Announcement

Collapse
No announcement yet.

Khách hàng có trương mục ở ngân hàng khóc ròng vì những vụ "siêu lừa đảo"

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts
  • This topic by sangt*o has been deleted by sangt*o

    Font Size

    Khách hàng có trương mục ở ngân hàng khóc ròng vì những vụ "siêu lừa đảo"

    Các vụ lừa đảo tinh quái vẫn còn xảy ra trong khi có nhiều ngân hàng lại phủi tay né tránh trách nhiệm. Trong bài báo đăng lên ngày 18/3/2024, TIME đã cung cấp thêm nhiều chi tiết đáng được tham khảo hơn…

    Nạn nhân là cô Venessa Dikousman có thuật lại rằng, mình đã luôn cảnh giác cao độ khi nhận cuộc gọi từ một người lạ vào hồi tháng 11/2023. Người lạ cho biết hắn ta là nhân viên ngân hàng Wells Fargo. Trong khi Venessa Dikousman nói chuyện với hắn, thân nhân của cô Venessa liền gọi vào chính số điện thoại đang được dùng để gọi đến máy của Venessa, nhằm kiểm tra chắc chắn liệu rằng, đó là đường dây dịch vụ khách hàng thuộc NH Wells Fargo.

    Tay nhân viên này của Wells Fargo thông báo cho biết, tài khoản của cô Venessa đã bị xâm nhập trái phép, và cô cần phải gửi ngay 3,500 USD thông qua ứng dụng thanh toán Zelle để vụ này được giải quyết rốt ráo. Venessa gửi trước 1,000 USD, nhưng ngay sau đó nhận ra mình đã bị lừa. Venessa gọi cho Wells Fargo báo cáo vụ xảy ra này. Giống như nhiều trường hợp tương tự khác, Wells Fargo đã từ chối hoàn trả số tiền 1,000 USD cho cô Venessa Dikousman.

    Theo các quy định của liên bang, các tổ chức tài chính chỉ phải bồi thường trong những trường hợp có liên đới đến các giao dịch "trái phép", nghĩa là vụ chuyển tiền không được đích thân người chủ tài khoản chấp thuận. Nếu khách hàng đồng ý hoặc xác nhận sự chuyển khoản cho ai đó, ngân hàng sẽ không phải hoàn trả lại nếu xảy ra có vụ lừa bịp. Trong trường hợp của cô Venessa Dikousman, phải cho đến khi TIME ra tay can thiệp và liên lạc với NH Wells Fargo, bốn tháng sau khi vụ lừa đảo này xảy ra, ngân hàng mới đồng ý hoàn trả lại số tiền 1,000 USD cho nạn nhân…

    Với cơn sốt lừa đảo ngày càng tinh vi, nhiều người cho rằng đã đến lúc cần phải thay đổi luật lệ hiên hành và buộc ngân hàng phải chịu trách nhiệm rõ ràng hơn. Ranh giới giữa các giao dịch được ủy quyền và trái phép ngày càng mờ nhạt. Các chuyên gia cho rằng, ngân hàng cần có trách nhiệm nhiều hơn trong việc ngăn chặn các hành vi lừa đảo, và ngân hàng không thể nói rằng, vụ xảy ra không phải do chúng tôi gây ra, nên chúng tôi chẳng có trách nhiệm gì ở đây.

    Ứng dụng Zelle, được điều hành bởi Early Warning Services, một công ty kỹ thuật về tài chính thuộc quyền sở hữu của 7 ngân hàng, trong đó có Wells Fargo, cho biết họ đã giúp giảm bớt tỷ lệ gian lận và lừa đảo thông qua những biện pháp phòng ngừa; rằng các vụ gian lận hoặc lừa đảo được báo cáo hiện chỉ chiếm không đến 1/10 của tổng số 1% giao dịch. Early Warning Services cũng cho biết, kể từ ngày 30/6/2023, trong một số trường hợp lừa đảo do mạo danh, ngân hàng và các công ty cung cấp thẻ tín dụng sẽ đồng ý hoàn trả lại số tiền bị mất cho chủ nhân trương mục.

    Tuy nhiên, theo Ủy ban Thương mại Liên bang, các khách hàng đã bị lấy cắp gần 8,8 tỷ USD từ các vụ lừa đảo vào năm 2022, tăng lên 30% so với năm trước đó. Ian Mitchell, người sáng lập ra "The Knoble" (một liên minh gồm các chủ nhân ngân hàng và các cơ quan quản trị nói chung), cho biết, tỷ lệ lừa đảo đang có chiều hướng gia tăng, và không giống như bốn năm trước đây.

    Đó là thời điểm mà việc phát hiện ra các chiêu trò lừa đảo tương đối dễ, khi nạn nhân nhận được email hoặc tin nhắn qua văn bản, yêu cầu phải gửi tiền đến một email hoặc số điện thoại lạ. Trước đây, trò này dễ bị phát hiện ra, vì các thông tin hướng dẫn chuyển khoản thường bị lỗi sai chính tả hoặc lỗi ngữ pháp. Giờ đây, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), những lỗi vớ vẩn như vậy nay gần như không còn nữa.

