong vòng vài ngày sau khi tiếp xúc với vi rút không?

    Một nghiên cứu gần đây ở Pháp đã xác nhận rằng những người tiếp xúc với Omicron sẽ phát triển các triệu chứng sớm hơn so với chủng SARS-CoV-2 ban đầu. Có thể với đột biến mới, thời gian ủ bệnh ngắn hơn, nhưng cũng có khả năng những thay đổi này phản ánh sự hiểu biết về thời điểm virus lây nhiễm đã được cải thiện. Thậm chí, tốc độ mắc bệnh của mỗi người hiện nay cũng rất khác nhau, không ai giống ai.

    Nên cách ly trong bao lâu nếu có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID?

    Cho dù một người có kết quả xét nghiệm dương tính hoặc chỉ có các triệu chứng và tiếp xúc với vi rút, họ cần phải về nhà và cách ly ngay lập tức với mọi người, kể cả những sống chung nhà. Theo CDC, cần cách ly trong tối thiểu 5 ngày, bắt đầu tính từ ngày có kết quả xét nghiệm dương tính hoặc xuất hiện các triệu chứng.

    Theo Martinello, người bị nhiễm COVID-19 nên ở trong một phòng riêng và đeo khẩu trang nếu cần ra khỏi phòng. Những người khác nên đeo khẩu trang khi ở không gian chung. Nếu thời tiết cho phép, có thể mở cửa sổ để không khí được thông thoáng. Nếu có máy lọc không khí HEPA, nên đặt ở gần đầu giường của bệnh nhân để có hiệu quả lọc vi rút tốt nhất.

    Cách ly có thể kết thúc sau 5 ngày, nếu không xuất hiện các triệu chứng; hoặc sau khi tình trạng bệnh nhân đã cải thiện và hết sốt (không sử dụng thuốc) trong ít nhất 24 giờ. Những người có triệu chứng nghiêm trọng như khó thở hoặc đã phải vào bệnh viện thì nên cách ly ít nhất 10 ngày.

    Khi nào cần đeo khẩu trang sau khi cách ly?

    Khi ở nơi công cộng, người bị nhiễm vi rút cần phải đeo khẩu trang chất lượng cao trong 10 ngày kể từ khi bắt đầu có các triệu chứng hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính. Cần chú ý: ngày đầu tiên sẽ đếm là ngày 0. Điều này rất quan trọng vì vi rút có thể lây nhiễm trong suốt 10 ngày.

    Năm 2021, một nửa số cầu thủ bị nhiễm COVID-19 của National Basketball Association được xét nghiệm nhiều lần vẫn có nồng độ vi rút cao vào ngày thứ năm. Cho nên, nếu có thể, tốt nhất là nên tự cách ly ở nhà nhiều hơn 5 ngày. Tuy nhiên, có thể ngừng đeo khẩu trang trước ngày thứ 10 nếu xét nghiệm tại nhà được thực hiện 2 lần cách nhau mỗi 2 ngày đều cho kết quả âm tính.

    Ai nên dùng thuốc điều trị Paxlovid?

    Những người có nhiều khả năng phải vào bệnh viện và nguy cơ tử vong cao nên nói với cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình về việc sử dụng thuốc điều trị vi-rút Paxlovid. Loại thuốc này vẫn có hiệu quả chống lại các chủng vi-rút hiện nay. Các nhóm người dễ bị tổn thương là những người trên 50 tuổi, bất kỳ ai chưa được tiêm phòng và những người từ 12 tuổi trở lên mắc các bệnh nghiêm trọng – các bệnh mãn tính về phổi, gan, tim hoặc thận, bệnh ung thư, tiểu đường – và những người bị suy giảm miễn dịch hoặc có hệ thống miễn dịch suy yếu (bao gồm cả trường hợp do thuốc men).

    Nên sử dụng thuốc sớm vì nó chỉ có tác dụng trong vòng 5 ngày sau khi bắt đầu có các triệu chứng. Một lựa chọn khác dành cho những người có nguy cơ cao nhưng không thể sử dụng Paxlovid là tiêm Remdesivir trong ba ngày.

    Có nên tiêm vắc xin cập nhật không?

    FDA và CDC gần đây đã phê duyệt vắc xin COVID liều cập nhật cho người từ sáu tháng tuổi trở lên. CDC lưu ý rằng lợi ích của tiêm chủng đối với tất cả mọi người là lớn hơn so với rủi ro hiệu ứng phụ.

    Những liều vắc xin mRNA mới của Moderna và Pfizer không còn nhắm mục tiêu vào chủng SARS-CoV-2 ban đầu, mà nhắm vào biến thể Omicron XBB.1.5. Chỉ cần tiêm một liều duy nhất, ngay cả đối với những người chưa từng tiêm chủng trước đó. Riêng trẻ em dưới năm tuổi có thể sẽ cần tiêm nhiều liều.

    Vandana Madhavan, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện nhi của Massachusetts General Hospital ở Boston, cho biết: “Vắc xin cập nhật luôn là công cụ hiệu quả nhất trong số những phương pháp hiện có.”

    Ngoài việc ngăn ngừa bệnh trở nặng, vắc xin còn có thể giúp giảm nguy cơ phát triển di chứng COVID (long COVID) sau khi bị nhiễm bệnh.

    Còn cách nào khác để tự bảo vệ mình?

    Tránh các đám đông và đeo khẩu trang vẫn là những biện pháp bảo vệ cực kỳ hiệu quả, nhưng hầu hết mọi người không cần phải thực hiện 24/7. Những người có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng hoặc những người sống cùng nhà với những người bị nhiễm COVID-19 nên đeo khẩu trang thường xuyên. Còn ngoài ra, chủ yếu là khi số lượng ca bệnh ở địa phương tăng cao hoặc muốn tránh bị bệnh vì sắp có sự kiện đặc biệt như đám cưới hay du lịch, mọi người có thể ở nhà nhiều hơn hoặc đeo khẩu trang khi phải đến những nơi đông đúc như trên các phương tiện giao thông công cộng, siêu thị hoặc rạp chiếu phim.

    Nghiên cứu của CDC cho thấy rõ rằng người đeo khẩu trang chất lượng cao như N95 hoặc KN95 sẽ có nguy cơ bị nhiễm vi rút thấp hơn tới 83% so với những người không đeo khẩu trang.

    Martinello cũng nói thêm, khả năng chấp nhận rủi ro của mỗi người cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đeo khẩu trang ở đâu và khi nào. Cẩn thận muốn tránh hay thoải mái chấp nhận rủi ro là quyết định của mỗi cá nhân.

    Nguồn: “COVID cases are rising again. Here’s a refresher on everything you forgot.” của Meryl Davids Landau, được đăng trên trang Nationalgeographic.com.


    VB
Working...
X