Announcement

Collapse
No announcement yet.

Lời mời gọi cùng viết về “Ký ức 30 tháng 4”

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #46
    Originally posted by hoalucbinh18 View Post
    Video nầy chẳng có những hình ảnh bạo động không hiểu sao youtube lại giới hạn tuổi vào xem ? Chỉ ghi lại những hình ảnh chiến đấu kiên cường , những tấm gương hi sinh cua quân lực VNCH " Tướng chết theo thành , Thà chết chứ không hàng giặc " .
    Nó thuộc loại restricted mà

    Comment


    • Font Size
      #47
      Originally posted by hoalucbinh18 View Post
      NHÌN LẠI CỐ HƯƠNG

      https://www.youtube.com/watch?v=cHJmQwSRv10

      Video nầy chẳng có những hình ảnh bạo động không hiểu sao youtube lại giới hạn tuổi vào xem ? Chỉ ghi lại những hình ảnh chiến đấu kiên cường , những tấm gương hi sinh cua quân lực VNCH " Tướng chết theo thành , Thà chết chứ không hàng giặc " .

      Hình ảnh người dân miền Nam lếch thếch , bỏ nhà , bỏ của chạy theo lính VNCH . Thật khó hiểu quá !
      cái này là do youtube thôi bạn .. còn VNNM thì không có restricted mấy chuyện này

      Comment


      • Font Size
        #48
        Originally posted by tctd View Post
        cái này là do youtube thôi bạn .. còn VNNM thì không có restricted mấy chuyện này
        hoalucbinh chỉ thắc mắc với youtube thôi anh à . hoalucbinh thấy quá vô lý nên post lên mong có vị cao nhân tài cao , học rộng khiếu nại với youtube xem sao ? Có nhiều video về những trận chiến nói về quân lực VNCH bị youtube giới hạn người xem vô lý quá vì đó là lịch sử mà lịch sử thì phải trung thực , không thiên vị .

        Comment


        • Font Size
          #49

          CON TÀU CHỈ CÓ MỘT NGƯỜI !



          Anh cũng như bao nhiêu người sĩ quan khác ở Miền Nam. Sau 75, đều bị tập trung cải tạo. Những tháng đầu anh được vợ gửi cho một hai lần đồ ăn, sau đó thì biệt tăm. Anh được phép viết thư về cho gia đình nhiều lần. Nhưng không thấy vợ trả lời. Như thế kể như anh bị vợ bỏ.

          Sống trong trại cải tạo mà không có người thăm nuôi, không được tiếp tế đồ ăn, người đó kể như chết. Anh biết mình nằm trong số người bất hạnh đó. Nên anh phải tự lực cánh sinh. Nói chơi cho vui vậy chứ tự lực gì nổi. Có được thăm nuôi hay không, người tù nào cũng co cúm lại. Thức ăn dành dụm từng chút. Ra ngoài lao động, con mắt của họ dáo dác tìm bất cứ thứ gì có thể bỏ vào bụng cho đở đói. Cho nên người có quà thăm nuôi cũng như dân mồ côi, khi ra ngoài lao động cũng xục xạo tìm kiếm đào bới như nhau. Ai tìm được nấy ăn.

          Chuyển ra ngoài Bắc anh lại càng tơi tả hơn. Không quen với cái lạnh thấu xương, bụng thì đói meo. Trông anh như một ông cụ già hom hem. Công việc nặng nhọc làm cho anh còm lưng. Ngày trở về thì không thấy hy vọng. Anh cứ nghĩ mình kéo dài tình trạng đói khát, nặng nhọc nầy mãi, thì thế nào cũng bỏ xương tại cái xứ đèo heo hút gió nầy. Trốn trại thì không can đảm. Mà cũng chẳng biết trốn đi đâu, giữa núi rừng trùng trùng điệp điệp. Đành phải bó tay chịu trận.




          Click image for larger version  Name:	0-120.jpg Views:	5 Size:	40.2 KB ID:	66048 .


          Bỗng nhiên một hôm anh nhận được gói đồ ăn gửi bằng đường bưu điện. Anh nghĩ chắc vợ anh gửi cho. Nhưng khi cầm gói quà trên tay nhìn tên người gửi lạ hoắc, anh phân vân, đắn đo. Chắc chắn đây là một sự nhầm lẫn. Tuy nhiên vì đói quá anh không có can đảm hoàn trả lại cho cán bộ, khi mà sự thèm khát đã lên tới tột đỉnh. Mà chắc gì gói quà được trả về cho khổ chủ của nó! Cán bộ trại đời sống cũng chẳng hơn tù bao nhiêu, thế nào họ cũng chia nhau. Trong lúc mình đang cần, anh an ủi mình như vậy. Anh về trại.

