Announcement

Collapse
No announcement yet.

Ukraine lần đầu hạ UAV Nga bằng tên lửa 'quái vật Frankenstein'

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Ukraine lần đầu hạ UAV Nga bằng tên lửa 'quái vật Frankenstein'


    Một hệ thống phòng không dạng FrankenSAM. Ảnh: Raytheon/WZU-2

    Quan chức Ukraine nói hệ thống phòng không kiểu "quái vật Frankenstein" mới triển khai đã lần đầu bắn hạ UAV Nga, xác nhận tính hiệu quả của dự án.

    "Tôi vui mừng thông báo một trong các hệ thống phòng không thuộc dự án FrankenSAM đã được sử dụng thành công lần đầu tiên vào đêm qua. Nó đã bắn hạ một máy bay không người lái (UAV) Shahed của đối phương ở khoảng cách 9 km, độ cao 400 mét", Bộ trưởng Công nghiệp Chiến lược Ukraine Oleksandr Kamyshin ngày 17/1 cho biết.

    Bộ tư lệnh không quân Ukraine trước đó thông báo phòng không nước này đã đánh chặn 19 trên tổng số 20 UAV dạng Shahed trong cuộc tập kích đêm 16/1 của Nga. Cuộc tấn công nhắm mục tiêu vào thành phố cảng Odessa và một số đô thị khác ở miền nam Ukraine, khiến ba người bị thương và một số tòa nhà bị hư hại.

    FrankenSam (Tên lửa quái vật Frankenstein) là chương trình ghép nối các bộ phận của hệ thống phòng không phương Tây với tổ hợp cũ thời Liên Xô mà Ukraine có rất nhiều trong kho. Một số dự án chỉ đơn thuần là lắp tên lửa Mỹ lên bệ phóng cũ, số khác có độ phức tạp cao hơn, như tích hợp toàn bộ bệ phóng phương Tây vào tổ hợp phòng không S-300. Chương trình được Ukraine tiến hành với sự hỗ trợ của Mỹ.

    Kiev bắt đầu đưa hệ thống phòng không FrankenSAM đầu tiên vào trực chiến từ cuối tháng 12 năm ngoái. Ông Kamyshin cho biết Ukraine có khoảng 5 dự án FrankenSAM, toàn bộ đã được triển khai trên chiến trường.

    "Tôi rất vui vì chúng ta có những tổ hợp này trên thực địa. Chúng đang giúp bảo vệ bầu trời, bảo vệ người dân", Bộ trưởng Công nghiệp Chiến lược Ukraine cho hay, song không tiết lộ cụ thể hệ thống phòng không FrankenSAM dạng nào đã được sử dụng để đánh chặn UAV Nga.

    Thông tin về chương trình FrankenSAM lần đầu xuất hiện hồi tháng 4 năm ngoái, sau khi một số tài liệu mật của tình báo Mỹ bị rò rỉ trên mạng xã hội Discord. Truyền thông Mỹ tháng 10 cùng năm cho biết nước này đã thử nghiệm ít nhất hai sản phẩm, bao gồm tên lửa RIM-7 gắn trên tổ hợp phòng không Buk và kết hợp radar thời Liên Xô với tên lửa AIM-9M.

    Giới chức Ukraine nhận định ưu điểm lớn nhất của dự án FrankenSAM là tốc độ. Thông thường phải mất 3-4 năm để chế tạo một hệ thống phòng không mới, trong khi chỉ mất vài tháng để ghép nối một tổ hợp dạng "quái vật Frankenstein". Nhà Trắng mới đây cho biết đã cung cấp cho Ukraine dữ liệu kỹ thuật cần thiết để có thể tự chế tạo hệ thống phòng không FrankenSAM ở trong nước, qua đó đẩy nhanh tốc độ triển khai các khí tài này ra chiến trường.

    Ukraine hiện rất cần bổ sung hệ thống phòng không để chống lại các cuộc tập kích quy mô lớn bằng tên lửa và UAV của Nga. Vadym Skibitsky, phó lãnh đạo cơ quan tình báo quân đội Ukraine, hôm 16/1 cho biết Moskva đang tập trung nhắm mục tiêu vào các cơ sở công nghiệp quốc phòng của Kiev, thay vì tập kích hạ tầng năng lượng như mùa đông năm 2022.

    Một quan chức Mỹ nhận định các tổ hợp FrankenSAM sẽ giúp Ukraine "lấp đầy khoảng trống trong lưới phòng không", trong bối cảnh viện trợ quân sự của phương Tây cho nước này gần đây sụt giảm.

    [Cục diện chiến sự Nga - Ukraine. Đồ họa: RYV



    Phạm Giang (Theo Interfax, Newsweek
Working...
X