Announcement

Collapse
No announcement yet.

NGƯỜI EM ĐÓ LÀ AI ? .... TRONG TÌNH KHÚC "EM ĐẾN THĂM ANH ĐÊM 30"

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    NGƯỜI EM ĐÓ LÀ AI ? .... TRONG TÌNH KHÚC "EM ĐẾN THĂM ANH ĐÊM 30"

    Click image for larger version  Name:	422667166_10160909106048405_2747162201027372756_n.jpg?stp=dst-jpg_p720x720&_nc_cat=102&ccb=1-7&_nc_sid=3635dc&_nc_ohc=mWOtS7fmCtkAX-788ys&_nc_ht=scontent-fml20-1.xx&oh=00_AfBUmMM2k7NrjclUFqYTVwsCfBcddRQIMkct_FlN6NWjTw&oe=65B80D Views:	1 Size:	85.8 KB ID:	185330
    Click image for larger version  Name:	422878133_10160909106373405_6163486146037562284_n.jpg?_nc_cat=110&ccb=1-7&_nc_sid=3635dc&_nc_ohc=YtVOPyM3htcAX8PGzlU&_nc_ht=scontent-fml20-1.xx&oh=00_AfDO8nCfNy1z5yEBKc3pdfuoOvtPzQWfmOXLQyI2VXxiUg&oe=65B8336C.jpg Views:	1 Size:	66.6 KB ID:	185331

    Năm 1962, nhà thơ Nguyễn Đình Toàn có sáng tác một tập thơ mang tựa đề "Mật Đắng", trong tập thơ này có bài "Kỷ Niệm Rời Một Người Yêu"; đến năm 1969, nhạc sỹ Vũ Thành An cũng phát hành một tập nhạc mang tựa "Những Bài Không Tên". Tập nhạc này đã được khán giả ở khắp nơi đón nhận và hưởng ứng nhiệt liệt, nhất là giới trẻ, và nó đã được phát hành thường xuyên trên các đài phát thanh & TV ở khắp miền Nam dạo ấy.

    Trong tập nhạc " Những Bài Không Tên", có bản " “Em Đến Thăm Anh Đêm 30” nhạc Vũ Thành An, lời phổ từ bài thơ "Kỷ Niệm Rời Một Người Yêu" của Nguyễn Đình Toàn.

    Em đến thăm anh đêm ba mươi
    Còn đêm nào vui bằng đêm ba mươi
    Anh nói với người phu quét đường
    Xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em.
    Tay em lạnh để cho tình mình ấm
    Môi em mềm cho giấc ngủ em thơm
    Sao giao thừa xanh trong đôi mắt ngoan
    Trời sắp Tết hay lòng mình đang Tết.
    ...
    Nhớ em anh tìm vào nghĩa địa
    (Nghĩa địa cách nhà em một con đường mòn)
    Ở đấy anh gặp đứa bạn
    Cũng đang ngồi nhớ một người ở xa
    Và vẽ mưa rơi trên hàng mộ tối
    Em xa anh hắn cũng xa anh
    Ch. ơi!
    Anh làm sao nhớ nổi một mình
    Em một lần tự tử
    Anh một lần tự tử
    Cũng không làm nổi gần nhau
    Có phải cuộc đời chia xa những kẻ yêu nhau
    Hay anh chỉ là kẻ điên cuồng
    Yêu em bằng ruồng bỏ
    Thân anh không mang nổi hồn anh
    Ch. ơi! Ch. ơi! Ch. ơi!

    Cuối bài thơ, tác giả có nhắc đến tên người đẹp đã làm lòng mình thổn thức… ‘Ch. ơi ! Ch. ơi ! Ch. ơi !’. Vậy bóng hồng nào tên Ch. đã đến thăm nhà thơ đêm 30 tết năm ấy?

    Kính mời quý vị quay về dĩ vãng vào thập niên 50':

