Announcement

Collapse
No announcement yet.

Vài giòng về buổi dạ tiệc Tiếng Hát Hoa Vàng – 10 năm Thương Nhớ Việt Dzũng

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Vài giòng về buổi dạ tiệc Tiếng Hát Hoa Vàng – 10 năm Thương Nhớ Việt Dzũng

    Click image for larger version

Name:	20231210_191224.jpg?format=2500w.jpg
Views:	611
Size:	127.1 KB
ID:	182803
    Một màn nhạc cảnh trong Dạ tiệc Tiếng hát Hoa Vàng

    Đã từ lâu lắm tôi không tham dự các dạ hội lớn nhỏ trong chuyên ngành Y khoa của mình nhân các buổi hội họp thường niên vì bản tính vốn không hay làm quen xã giao, và vì cái vị thế chuyên khoa của mình không thấy có nhu cầu móc nối, bay nhẩy chỗ này chỗ nọ. Nhưng tôi đã từ Chicago bên bờ hồ Michigan bay đi dự dạ tiệc Tiếng Hát Hoa Vàng với chủ đề 10 năm Thương Nhớ Việt Dzũng ở California.

    Lần đầu tiên tôi nghe tên Việt Dzũng là khoảng năm 1980-81, trong một sinh hoạt cộng đồng Chicago tổ chức, ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh được mời về trình diễn, có Việt Dzũng đi theo, lúc đó là một thanh niên mới lớn. Nguyệt Ánh được hoan nghênh nhiệt liệt với bài ca ‘Tôi vẫn mơ một ngày về’. Tôi nhớ Việt Dzũng vì tôi là trưởng ban tổ chức được báo cáo trước khi bắt đầu chương trình là Việt Dzũng “làm loạn” lên đằng sau sân khấu, đòi phải treo cờ Mỹ bên cạnh cờ Việt Nam Cộng hòa, trong khi ban tổ chức chỉ trưng cờ Việt Nam. Lúc đó trong tâm thức người tỵ nạn coi nước Mỹ là chỗ tạm dung, và vì tinh thần triệt để bảo vệ nguồn gốc, đã trân quý giữ lá cờ vàng triệt để. Cho nên là buổi sinh hoạt cộng đồng đó chỉ có cờ vàng.

    Sau một thời gian, Việt Dzũng đã nổi lên với những bài ca bài hát nặng tình quê hương đất nước và hình ảnh một thanh niên khỏe mạnh vững chãi đi bằng hai chiếc nạng. Người ta kể rằng vào tháng 8 năm 2008 trong một buổi hội tại Far East Café Restaurant ở San Francisco, nhân dịp gây quỹ yểm trợ Cổng chào Little Sài gòn có anh Hùynh Lương Thiện trong ban tổ chức, còn Việt Dzũng với tư thế ca nhạc sĩ được mời dự, thì đã một mình chống hai nạng đi lên mấy chục bực thềm để vào phòng hội trình diễn, không cần ai giúp đỡ.

    Hai tiếng Hưng Ca là mới có về sau này, tôi không rõ từ lúc nào, vì Việt Dzũng khi còn sống nếu có trình diễn thì cũng không nhân danh là đại diện Hưng Ca. Điều ngạc nhiên hơn nữa là khi dự dạ tiệc Tiếng Hát Hoa Vàng- 10 Năm Thương Nhớ Việt Dzũng, tôi đã chứng kiến diễn tiến rất lớp lang trật tự với nhiều đoàn Hưng Ca, nghe đâu từ năm tiểu bang về đóng góp, và ngay cả có các nghệ sĩ Đinh Đại và Thu Sương từ Pháp đến. Đa số là người trẻ mà tối đa là ở tầm 50- 60 là cùng. Cái tuổi theo sự phân chia các giai đoạn đời người của Khổng tử là vào tầng phát triển đỉnh cao nhất đã hiểu mệnh trời và biết nghe: ”Tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận". (Ba mươi tuổi tự lập, bốn mươi tuổi không còn điều gì nghi hoặc, năm mươi tuổi hiểu mệnh trời, sáu mươi tuổi biết nghe).

