Announcement

Collapse
No announcement yet.

Võ Văn Thưởng từ chức: Tin đồn luôn luôn là tin thật

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Võ Văn Thưởng từ chức: Tin đồn luôn luôn là tin thật

    Đúng như tin đồn, ông Võ Văn Thưởng đã “đệ đơn từ chức” Chủ tịch nước và được đảng chấp thuận

    Click image for larger version

Name:	Vo-van-thuong-suc-ep-tu-chuc.jpg
Views:	628
Size:	29.3 KB
ID:	188512


    Chiều ngày 20/03/2024, tại phiên họp bất thường của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ông Võ Văn Thưởng đã “tự nguyện” xin thôi chức Chủ tịch nước, chứng tỏ tin đồn của các đài dịch và mạng xã hội là xác thực.

    Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021 – 2026.

    Văn phòng Trung ương Đảng ra thông cáo nêu rõ, ông Võ Văn Thưởng đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

    Những vi phạm, khuyết điểm của ông Võ Văn Thưởng đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân ông. Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, ông Võ Văn Thưởng đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.

    Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước tại kỳ họp bất thường lần thứ 4 Quốc hội khóa XV, hồi đầu tháng 3/2023. Cho đến khi được đồng ý cho thôi chức, ông Thưởng giữ cương vị Chủ tịch nước được hơn 1 năm.

    Việc ông Võ Văn Thưởng chính thức được cho thôi chức vụ đã làm rõ về lý do “hoàn cảnh nội bộ” mà phía Việt Nam đã sử dụng để hoãn chuyến công du cấp nhà nước của Hoàng Gia Hà Lan đến Việt Nam từ ngày 19-22/03/2024 theo lời mời chính thức của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.

    Reuters đưa tin việc Chủ tịch nước từ chức làm dấy lên nghi ngờ về ổn định chính trị tại quốc gia độc đảng này khi các nhà đầu tư và nhà ngoại giao nước ngoài đã nhiều lần đổ lỗi cho chiến dịch đốt lò đã làm chậm lại các quyết định ở một đất nước vốn có bộ máy quan liêu cồng kềnh.

    Các nhà phân tích cảnh báo rằng nỗ lực chống tham nhũng đã gây tổn hại cho môi trường kinh doanh của Việt Nam, khiến các nhà đầu tư nước ngoài lo lắng về các chính sách kinh tế khó lường.

    Theo Reuters, “Võ Văn Thưởng được nhiều người coi là thân cận với Tổng Bí thư già nua Nguyễn Phú Trọng, nhân vật quyền lực nhất Việt Nam và là kiến trúc sư chính của chiến dịch chống tham nhũng” nhưng cuối cùng vẫn là nạn nhân của chiến dịch đốt lò. Chiến dịch đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng luôn tự hào là ” không có vùng cấm” khiến nhiều người khen ngợi nhưng đồng thời cũng bị nghi ngờ là công cụ để các phe phái đấu đá chính trị nội bộ và loại bỏ đối thủ trong đảng.

    Tình huống chủ tịch nước thứ hai buộc phải từ chức theo ý của Đảng trong vòng hơn một năm được xem là cuộc khủng hoảng chính trị tại Việt Nam. Reuters nhận định chủ tịch nước cũ bị phế truất, chủ tịch nước mới lại sẽ được bầu ra nhưng vẫn sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý kinh ở ở một quốc gia phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài do thay đổi chủ tịch nước liên tục.

    RFA dẫn lời ông Carl Thayer, giáo sư thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc, rằng hai người có khả năng thay thế chức Chủ tịch nước hiện đang khiếm khuyết là Trưởng ban Tổ chức Trung Ương Đảng Trương Thị Mai, và Tô Lâm – Bộ Trưởng Bộ Công An.

    Tuy nhiên đây cũng là dự báo được đưa ra khi ông Nguyễn Xuân Phúc bị buộc từ chức hơn một năm trước đây. Tô Lâm sẽ không đảm nhận một vị trí hữu danh vô thực có quyền lực không bằng Bộ Trưởng Bộ Công An. Bà Trương Thị Mai dù ở vị trí sau tứ trụ, nhưng thực quyền vẫn hơn một Chủ tịch nước.

    Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân sẽ tạm thời giữ chức quyền Chủ tịch nước cho tới khi Quốc Hội Việt Nam bầu ra Chủ tịch nước mới.

    Ở một quốc gia luôn tự hào về sự ổn định chính trị, nhưng trong vòng hai năm đã có 2 chủ tịch nước đã bị buộc phải từ chức vì các bê bối liên quan đến tham nhũng thì ai sẽ tin tưởng vào sự ổn định đó? Và ai cuối cùng sẽ có lợi đối với sự bất ổn chính trị Việt Nam khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài không thoải mái?

    Anh Thư
    VNTB
Working...
X