    Bố tôi là nhà văn Nhật Tiến; năm 18 tuổi khi còn ở Hà Nội,nhà bố tôi ở ngõ Tạm Thương; bố tôi gặp mẹ tôi, bà Đỗ Thị Phương tức nhà văn/ học giả Đỗ Phương Khanh sau này. Nhà mẹ tôi rất khá giả ở đường Huyền Trân Công Chúa. Mẹ tôi có 6 anh chị em, anh cả là bác Quỳnh, đi kháng chiến chống thực dân Pháp bị tử thương ở chiến trường, bác Quyết là anh kế đi lính Ngự Lâm cho vua Bảo Đại đóng ở Đà Lạt, em kế của mẹ tôi là dì Chi, dưới dì Chi thì có cậu Kha và dì Thuấn. Ông ngoại tôi tức cụ thân sinh ra mẹ tôi có mời bố tôi vê làm gia sư dậy kèm thêm cho dì Chi, cậu Kha và dì Thuấn.Từ đó, bố tôi làm quen và 2 người mới thật sự có cơ hội yêu nhau. Đồng thời ở giai đoạn này, bố tôi cũng kết thân với nhà thơ Nguyễn Đình Toàn, những sinh hoạt về văn nghệ thơ văn báo bổ, ông có kể rất rõ từ khi các ông còn là học sinh mài đủng quần ở mái nhà trướng trong hồi ký " Thuở Mơ Làm Văn Sỹ" .

    Sau khi Hiệp Định Geneva vào ngày 21 tháng 7,1954 lấy vĩ tuyến 17 tạm thời chia đôi đất nước được ký kết. Dân chúng mỗi bên có quyền di cư sang lãnh thổ do bên kia kiểm soát. Dân hai miền muốn di cư sẽ có 300 ngày để đi, tính từ ngày 21 tháng 7,1954 cho đến 20 tháng 5, 1955.Thế là cả nước Việt sôi sục, người muốn di cư vào Nam, kẻ muốn tập kết ra Bắc. Ông ngoại tôi thì dứt khoát bán hết tài sản,muốn cả gia đình phải di cư vô Nam, còn ông nội tôi thì muốn ở lại Hà Nội vì tin tưởng nước Việt sẽ có một cuộc tổng tuyển cử để thống nhất trở lại.

    Nhưng ôi thôi đến ngày lên đường thì mẹ tôi lại tỏ vẻ buồn bã, không muốn đi.Hỏi ra mới biết là bà không muốn rời xa bố tôi. Thế là hai bên gia đình đồng ý cho bố mẹ tôi lấy nhau cấp tốc và bố tôi theo gia đình vợ xuôi Nam, một tuần trước khi cuộc di cư vĩ đại chấm dứt.

    Vào đến Sài Gòn, cộng thêm với số tiền được Phủ Tổng Ủy Di Cư Tỵ Nạn hỗ trợ để định cư, ông ngoại tôi mua cho gia đình một căn nhà nhỏ ở khu lao động Nancy, bố mẹ tôi cũng được ông bà mua cho một căn gần đó. Với cuộc sống mới còn thiếu thốn, hàng ngày bà ngoại tôi thường sai dì Chi mang thực phẩm qua cho bố mẹ tôi nên dì Chi thường thấy các bạn của bố tôi hầu như la cà tại đây hàng ngày, trong đám có ký giả Dương Vy Long, nhà thơ Song Hồ. nhà thơ Nguyễn Đình Toàn, ..v..v....

    Những vị này rất thành danh trong giới văn đàn ở miền Nam sau này.
    Năm ấy dì chi mới lên 16 , có tướng người thon thả và cao ráo với khuôn mặt xinh sắn, bà thường là niềm mơ ước của nhiều văn nhân, công tử, trong đó có nhà thơ Nguyễn Đình Toàn. Vì có cơ hội gặp nhau hàng ngày nên tình cảm giửa dì Chi và nhà thơ Nguyễn Đình Toàn cũng bắt đầu chớm nở. Sự qua lại rồi cũng tới tai ông bà tôi.Khi biết được, ông bà ngoại tôi nghiêm cấm ngay, thứ nhất là lúc đó ông Nguyễn Đình Toàn đang mang bệnh ho lao, đồng thời ông bà ngoại tôi cũng không muốn dì Chi lại lấy chồng trong giới văn nghệ sỹ vì ông bà cho rằng thơ với thẩn suốt thì sao mà lo cho cuộc sống hàng ngày được. Thế là ông bà cấm dì Chi không được qua lại nhà bố mẹ tôi và muốn dì Chi phải lập gia đình ngay với một công tử nhà giầu có, con của một bà bạn người cùng làng Hành Thiện, Nam Định. Sau nhiều lần cực lực phản đối không kết quả, một hôm dì đã uống thuốc ngủ Optalidon để tự vẫn. Nửa vỉ thuốc ngủ không đủ để đe dọa đến tính mạng dì, nhưng đủ để làm ông bà tôi chùn bước. Cuối cùng ông bà tôi không ép dì lấy chồng nữa, nhưng vẫn cấm ngặt không cho giao du với nhà thơ Nguyễn Đình Toàn.

