Announcement

Collapse
No announcement yet.

Danh Hài Nổi Tiếng Nhất Việt Nam, Nghệ Sĩ Tùng Lâm Vừa Qua Đời!

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Danh Hài Nổi Tiếng Nhất Việt Nam, Nghệ Sĩ Tùng Lâm Vừa Qua Đời!



    Một Trong Những Danh Hài Nổi Tiếng Nhất Việt Nam, Nghệ Sĩ Tùng Lâm, Vừa Mang Theo Tiếng Cười Ra Đi! -Người thân danh hài Tùng Lâm thông báo ông vừa trút hơi thở cuối cùng vào sáng sớm hôm nay, ngày 15/10/2023 ở tuổi 89. Sự ra đi của Tùng Lâm khiến nhiều người tiếc nuối. Tin buồn này, khiến khán giả từ trong nước, ra đến hải ngoại vô cùng tiếc nuối, thương tiếc! Tin cho biết vào lúc 5 giờ sáng, ngày 15/10/2023, danh hài Tùng Lâm đã trút hơi thở cuối cùng và ra đi ở tuổi 89 vì tuổi cao sức yếu.


    Bà Thạch Thị Thu - vợ của nam nghệ sĩ kỳ cựu Tùng Lâm chia sẻ thêm, ông qua đời ở nhà riêng tại quận Bình Thạnh (TP.Sài Gòn): "Nghệ sĩ ra đi bình an, nhẹ nhàng như đi vào giấc ngủ".

    Vài hàng về nghệ sĩ Tùng Lâm



    Được biết, hồi đầu năm 2023, nghệ sĩ Tùng Lâm đã trải qua một ca phẫu thuật, từ đó sức khỏe của ông bị ảnh hưởng và yếu hẳn so với trước kia. Gần đây, nghệ sĩ Tùng Lâm không thể tự mình đi lại, mà phải nhờ sự chăm sóc của vợ và người thân.

    Nghệ sĩ Tùng Lâm tên thật là Lâm Ngươn Phẩm, sinh năm 1934 tại Sài Gòn. Từ nhỏ, nam nghệ sĩ đã theo bạn bè đàn hát để kiếm tiền. Năm 1948, ông đoạt giải nhất cuộc thi tuyển chọn giọng ca nhí. Những năm sau đó, nghệ sĩ Tùng Lâm tiếp tục nhận được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi ca nhạc.

    Thời trẻ ông tùng đi hát với Lam Phương và Vân Hùng

    Một thời gian ông đi hát với tên gọi Văn Tâm, nhưng vì bị bạn bè trêu chọc nên sau này ông lấy tên Tùng Lâm và hoạt động lâu dài. Những năm 1950, Tùng Lâm cùng nhạc sĩ Lam Phương và Vân Hùng tạo thành bộ ba đi hát chung ở các buổi phát thanh và ghi dấu ấn với nhiều ca khúc như "Ô mê ly", "Thiên thai", "Khúc nhạc dưới trăng"...

    Sau khi bộ ba Tùng Lâm - Lam Phương - Vân Hùng tan rã, ông lấn sân sang lĩnh vực sân khấu hài kịch. Thành công trên cương vị một diễn viên hài, Tùng Lâm được mọi người gọi bằng biệt danh "quái kiệt".

    Về già Tùng Lâm bị đột quỵ và sức khỏe kém hơn

    Những năm 1960, ông thành lập ban Tạp lục Tùng Lâm biểu diễn nhiều loại hình nghệ thuật. Ông còn đào tạo nên không ít các tên tuổi nổi tiếng như Trang Thanh Lan, Trang Mỹ Dung, Trang Kim Yến, Phượng Mai, Kim Tuyến... Khiếu hài hước của ông được mọi người yêu thích và mở rộng lên màn ảnh rộng, nội bật nhất như phim "Tứ quái Sài Gòn".

    Năm 1975, ông trở thành phó đoàn ca múa nhạc Hậu Giang. Đến năm 1922, ông chính thức nghỉ hưu. Từ năm 2005 đến nay, nghệ sĩ Tùng Lâm trải qua 4 lần đột quỵ nên sức khỏe trở nên sa sút, ông dần hạn chế tham gia các hoạt động nghệ thuật sân khấu.

