Announcement

Collapse
No announcement yet.

Tương lai của COVID-19 ra sao, nếu nó không bao giờ biến mất?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Tương lai của COVID-19 ra sao, nếu nó không bao giờ biến mất?


    Lính Mexico phát khẩu trang cho dân trong đại dịch cúm 2009. Hình minh họa. Credit: Wikipedia.

    Các chuyên gia nói rằng COVID-19 sẽ không biến khỏi cuộc sống của chúng ta trong nhiều năm, và họ đã định hình được tương lai của căn bệnh chết người này.
    COVID-19 sẽ là ‘một loại động vật trong vườn thú’


    Tiến sĩ T. Jacob John, người nghiên cứu về virus và từng tham gia các bệnh truyền nhiễm khác mà loài người đã học cách sống chung, dự đoán rằng cuối cùng, loại virus được gọi là SARS-CoV-2 sẽ trở thành “một loài động vật khác trong vườn thú.” (another animal in the zoo). AP dẫn lời tiến sĩ T. Jacob John – người đóng góp nhiều trong việc giải quyết bệnh bại liệt và HIV / AIDS của Ấn Độ.

    Nhưng cho đến giờ, cũng chẳng ai biết chắc sự phát triển nhanh chóng và các biến thể mới đang hoạt động ra sao vì chúng xuất hiện ở các quốc gia khác nhau. Nguy cơ của các biến thể mới này đã được nhấn mạnh khi Novavax Inc. phát hiện ra rằng vaccine của công ty không hoạt động tốt so với các phiên bản đột biến đang lưu hành ở Anh và Nam Phi. Các chuyên gia cho biết, virus càng lây lan càng nhiều, thì càng có nhiều khả năng biến thể mới sẽ “nằm ngoài” các thử nghiệm, phương pháp điều trị và vaccine ngăn ngừa hiện tại.

    Hiện tại, các nhà khoa học đồng ý về một ưu tiên trước mắt, là chích ngừa cho càng nhiều người càng tốt. Bước tiếp theo ít chắc chắn hơn và phụ thuộc phần lớn vào sức mạnh của khả năng miễn dịch được cung cấp bởi vaccine và các bệnh nhiễm trùng tự nhiên và thời gian tồn tại của nó. “Chúng tôi chưa có đủ dữ liệu để biết con người có bị tái nhiễm bệnh này hay không,” Jeffrey Shaman, nhà virus học tại Đại học Columbia, cho biết. Giống như sự lạc quan của nhiều nhà nghiên cứu khác, ông tin rằng vaccine rất có thể mang lại khả năng miễn dịch suốt đời.

    Nếu con người phải học cách sống chung với COVID-19, thì bản chất của sự chung sống đó không chỉ phụ thuộc vào thời gian miễn dịch kéo dài mà còn cả cách virus tiến hóa. Nó sẽ thay đổi đáng kể mỗi năm, vậy chúng ta cần phải chích ngừa hàng năm, như bệnh cúm?

    Câu hỏi về điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đã thu hút Jennie Lavine, một nhà virus học tại Đại học Emory, đồng tác giả của một bài báo gần đây trên tạp chí Science. Jennie Lavine cũng đưa ra một viễn cảnh tương đối lạc quan: Sau khi hầu hết mọi người đã tiếp xúc với COVID-19 – thông qua tiêm chủng hoặc sống sót sau nhiễm – mầm bệnh “sẽ tiếp tục lưu hành, nhưng hầu như chỉ gây ra bệnh nhẹ,” giống như cảm lạnh thông thường.

    Người nghiên cứu về virus tại Đại học Bang Pennsylvania – Ottar Bjornstad, đồng tác giả của bài báo trên Science, cho biết trong khi khả năng miễn dịch có được từ các coronavirus khác – như những loại gây ra cảm lạnh thông thường hoặc SARS hoặc MERS – suy giảm theo thời gian, các triệu chứng khi tái nhiễm có xu hướng nhẹ hơn so với lần bị bệnh đầu tiên.

    Ottar Bjornstad nói người lớn tuổi có xu hướng không mắc các triệu chứng nghiêm trọng nếu họ đã bị phơi nhiễm.
    ‘Hậu duệ’ của COVID-19 và những ẩn số


    Đại dịch cúm năm 1918 có thể cung cấp manh mối về quá trình phát triển của COVID-19. Tác nhân gây bệnh đó là virus H1N1 với gen có nguồn gốc từ chim, không phải coronavirus. Vào thời điểm đó, không có vaccine nào có sẵn. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ước tính khi đó có một phần ba dân số thế giới đã bị nhiễm bệnh. Cuối cùng, sau khi những người bị nhiễm chết hoặc đã phát triển khả năng miễn dịch, virus ngừng lây lan nhanh chóng. Sau đó, nó biến đổi thành một dạng ít nguy hiểm hơn và tiếp tục lưu hành theo mùa.
    Những người lính từ Fort Riley, Kansas, bị bệnh cúm Tây Ban Nha tại một bệnh viện ở Camp Funston. Credit: Otis Historical Archives, National Museum of Health and Medicine/Wikipedia.
    Stephen Morse, người nghiên cứu về virus tại Đại học Columbia, cho biết: “Rất thường hậu duệ của đại dịch cúm trở thành loại virus cúm theo mùa nhẹ hơn mà chúng tôi đã trải qua trong nhiều năm.

    Trong số hơn 12 tỷ mũi vaccine ngừa COVID-19 được tiêm chủng trong năm 2021, các nước giàu đã mua hết khoảng 9 tỷ liều. Ian MacKay, người nghiên cứu virus tại Đại học Queensland, cho biết sự thiếu công bằng này là một mối đe dọa, vì nó sẽ dẫn đến việc các quốc gia nghèo hơn phải chờ đợi vaccine lâu hơn, trong thời gian đó dịch bệnh sẽ tiếp tục lây lan và giết người.

    Theo Ashley St. John, người nghiên cứu hệ thống miễn dịch tại Duke-NUS Medical ở Singapore, một số loại vaccine có vẻ kém hiệu quả hơn đối với các chủng mới là điều đáng lo ngại, nhưng vì các mũi tiêm này cung cấp một số biện pháp bảo vệ, nên vaccine vẫn có thể được sử dụng để làm chậm hoặc ngăn chặn sự lây lan.

    Trong khi đó, Tiến sĩ Gagandeep Kang, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y Christian ở Vellore, miền nam Ấn Độ, cho biết sự tiến hóa của virus đặt ra những câu hỏi mới: Ở giai đoạn nào thì COVID-19 biến hóa thành một chủng mới? Các quốc gia có cần phải tiêm chủng lại từ đầu? Hoặc chích thêm liều tăng cường? “Đây là những câu hỏi mà bạn sẽ phải giải quyết trong tương lai,” Kang nói.

    Một ẩn số khác là tác động lâu dài của COVID-19 đối với những bệnh nhân COVUD-19 bị từ thần từ chối, nhưng họ sẽ còn bị di chứng trong nhiều tháng. “Chúng tôi chưa có nhiều căn bệnh ảnh hưởng đến con người trên quy mô lớn như thế này,” bà Kang nói.

    Đ.T.
    Attached Files
Working...
X