    Chập các sự kiện này lại, nếu hiểu hưng ca là những bài thơ bài hát đề cập đến tâm thức con người khẳng định lấy mình, chống lại tha hóa, trong cái hoàn cảnh khó khăn của cơn biến động đổi đời tháng 4/1975 thì có thể nói hưng ca bắt đầu với bài hát ‘Tôi vẫn mơ một ngày về’ của Nguyệt Ánh trỗi lên từ khoảng 1980. Cái tâm thức này còn thấy được lột tả rời rạc, lẻ tẻ sau đó trong những bài thơ bài hát và bài văn được chú ý ở những mức độ khác nhau của Châu đình An, của Hà Thúc Sinh, Huỳnh Công Ánh, Phan Ni Tấn, Nguyễn Hữu Nghĩa, Khúc Lan, Trần Lãng Minh, Tuấn Minh trong những khoảng thời gian dài ngắn khác nhau.

    Nói cách khác tinh thần hưng ca này chưa từng là một phong trào đối với cá nhân tôi sống đủ dài (từ năm 1980) ở Mỹ và quan tâm đến các hoạt động đấu tranh đa dạng đa diện cho dân tộc và đất nước. Mong rằng tôi chưa lâm vào tình trạng lãng đãng “chậm hiểu mau quên” của tuổi tác, được so sánh với cái bình đựng vôi ăn trầu lâu ngày đặc kịt vô dụng được mô tả trong bài tiểu phẩm “Ông bình vôi” của cụ Phan Khôi năm 1956 trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm bất đồng với nhà nước.

    Thành ra, với chủ quan suy diễn của tôi, sự liên lạc phối hợp các đoàn Hưng Ca này không có ai khác ngoài Minh Huy và Chi Huệ, được quảng bá nhờ Huỳnh Lương Thiện qua Radio Tiếng Mõ Bắc Cali.

    Yếu tố thành công căn bản trong Dạ tiệc Tiếng Hát Hoa Vàng ngày chủ nhật 10 tháng 12 theo tôi không có gì quan trọng hơn là cái tâm thức tuổi trẻ, cởi mở, tích cực, làm vô vụ lợi, tất cả vì cái đẹp vì cái ích lợi chung trên con đường trước mặt còn dài. Chẳng khác gì cái khẩu hiệu trên trang đầu quyển tự điển Le Petit Larousse trong phần thưởng ưu hạng tôi được lúc còn ở trung học Chu văn An Hà nội đầu thập niên 1950 với hình bà đầm gieo hạt và câu Je sème à tout vent (Tôi gieo tất cả ra gió). Nói như thế không có nghĩa những người tham dự đầy hội trường Dynasty đều là tuổi trẻ. Nhưng dù không trẻ thì nói chung khán giả đều thấy sự có mặt của mình đã tạo nên điều thích thú cho mình. Thích thú vì thấy lại cái nhiệt tình của mình cách đây mấy chục năm về trước. (Người già rảnh rỗi hay nhìn lại quá khứ là vì vậy)

    Nói cách khác, cử tọa kể như tất cả đã chìm trong sự hưng phấn tập thể.

    Trần Xuân Ninh

    (Ngày 13 tháng 12 năm 2023)

    Lê Diễm Chi Huệ

    BucTranhVancau

  • Font Size
    #2
    Xin gởi lời cảm ơn đến tác giả Trần Xuân Ninh khi đọc bài viết trên vì cùng một ý hướng và quan điểm. Duy nhất một hạt sạn khó nuốt khi tác giả sử dụng từ cuối cùng là "tập thể" (từ việt cộng!!) thay vì "cộng đồng".

    Comment


    • Font Size
      #3
      Originally posted by Huong Xua View Post
      Xin gởi lời cảm ơn đến tác giả Trần Xuân Ninh khi đọc bài viết trên vì cùng một ý hướng và quan điểm. Duy nhất một hạt sạn khó nuốt khi tác giả sử dụng từ cuối cùng là "tập thể" (từ việt cộng!!) thay vì "cộng đồng".
      Cám ơn sự góp ý của bạn. Chúc mùa lễ tốt lành

      Comment

      Working...
      X