    Nhiều năm nay, ông ít giao thiệp với bên ngoài do sức yếu, nên việc ra đi của ông khiến nhiều người bất ngờ và thương tiếc khi nghe tin. Tùng Lâm được coi là biểu tượng cuối cùng cho thời đại danh hài đầu tiên của Việt Nam, tung hoành trên sân khấu và điện ảnh, được biết tới ở nước nhiều nước Đông Nam Á lúc bấy giờ, và cũng là biểu tượng ghi dấu đến tận hôm nay ở trong nước.

    Nghệ sĩ Kim Tuyến, định cư ở California, người được coi là thân thiết và gần gũi với nghệ sĩ Tùng Lâm trước năm 1975, nói: “Lâu nay biết chú bệnh nhiều, đoán là rồi cũng sẽ tới ngày này, nhưng sao nghe tin, tôi chỉ biết khóc”.



    (Ảnh: Nghệ sĩ Tùng Lâm, những ngày cuối đời)

    Có những điều mà khi nghệ sĩ Tùng Lâm còn sống, không thể nói nhiều vì ngại gây khó cho ông. Trong bài phỏng vấn nghệ sĩ Kim Tuyến về sinh hoạt văn nghệ của nghệ sĩ miền Nam sau 1975, bà có thoáng nói tới nghệ sĩ Tùng Lâm với bộ mặt lặng buồn khi nghe những mệnh lệnh của nghệ sĩ Kim Cương, lúc chính thức tuyên bố là người của “cách mạng”.

    Một đời là danh hài, sống và làm việc với tiếng cười, nhưng điều bàng hoàng của nghệ sĩ Tùng Lâm là trong những ngày đầu “học tập văn hóa” với cán bộ miền Bắc, ông bị một vị cán bộ chỉ mặt và nói “ông không được diễn hài nữa”. Tuyên bố đó không nói lý do, nhưng cũng dễ hiểu vì trong chiến tranh, hài xã hội là một loại hình không có ở miền Bắc, và sau khi chấm dứt tiếng súng, hài có thể bị coi là ám chỉ điều gì đó với những ngôn từ biểu diễn bình thường. Sau khi nghe thuyết giảng về văn hóa giải trí “độc hại” và “nhảm nhí” của chế độ Mỹ – Ngụy, vị cán bộ đó còn lấy hình quảng bá chương trình biểu diễn của ông Tùng Lâm tổ chức, chỉ vào hai cái tên được viết lớn nhất, là Tùng Lâm và Kim Tuyến, nói là cấm tiệt “Chúng tôi không có cái loại văn hóa cá nhân như thế này”. Lúc đó cả hội trường chết lặng. “Tôi còn nhớ lúc đó, là Tháng Năm 1975”, nghệ sĩ Kim Tuyến kể lại.

    Phần lớn đối với các nghệ sĩ hài, khán giả chỉ nhìn thấy sự vui nhộn và những biểu hiện bề ngoài. Nhưng với nghệ sĩ Tùng Lâm, dường như ông giữ lại cho mình nhiều suy nghĩ đời thường bên ngoài nụ cười. “Thưa, chị có nghĩ là nghệ sĩ Tùng Lâm là một người im lặng chịu đựng với những đổi thay không thích hợp với mình, và cô đơn không thể bày tỏ điều mình nghĩ không?”. Câu hỏi như vậy trước đây với nghệ sĩ Kim Tuyến.

    “Có lẽ vậy đó”, nghệ sĩ Kim Tuyến nói. Trong lần cuối cùng bà gọi về hỏi thăm nghệ sĩ Tùng Lâm, bà thấy ông nhắc nhiều kỷ niệm xưa, ông nói nhiều và mệt nhưng nhắc rõ từng chuyện. Thậm chí ông xài nhiều lần những chữ cấm kỵ của thời hôm nay tại Việt Nam. “Con có nhớ chương trình cuối cùng mình tổ chức, trước khi mất nước không?”, câu hỏi và cách nói của ông Tùng Lâm với nghệ sĩ Kim Tuyến làm người nghe ngạc nhiên. Những ngôn ngữ đó, dường như chôn chặt trong người, và chỉ được nói khi ông thấy đời mình đang ngắn lại.

    Những người hâm mộ ngả nón từ biệt nghệ sĩ Tùng Lâm, nhưng với những người cùng thời với ông, cũng là ngả nón từ biệt những ký ức đẹp nhất của thời đại mình đã có.








    Lê Văn Hải

    Nhin ra 4phuong

  • Font Size
    #2
    Mong linh hồn của chú được sớm ngày được siêu thoát về nơi vĩnh hằng

    Comment

    Working...
    X