    Một trong những hành vi lừa đảo phổ biến nhất (tương tự trường hợp của cô Venessa Dikousman) là "lừa đảo qua mạo danh" (imposter scam), khi thủ phạm giả vờ đóng vai người khác. Bọn này có thể làm giả mạo số điện thoại, như thể đang gọi từ ngân hàng hoặc một người nào đó mà nạn nhân quen biết. Mức độ tinh vi của bọn tội phạm này đã đạt đến trình độ cao cấp. Trong một vụ khác, khi đang tìm nhà cho thuê trên trang web Apartments.com, một nạn nhân được yêu cầu gửi cho chủ nhà 2,000 USD thông qua Zelle, để tạo cho mọi công việc liên quan đến giấy tờ được thực hiện sẽ thuận tiện và nhanh chóng hơn. Hóa ra là gặp bọn "siêu lừa".

    Theo Trung tâm Nguồn Danh tính Trộm cắp (Identity Theft Resource Center), chỉ trong năm 2023, có đến 3,205 triệu vụ xâm phạm thông tin cá nhân được báo cáo lên, ảnh hưởng đến khoảng 353 triệu người. Đó là mức tăng đến 72% so với mức cao nhất trong lịch sử vào năm 2021. Có trong tay những thông tin chẳng hạn như địa chỉ, nơi sinh hoặc thậm chí bốn số cuối SSN (An sinh Xã hội) của nạn nhân, bọn lừa đảo có thể dễ dàng đưa vào bẫy những người đang tỉnh táo nhất.

    Nạn nhân anh Ryan Feldman có kể lại, không hiểu bằng cách nào, bọn lừa đảo biết rất rõ về thông tin cá nhân của mình. Tháng 12/2023, một kẻ tự xưng là nhân viên Wells Fargo gọi điện lại, báo cho biết có ai đó đã sử dụng thẻ tín dụng của Ryan để mua hàng tại một cửa tiệm ở Florida. Nghe có vẻ hợp lý và đúng với thực tế, bởi vì anh Ryan mới vừa trở về từ Florida. Người gọi còn đọc vanh vách địa chỉ và bốn số cuối trong số thẻ Wells Fargo của Ryan. Rồi hắn yêu cầu được cung cấp số pin mà ngân hàng vừa gửi đến điện thoại của Ryan. Nạn nhân đọc mã pin ấy, rồi lại mã pin khác, cuối cùng phát hiện ra mình không thể đăng nhập vào trương mục ngân hàng nữa, thế là …mất sạch tiền!!

    Một số kẻ lừa đảo thậm chí còn thành thạo kỹ thuật làm giả giọng người thân của nạn nhân, bằng cách thu thập giọng từ tài khoản mạng xã hội hoặc hộp thư điện thoại, rồi dùng phần mềm chuyên dụng để tạo ra giọng nói giống y như thật. Gary Schildhorn, một luật sư ở Philadelphia, cho biết ông nhận được một cuộc gọi vào tháng 2/2020.

    Người gọi không ai khác hơn là cậu con trai Brett của ông. Brett vừa khóc vừa nói rằng mình mới bị tai nạn giao thông và đang bị cảnh sát tạm giữ ở đồn. Brett yêu cầu gọi một luật sư công. Dĩ nhiên ông bố Gary Schildhorn liền gọi ngay tức thì. Tay luật sư công đưa cho ông Schildhorn số điện thoại của tòa án địa phương. Khi gọi đến tòa, ông Schildhorn được xác nhận rằng con trai ông đang bị tạm giam, và ông nên nhờ luật sư công giúp nộp tiền thế chân là 9,000 USD… Thuật lại vụ này, ông Gary Schildhorn kể lại rằng giọng nói trong điện thoại "chính xác là giọng nói của con trai ông"!

    Cho đến nay, hầu hết các ngân hàng đều có thể né trách nhiệm về mặt pháp lý, một phần nhờ đạo luật hồi năm 1978 có tên Đạo luật chuyển tiền điện tử (Electronic Funds Transfer Act). Quy định E (Regulation E) trong đạo luật này nói rằng, các ngân hàng không chịu bất cứ trách nhiệm pháp lý nào đối với những giao dịch được khách hàng ủy quyền.
    Điều này cần phải được thay đổi khi có nhiều người đã lên tiếng. Người ta kêu gọi Cơ quan Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng (Consumer Financial Protection Bureau – CFPB) phải làm rõ phạm vi của Quy định E.

    Hồi tháng 10/2022, Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren đã gửi văn thư đến CFPB, yêu cầu cơ quan này phải buộc các ngân hàng gánh chịu trách nhiệm rõ ràng hơn trong những vụ khách hàng bị lừa, ngay cả khi các giao dịch được ủy quyền (tức là được khách hàng đồng ý). Ở thời điểm hiện tại, Zelle và các ngân hàng như Wells Fargo, Citibank và Capital One đang đối mặt loạt vụ kiện từ các khách hàng. Ngày 30/1/2024, Bộ trưởng Tư pháp ở New York Letitia James thậm chí đã kiện Citibank, cáo buộc rằng ngân hàng này chưa cho triển khai đầy đủ các biện pháp bảo mật để bảo vệ các tài khoản của người tiêu dùng.

    Nguồn: SGN
    Attached Files
Working...
X