Announcement

Collapse
No announcement yet.

Tử sĩ và Liệt sĩ

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts
  • This topic by sangt*o has been deleted by sangt*o

    Font Size

    Tử sĩ và Liệt sĩ

    Năm ngoái khi về Việt Nam, trước khi bay ra Quảng BÌnh, mình tranh thủ đi viếng nghĩa trang quân đội Việt Nam Cộng Hoà ở Biên Hoà. Đi vòng vòng kiếm đến một ngôi chùa nhỏ không thấy có ai cả. Thắp hương khấn ơn trên phù hộ cho kiếm được nghĩa trang thì 2 phút sau có chiếc xe Honda chạy vào sân chùa. Họ nói cho biết, phải đi theo con đường nhỏ bên hông chùa mới đến được.
    Bổng nhiên nhớ lại trường xưa

    Đi vào thấy Nghĩa Dũng Đài thì vẫn còn đó, còn tượng đài Thương Tiếc của ông Nguyễn Thanh Thu đã bị kéo sập rồi. Đi vòng quanh nghĩa trang, xem các mộ tử sĩ thấy họ ghi tên những người lính chết rất trẻ ở tuổi 19, 20. Mộ lính nhảy dù rất nhiều, chắc họ đã chết trong Mùa hè Đỏ Lửa. Nghe nói đến tháng 4/75 thì có đến 18,318 tử sĩ Việt Nam Cộng Hoà đã được chôn cất tại đây. Thấy có nhiều ngôi mộ được gia đình xây cất to lớn, có nhiều mộ khác thì chắc gia đình cũng không còn nhớ chổ. Mình xem tên tuổi của các tử sĩ mà rùng mình vì họ đã chết ở tuổi mà mình đi Tây. Trước đây, nghĩa trang này bị bỏ hoang phế, cấm bất cứ ai lai vãng nhưng sau này nhờ Quốc hội Hoa Kỳ can thiệp nên Vietnamese American Foundation mới tổ chức quyên góp tiền về để tu sửa lại. Nếu không, chắc họ đã cày nát để xây lên nhà cửa rồi. Mình thắp nén hương cho những người đã nằm xuống rồi ra phi trường đi Quảng BÌnh.

    Lần sau về mình sẽ đi viếng nghĩa trang liệt sĩ tại Đà Lạt, nghe nói gần thác Cam Ly, gần lăng ông cha vợ của vua Bảo Đại, Nguyễn Hữu Hào. Về Việt Nam, chạy dọc quốc lộ hay ngang các làng tỉnh đều thấy có các nghĩa trang liệt sĩ. Đọc báo Hà Nội, nghe nói có nhiều làng chưa đến 2,000 người trú ngụ nhưng nghĩa trang đã chứa đến cả chục ngàn mộ liệt sĩ. Mình đoán họ muốn làm thêm để rút tiền Nhà nước.

    Mình nhớ lần đầu tiên ngủ tại quê. Sáng đâu mới 4, 5 giờ sáng nghe tiếng loa phường kêu tên các liệt sĩ của làng chết tại trận Điện Biên Phủ khiến cho mình thấy thất kinh. Hoá ra làng mình có nhiều người tham dự trận đánh Điện Biên Phủ. Ông cụ mình không muốn tham gia nên du kích bao vây nhà ông bà nội như bài hát Người anh Vĩnh Bình của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang kể. May mà ông cụ nhảy qua tường phía sau nhà, trốn vào Nam nếu không chắc có tên trong danh sách được đọc trên loa phường của làng hôm ấy.

    Có người sinh trưởng tại Đà Lạt kể cho mình nghe về gia đình anh ta. Bố anh ta đi kháng chiến bị Tây bắn chết. Dạo ấy anh ta còn bé, nếu không chắc cũng đi theo Việt Minh. Sau này lớn lên thì ở trong Nam nên đi lính Việt Nam Cộng Hoà. Sau 75 thì bị bắt đi cải tạo ngoài Bắc đến 10 năm. Anh ta về Đà Lạt thì có đi viếng nghĩa trang liệt sĩ của Hà Nội vì họ có dựng mộ bia bố anh ta, liệt sĩ. Đi thắp hương trước mộ của bố xong thì anh ta đi rảo rảo xem thì khám phá ra các mộ liệt sĩ có người chết tại các chiến trường mà anh ta đã tham dự khi xưa. Anh ta tự hỏi biết đâu anh bộ đội nằm đây, có thể do anh ta hay đồng đội của mình bắn chết khi xưa. Anh ta mới lấy thêm hương để đốt nén hương cho những người đã do đồng đội hay anh ta bắn chết khi xưa.