    '...Làn khói bẩn lẫn vào sương mờ ánh đèn bệnh tật
    Tiếng guốc tiếng thép chạm nhau từ một thế giới khác
    Ngực ruỗng trùng lao sống không thở được khí trời...'
    '...Em một lần tự tử
    Anh một lần tự tử
    Cũng không làm nổi gần nhau
    Có phải cuộc đời chia xa những kẻ yêu nhau…’

    Năm 1961, ông tôi mua một căn nhà nhỏ đất rộng và xây lại thành một căn nhà bề thế ở đường Thiệu Trị, Phú Nhuận (nay là đường Trần Hữu Trang) và gia đình tôi tất cả cũng dọn về ở chung không lâu sau đó. Nơi đây sau này là nhà in và xuất bản Huyền Trân và cũng là tòa soạn tuần báo Thiếu Nhi do bố tôi chủ trương. Từ căn nhà này, đi thêm khoảng hơn 200m nhìn qua bên trái là nghĩa địa Phong Thần (bây giờ là chợ Trần Hửu Trang)

    ‘…Nhớ em anh tìm vào nghĩa địa
    (Nghĩa địa cách nhà em một con đường mòn)…’

    Sáng 30 tết Nhâm Dần, 1962, nhà thơ Nguyễn Đình Toàn nhờ người bạn đem một lá thư tới cho dì Chi, nội dung cũng là nhớ nhung, dọa dẫm bệnh hoạn sắp chết ..v...v… Tuy đã quen với những lá thư đại loại như vậy, nhưng dì cũng không khỏi lo âu.Tối hôm đó , bà tôi tất bật nên nhờ dì đem quà tết đi biếu cho một bà bạn ở khu chợ Bà Chiểu. Lợi dụng cơ hội, dì Chi nhờ xích lô đi ngược lên khu Chi Lăng, đến thăm Nguyễn Đình Toàn. Tuy chỉ có được vài phút quyến luyến, nhưng cũng đủ là nguồn cảm hứng cho bài thơ nổi tiếng sau này.

    '...Em đến thăm anh đêm ba mươi
    Còn đêm nào vui bằng đêm ba mươi
    Anh nói với người phu quét đường
    Xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em.
    Tay em lạnh để cho tình mình ấm
    Môi em mềm cho giấc ngủ em thơm
    Sao giao thừa xanh trong đôi mắt ngoan
    Trời sắp Tết hay lòng mình đang Tết..'

    Năm 1963, Dì Chi đi lấy chồng, nhà thơ cũng lập gia đình không lâu sau đó. Tuy nhiên, hai bên gia đình vẫn giữ mối giao hảo thân thiết. Năm 1983, như đa số những gia đình ở miền Nam dạo đó, cuộc sống gia đình nhà thơ Nguyễn Đình Toàn rất khó khăn, khi dì Chi có cơ hội vượt biên năm 1988, vợ chồng ông đã gửi gấm người con thứ hai tên Tri để đi vượt biên cùng. Sau này, Tri cũng đã bảo lãnh bố mẹ qua được bến bờ tự do vào năm 1998.

    Tập thơ Mật Đắng, in ở nhà in Trường Sơn của nhà văn Nguyễn Thị Vinh, do nhà Huyền Trân xuất bản năm 1962. Ấn bản đầu tiên được tác giả trịnh trọng tặng cho người đẹp tên ‘Ch.’Trong đó có lời tâm sự não lòng “Em Đến Thăm Anh Đêm 30" và nhân vật ấy chính là cô Chi, xưa là người yêu và cuộc tình dở dang ấy đã trở thành dĩ vãng. Sau này, khi nhắc lại chuyện cũ, dì cười, hồi đó tình cảm nó trong trắng và ngây thơ lắm, chưa một lần nắm tay, chứ không như bây giờ. Chỉ thấy lòng hơi sao xuyến thôi, chứ biết yêu là gì đâu.

    Dì Chi và nhà thơ Nguyễn Đình Toàn vẫn là bạn thân thiết của nhau cho đến ngày ông trút hơi thở cuối cùng. Dì nay đã hơn bát tuần, bà sống trong một khu khang trang cho người già ở thành phố Westminster, California với sự thương yêu và chăm sóc của các con, các cháu.











    Michael Bùi
    Jan 25th, 2024

    https://www.facebook.com/michaeltrubui2
Working...
X