Announcement

Collapse
No announcement yet.

Vaccine COVID nào tốt nhất?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Vaccine COVID nào tốt nhất?



    Với việc Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) hôm 27/2 chấp thuận cho sử dụng khẩn cấp vaccine của công ty Johnson & Johnson, có 3 vaccine được sử dụng tại Mỹ để ngừa COVID-19.

    Một loại vaccine thứ tư đang được dùng rộng rãi tại 50 nước trên thế giới.

    Vậy bạn nên tiêm vaccine nào?

    “Cứ tiêm vaccine nào có được trước nhất có thể,” bà Kathleen Neuzil, giám đốc Trung tâm Phát triển Vaccine và Y tế Toàn cầu, Đại học Maryland, nói. “Đó là điều tôi khuyên gia đình mình. Tất cả đều tốt.”

    Các chỉ số khác nhau tùy theo vaccine hiệu nghiệm tới mức nào và các biến thể mới của COVID làm tình hình thêm phức tạp.

    Nhưng điều quan trọng nhất-làm sao để mọi người khỏi phải nhập viện hoặc tử vong-các chuyên gia nói tất cả vaccine đều hoàn thành tốt nhiệm vụ.

    Vaccine mới

    Vaccine của Johnson & Johnson gia nhập danh sách cùng vaccine của Pfizer và vaccine của Moderna được triển khai tại Mỹ.

    Vaccine của AstraZeneca/Oxford đang được sử dụng tại Anh, Châu Âu, Nam Phi, Brazil, Mexico và các nơi khác.

    Dữ liệu thử nghiệm lâm sàng của Johnson & Johnson cho thấy hiệu nghiệm 66% chống những ca lây nhiễm gây nên bệnh COVID vừa và nặng.

    Vaccine của cả Moderna và Pfizer đều báo cáo hiệu nghiệm chung là khoảng 95%. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý rằng các cuộc nghiên cứu này không đo lường giống nhau và không nên so sánh trực tiếp.

    Điều quan trọng nhất, bà Neuzil nói, là vaccine hiệu nghiệm ra sao trước những ca bệnh nguy kịch nhất và tử vong.

    Ở điểm này, tất cả vaccine đều tốt. Không có ai nhận được bất cứ loại nào trong 4 vaccine này trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng bị thiệt mạng vì COVID-19.

    Không có ca bệnh nặng nào trong những cuộc thử nghiệm của Moderna hay của AstraZeneca, chỉ có một ca trong cuộc nghiên cứu Pfizer.

    Biến thể

    Có một ít ca nặng trong cuộc thử nghiệm của Johnson & Johnson. Vaccine của hãng 85% hiệu nghiệm chống lại những ca này.

    Tuy nhiên, không như vaccine Moderna và Pfizer-BioNTech ra đời vào tháng 12, vaccine của Johnson & Johnson phải đối phó với biến thể lây lan mạnh xuất hiện lần đầu tiên tại Nam Phi.

    Nhiều biến thể lây lan mạnh cũng xuất hiện tại Brazil, Anh, Mỹ và các nơi khác, làm các nhà khoa học trên toàn thế giới lo ngại. Tuy nhiên, các chuyên gia không nghĩ là biến thể làm vaccine trở nên vô dụng.

    Một cuộc nghiên cứu nhỏ tại Nam Phi gây quan ngại khi phát hiện là vaccine của AstraZeneca không ngăn được hầu hết các ca nhiễm với chủng mới. Hậu quả là chính phủ Nam Phi hoãn lại chương trình tiêm vaccine này.

    Tuy nhiên, cuộc nghiên cứu đó không xem xét các ca bệnh nặng hay tử vong. Nhiều nhà khoa học cho rằng vaccine có lẽ vẫn ngăn ngừa những hình thức tệ hại nhất của bệnh. Giới chuyên môn hiện đang nghiên cứu việc này.

    Tổ chức Y tế Thế giới vẫn ủng hộ vaccine AstraZeneca. Vaccine này chiếm đa số các liều được phân phối qua COVAX, một chương trình được WHO hỗ trợ nhằm phân phối vaccine đồng đều.

    Thế giới thực tiễn

    Những kết quả thực tiễn tại các nơi đã đưa vaccine vào sử dụng: tất cả đều đầy hứa hẹn.

    Một cuộc nghiên cứu tại Israel cho thấy sự bảo vệ của vaccine Pfizer-BioNTech bắt đầu kích hoạt khoảng hai tuần sau liều tiêm đầu tiên. Vaccine này hiệu nghiệm 62% trong việc ngừa bệnh nặng. Sau liều tiêm thứ hai, tính hiệu nghiệm lên đến 92%.

    Tỷ lệ nhập viện giảm một nửa trong số các bệnh nhân trong cuộc nghiên cứu tại 4 bang ở Mỹ, những người được tiêm vaccine Pfizer hay Moderrna. Nhưng những con số này có lẽ chưa phản ánh đúng mức hiệu nghiệm của vaccine, vì hầu hết bệnh nhân được tiêm vaccine mà nhập viện chỉ mới nhận được liều đầu tiên. Cuộc nghiên cứu này chưa được các chuyên gia đồng nghiệp phối kiểm chéo.

    Vaccine AstraZeneca-Oxford, gặp vấn đề ở Nam Phi, lại cho kết quả tốt tại Scotland với 94% hiệu nghiệm trong việc tránh nhập viện sau một liều tiêm. Kết quả này chưa được phối kiểm chéo bởi các chuyên gia độc lập bên ngoài cuộc nghiên cứu.

    Rốt cuộc?

    “Cứ tiêm vaccine nào có thể,” không chỉ để bảo vệ bản thân, bà Neuzil khuyên. “Càng nhiều người được tiêm chủng, chúng ta càng được bảo vệ, bởi vì chúng ta cũng được bảo vệ lẫn nhau.”

    Theo VOA
    Attached Files
Working...
X