    Nói đến thác Cam Ly khiến cho mình nhớ đến 20 người kháng chiến chống Tây bị bắn tại đây và có một bà sống sót hình như tên Lan, ở số 4, nay đã qua đời. Lý do là dạo ấy có một người theo kháng chiến, được lệnh ám sát tên mật thám trước tiệm Đức Xương Long. Ông này hiện sinh sống tại thành phố Cựu Kim Sơn, Cali. Bà cụ mình kể là đang ở chợ thì nghe tiếng cóc cóc rồi được tin tên mật thám bị bắn chết. Đà Lạt xưa, cũng có một vụ ám sát hụt một viên chức mật thám Tây, nhà ở cạnh nhà bà Nhu nên mình không rõ là vụ 20 người Việt bị bắn ở thác Cam Ly có dính dáng đến vụ này hay mật thám Tây ở trước Đức Xương Long. Ai biết thì cho xin hay để bổ túc thêm.

    Tây đi lùng và bắt rất nhiều người Đà Lạt trong đó có mẹ mình và con gái ông bà Võ Quang Hàm. Ở lao tù trên chỗ gần hồ Xuân Hương. Sau 6 tháng thì ông Võ Quang Tiềm mới bảo lãnh bà cụ ra tù, nhờ ông Cao Minh Hiệu, vốn là thị trưởng Đà Lạt dạo ấy. Sau này, gặp lại nhau, cô Minh hỏi ai khai ra chị để phải bị bắt. Bà cụ mình nói, em chứ ai. Dạo ấy đâu 17, 16 tuổi bị mật thám trấn nước đánh đau quá thì đã khai ra hết. Dạo ấy, ở khu Hoà Bình, các người trẻ đều tham gia kháng chiến nên sau này, mình ra khu này là chào thiên hạ mệt thở vì họ đều quen với mẹ mình.


    Quê vợ

    Mẹ mình kể lại, bị hai tên làm mật thám cho Tây tra khảo, một tên hỏi đã đi tàu bay, đi tàu thuỷ chưa? Bà cụ ngây thơ trả lời đi tàu thuỷ thì đi rồi còn tàu bay thì chưa. Đi tàu bay là bị chích điện còn tàu thuỷ là cho trấn nước. Một tên mật thám hỏi, đi tàu thuỷ khi nào. Mẹ mình trả lời năm 1948, đi tàu thuỷ từ Tourane vào Phan Thiết rồi lên Đà Lạt năm 15 tuổi. Khiến cho tên mật thám kêu, Chán Mớ Đời.

    Mẹ mình bị bắt cùng lúc với 20 người bị bắn tại thác Cam Ly. Có lẻ vì vậy mà họ làm nghĩa trang liệt sĩ tại chỗ này. Mình có ông chú ruột bị B52 dập chết khi trên đường vào Nam, không biết nghĩa trang liệt sĩ ở làng mình có tên chú trong đó hay không. Lần sau về quê mình sẽ đi viếng để xem có tên của chú hay không. Bố mình thì bị Hà Nội cho đi tù cải tạo 15 năm nhưng về làng lại được xem là gia đình liệt sĩ có công với cách mạng. Chán Mớ Đời

    Mình đi viếng nghĩa trang tử sĩ với Nghĩa Dũng Đài vì có tham dự một cuộc triển lãm về các thành quả của Vietnamese American Foundation như để cảm ơn các người đã nằm xuống khi xưa. Còn anh bạn kể đi viếng nghĩa trang liệt sĩ để thăm mộ ông bố rồi tình cờ khám phá các người chết khi xưa tham gia các trận đánh mà anh ta và đồng đội đã tham dự khiến cho anh ta thấy bùi ngùi, thắp cho họ 3 cây hương để mong cho họ được siêu thoát. Súng đạn vô tình, đồng đội anh ta cũng chết trong trận đánh đó, nay không biết mồ mã nơi đâu vì mã thánh Đà Lạt, do ông bà Võ Đình Dung biếu đất để xây dựng nghĩa trang cho dân Đà Lạt đã bị giải toả. Chán Mớ Đời

    Người Mỹ thường nói: "There are no winners in war, only losers".
    Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
    Nguyễn Hoàng Sơn

    Attached Files
Working...
X