Announcement

Collapse
No announcement yet.

Nhà phát minh Miller Reese Hutchison: Giúp người khiếm thính nghe được

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Nhà phát minh Miller Reese Hutchison: Giúp người khiếm thính nghe được


    Monday, November 27, 2023

    Nhà phát minh Miller Reese Hutchison: Giúp người khiếm thính nghe được




    Khó có thể tìm thấy ai chưa từng nghe nói về ngài Alexander Graham Bell hay Thomas Edison. Hai nhà phát minh người Mỹ này đã thay đổi thế giới bằng chính những phát minh của họ. Đứng giữa hai tên tuổi lừng danh này là ông Miller Reese Hutchison (1876–1944), người đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ ông Bell và sau này trở thành “cánh tay phải đắc lực” của nhà phát minh Edison.

    Ông Hutchison sinh ra ở thành phố Montrose, Alabama, và say mê thế giới khoa học và phát minh. Ông theo học trường Đại học Spring Hill, Học viện Quân sự Marion, và cuối cùng là Đại học Nông nghiệp và Cơ khí Alabama (sau này được đặt tên là Đại học Auburn), nơi ông tốt nghiệp vào năm 1897 với bằng tiến sĩ kỹ thuật điện.

    Khi còn học đại học, ông Hutchison cũng dành thời gian đến Đại học Y Alabama để nghiên cứu giải phẫu học tai. Mục đích của việc nghiên cứu tai là để giúp đỡ người bạn thời thơ ấu của ông là Lyman Gould, người đã bị điếc và câm sau một lần mắc bệnh tinh hồng nhiệt. Mối quan tâm của ông đối với kỹ thuật điện và sự tận tâm dành cho người bạn của mình đã đem lại lợi ích lớn cho ông và thế giới.

    Một phát minh thành công



    Cùng năm ông Hutchison ra đời, ông Bell đã cho ra mắt phát minh điện thoại của mình, mở đường cho các nhà phát minh khác có thể đánh tín hiệu âm thanh thông qua dòng điện, từ tính và truyền tin. Nhà phát minh trẻ tuổi này bắt đầu khuếch đại âm thanh thông qua các bộ phát carbon và tín hiệu điện. Vào năm 1895, ông Hutchison đã thành công chế tạo máy trợ thính đầu tiên gọi là Akoulathon (sau này đổi tên thành Acousticon). Vì là phiên bản đầu tiên, máy trợ thính này trông đơn sơ hơn so với các phiên bản sau này và trông giống như một hộp điện thoại nhỏ hơn là máy trợ thính. Nhưng dù sao đi nữa, đây là một bước đột phá lớn. Thực tế, công cụ này đã thực sự giúp ông Gould cải thiện khả năng nghe của mình.



    Ông Hutchison tiếp tục nghiên cứu trên phát minh bấy giờ đã được cấp bằng sáng chế để làm nó bớt cồng kềnh hơn và cải thiện khả năng khuếch đại âm thanh. Ông thành lập Công ty Akouphone tại tiểu bang quê nhà Alabama và bắt đầu tiếp thị sản phẩm này. Ông tạm dừng một thời gian ngắn việc nghiên cứu máy trợ thính và tham gia cuộc Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ vào năm 1898, nơi ông là kỹ sư cho Hội đồng Hải đăng Hoa Kỳ, phụ trách đặt dây cáp và mìn để bảo vệ các bến cảng ở Vịnh Mexico.
    Trình bày trước hoàng gia

    Sau khi chiến tranh kết thúc, ông Hutchison quay trở lại tiếp tục quảng bá thiết bị trợ thính của mình. Không lâu sau, ông đã mạo hiểm vượt Đại Tây Dương để quảng bá sản phẩm này ở châu Âu. Tại một trong các cuộc triển lãm của mình, ông được yêu cầu trình bày khả năng của máy trợ thính trước sự chứng kiến của hoàng gia.

    Vương hậu Alexandra của Đan Mạch mắc bệnh xơ xốp xơ tai, gây mất thính lực do xương phát triển bất thường ở tai giữa. Vương hậu Alexandra không chỉ đến từ Đan Mạch, bà còn là vợ của Hoàng tử Edward, vị Vua tương lai của Vương quốc Anh. Năm tháng trôi qua, nữ hoàng tương lai bắt đầu tự cô lập mình với xã hội và dành hầu hết thời gian của mình ở bên các con. Việc bị mất thính lực khiến bà cảm thấy tự ti, nhưng khi biết đến phát minh của ông Hutchison, bà đã đề nghị ông tiến hành một buổi giới thiệu sản phẩm cá nhân. Khi sử dụng máy trợ thính của ông, bà gần như không thể kiềm chế được niềm phấn khích. Giờ thì bà đã có thể nghe rõ ràng.



    Để thể hiện sự cảm kích của mình, bà đã tặng nhà phát minh trẻ tuổi này hai huân chương đăng quang, một bức chân dung của bà đóng khung nạm ngọc, và một khoản trợ cấp hậu hĩnh

    Ông Hutchison tiếp tục phát minh và nhận được bằng sáng chế cho công trình của mình. Chỉ trong vòng vài năm, ông đã trở thành kỹ sư trưởng của nhà phát minh Edison tại phòng thí nghiệm của ông ở West Orange, New Jersey. Đến cuối đời, ông Hutchison đã có khoảng 1,000 bằng sáng chế và phát triển ra nhiều phát minh. Một trong những phát minh của ông là tiếng còi xe hơi Klaxon inh ỏi, có thể phát ra tiếng “ah-ooh-gah!” quen thuộc. Nhà văn Mark Twain từng nói đùa rằng “Ông Hutchison đã phát minh ra còi xe Klaxon để làm điếc mọi người vì vậy họ sẽ phải mua máy trợ thính Acousticons.”


    Dustin Bass _ Diệu Linh
    BaoMaiBlogspot

  • Font Size
    #2
    lẽ ra những phát minh này làm ra để giúp cho mọi nguời bị khiếm thích. ai dè tụi nó lại lấy những phát minh này để làm giàu. một máy trợ thính không hề rẻ chút nào. có cái làm ra, bênh nhân phải trả vài ngàn đồng để mua. thử hỏi phát mình ra mà con nguời lại không dám sài .. chắc chẳng qua là có tiếng mà không có miếng sao

    Comment

    Working...
    X