Announcement

Collapse
No announcement yet.

Xuất khẩu “lao nô” của Việt Nam và bài học kỳ tích phát triển của Hàn Quốc?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Xuất khẩu “lao nô” của Việt Nam và bài học kỳ tích phát triển của Hàn Quốc?

    Số lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam năm 2023 đạt mức cao kỷ lục, với con số 155.000 người. Những năm trước đây, theo thống kê, số lao động trong nước ra nước ngoài làm việc, trung bình ở mức từ 120.000 đến 140.000 người mỗi năm.

    Báo Tuổi Trẻ ngày 30/1 cho biết, “Hàng ngàn người đội mưa rét đăng ký thi đi Hàn Quốc lao động”. Bản tin cho biết, mỗi ngày có hàng ngàn người dân Nghệ An đội mưa rét chờ đăng ký tham gia kỳ thi chọn lao động đi Hàn Quốc, đợt 1 năm 2024.

    Theo đó, tại Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Nghệ An, ngày 30/1, ở khu vực phát số thứ tự đông nghịt người, chờ tới lượt nhận số. Nhiều người đến từ sáng sớm, nhưng tới gần trưa cũng chưa đến lượt vào làm thủ tục.

    Thông tin này đã làm mạng xã hội Việt Nam một lần nữa lại nổi sóng. Trên các diễn đàn, người ta bàn luận sôi nổi vấn đề: Vì sao người Việt Nam hàng chục năm nay vẫn mãi cứ phải đi xuất khẩu lao động, mà thực chất, là đi làm những công việc tay chân nặng nhọc ở nước ngoài?



    Nhà hoạt động xã hội, chủ nhân Chương trình đưa sách về nông thôn, Facebooker Nguyễn Quang Thạch bình luận:

    “Nếu các bạn ấy được hưởng nền giáo dục như Hàn Quốc, thì chắc chắn các bạn không phải bỏ tiền mua việc ở Hàn Quốc.”

    Vậy, nền giáo dục của đất nước Hàn Quốc đã cải cách ra sao và làm thế nào mà đất nước Hàn Quốc đạt được những thành tựu kỳ vĩ như hôm nay? Trong lúc, những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, sau chiến tranh, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á.

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia cho biết, từ năm 1964 đến 1973, Hàn Quốc đã gửi hơn 325.000 quân nhân tới Nam Việt Nam tham chiến, với tư cách là đồng minh của Hoa Kỳ, mục đích là thu ngoại tệ. Khi đó, những người lính Nam Triều Tiên tham chiến tại Việt Nam từng bày tỏ ước mơ, một ngày nào đó, Hàn Quốc sẽ phát triển ngang bằng với miền Nam Việt Nam.

    Năm 1968, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định khởi đầu công cuộc cải cách đất nước, bằng cải cách giáo dục.

    Người Hàn quyết định bê nguyên sách giáo khoa của Nhật Bản, dịch sang tiếng Hàn Quốc để giảng dạy trong các nhà trường, trừ các môn khoa học xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Dư luận Hàn Quốc vào năm 1968 đã chất vấn Chính phủ, “Tại sao nhân tài Hàn Quốc không tự soạn được một bộ sách giáo khoa cho học sinh?”

    Nhưng Chính phủ Hàn Quốc không lùi bước, vẫn quyết tâm thực hiện chương trình cải cách giáo dục này, với lý luận, “để có được chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên cách đào tạo của phương Tây sao cho phù hợp với đặc trưng của châu Á”.

    Theo đó, Hàn Quốc chẳng có cách nào ngoài việc đi tắt, lấy kinh nghiệm giáo dục của Nhật Bản và để dành thời gian và công sức lo cho những công việc khác cũng quan trọng không kém. Mục tiêu của Hàn Quốc lúc đó là, trở thành một bản sao của Nhật Bản để phát triển đất nước.

    Và sau đúng 20 năm, vào năm 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Quốc tế Seoul, cả thế giới ngỡ ngàng về điều gọi là “kỳ tích bên bờ sông Hàn”. Lúc đó, đất nước Hàn Quốc đã lột xác gần như 100%. Hàn Quốc đã có các sản phẩm công nghiệp như ô tô, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo… Nước Nhật có gì thì bên Hàn Quốc cũng có những sản phẩm tương tự.

    Tại sao Hàn Quốc có thể tạo ra được kỳ tích vĩ đại như vậy trong thời gian vẻn vẹn 20 năm? Đây là điều mà lẽ ra, giới lãnh đạo Việt Nam phải tìm hiểu, để áp dụng trong việc phát triển đất nước.

    Đơn giản, chỉ cần so sánh sự phát triển kinh tế xã hội của Hàn Quốc với người anh em của họ – đất nước Bắc Triều Tiên, để thấy sự cách biệt rõ ràng. Hàn Quốc là đất nước phát triển theo đường lối tư bản, dân chủ đa đảng; ngược lại, Bắc Triều Tiên là chế độ độc tài gia đình trị. Sự khác biệt về thể chế chính trị giữa 2 quốc gia là yếu tố quyết định quan trọng nhất.



    Hàn Quốc, từ một nước xuất khẩu binh lính đi “đánh thuê” ở nước ngoài, vậy mà, chỉ trong vòng mấy thập niên, đã trở thành một nước nhập khẩu lao động. Công cuộc cải cách của Chính phủ nước này, đã biến Hàn Quốc trở thành thị trường nhập khẩu lao động, mà người nước ngoài lũ lượt tìm đến, xếp hàng để “xin làm thuê”.

    Hàn Quốc hôm nay đã bước chân vào nhóm các quốc gia thịnh vượng nhất, với nền kinh tế đứng thứ 10 thế giới.

    Bình luận về việc biển người ở Nghê An phải đội mưa rét, xếp hàng thi tuyển chọn lao động đi Hàn Quốc, nhà báo Đào Tuấn, báo Lao Động, đã cảm thán:

    “ Hãy nhớ là “thi”. Có nghĩa rằng, không phải cứ muốn đi là được. Mỗi xuất đi như thế có tổng chi phí khoảng 200 triệu. Đổi lại: [họ] có thể hưởng lương 40 – 50tr/tháng. Tương lai viễn xứ lắm mồ hôi, không ít vất vả, nhưng nhiều tiền. Và hơn cả tiền, đó là một con đường, một lối thoát.”

    Lãnh đạo Việt Nam, cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh từng tuyên bố, đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia công nghiệp. Trong khi, đến hôm nay, người Việt vẫn còn phải tranh nhau xếp hàng đi làm thuê ở xứ người. Ngoài ra, có biết bao nhiêu người khác còn bỏ mạng trên đường đi kiếm việc làm, và chết trong các thùng container.

    Trách nhiệm đó thuộc về ai? Hỏi cũng là câu trả lời!./.

    Trà My – Thoibao.de
Working...
X