          Bạn bè tới chúc mừng anh. Như vậy, kể từ nay anh thuộc thành phần có thăm nuôi. Không còn mồ côi như trước. Gói quà đã được mở ra kiểm soát, cột lại sơ sài trước khi giao cho anh nhận lãnh.

          Ai nhận quà về đến chỗ nằm của mình, đều bóc ngay ra. Còn anh thì không dám đụng đến. Lúc đầu cái đói, cái thèm khát lâu ngày làm cho anh bấn loạn. Anh nghĩ nhận quà về bóc ra ngay ăn một bữa cho đã. Nhưng khi cầm gói quà trên tay, không phải tên vợ mình gửi, anh đâm ra đắn đo. Anh nằm gác tay lên trán nghĩ ngợi về tên người gửi.

          Anh đào bới hết trí nhớ, vẫn không tìm ra tên người đàn bà nầy, được viết trên góc của gói quà. Bạn bè tù cùng phòng với anh thì nghĩ khác. Họ cho rằng lâu quá không được nhận quà, không nghe tin tức vợ, nên anh muốn kéo dài cảm giác sung sướng. Không bóc vội gói quà.

          Thế nhưng rồi cũng đến lúc gói quà được mở. Sau khi ăn cơm chiều xong, anh leo lên chỗ nằm, ngồi quay mặt vào vách. Anh trịnh trọng mở gói quà. Quan trọng với anh bây giờ không phải là trong gói quà có những gì để ăn. Giữa lúc nầy, sự thèm khát bỗng nhiên trốn mất. Mà là lá thư trong gói quà nói gì.

          " Anh yêu quý,

          Anh đã mất tích từ lâu, tưởng rằng anh đã chết. Em và các con lập bàn thờ mấy năm nay. Không ngờ, cách đây mấy hôm, vô tình đến thăm một người bạn, có người anh được thả ra từ trại cải tạo Miền Bắc. Em hỏi thăm là có bao giờ anh nghe tên người nào là Nguyễn Hữu trong trại của anh không ? Anh đó trả lời là có một người cùng đội sản xuất với anh mang tên ấy, trước là đại úy thuộc Sư Đoàn 2, người Bắc Kỳ. Từ bao nhiêu năm nay không được ai thăm nuôi.

          Em nghe xong muốn quỵ xuống, đúng là anh rồi. Thế là từ nay em phải hạ bàn thờ xuống. Các con có bố chứ không còn mồ côi cha nữa. Em mừng quá, mang tên anh, tên đội, tên trại đến Ủy Ban Quân Quản Thành Phố để xin giấy phép gửi quà thăm nuôi. Lý do vì loạn lạc, di chuyển nhiều lần, địa chỉ không còn chỗ cũ, nên không nhận được giấy gửi quà thăm nuôi.

          Anh đừng để vi phạm nội quy, ráng học tập tốt, sẽ được nhà nước khoan hồng để sớm về đoàn tụ với gia đình. Có dịp được trại cho phép viết thư, anh viết thư về cho em biết sức khỏe của anh. Anh cần những gì lần sau có giấp phép em sẽ gửi ra cho anh. Em và các con bao giờ cũng mong chờ anh về.

          Thư nầy không viết dài được, em ngưng đây. Chúc anh luôn luôn khỏe mạnh.

          Vợ anh

          Lê Thị Hồng"



          Click image for larger version  Name:	thc483m-nuc3b4i-ce1baa3i-te1baa1o.jpg?w=584.jpg Views:	3 Size:	30.6 KB ID:	66049



          Anh không dám đọc lại lần thứ hai. Một sự trùng hợp lạ ky, anh và ông Hữu kia cùng thuộc Sư Đoàn 2, cùng là người Bắc. Chỉ khác nhau là ông ta mất tích trong chiến tranh, còn anh thì trình diện đi cải tạo. Người đàn bà nầy vì quá thương chồng không điều tra cặn kẽ, chứ trong một sư đoàn, chuyện trùng tên, trùng họ là chuyện bình thường. Mà cán bộ kiểm duyệt thư từ cũng lơ đễnh, không thấy chữ mất tích từ đầu lá thư.

          Anh nhìn gói đồ ăn mà lòng trĩu nặng. Một bên vợ người ta, chồng mất tích bao năm mà vẫn chờ đợi. Còn mình sống sờ sờ vợ chẳng thèm ngó ngàng tới.

          Đọc thư xong, anh bỏ thư lại trong gói đồ rồi cột lại như cũ. Anh nằm gác tay lên trán suy nghĩ miên man. Các bạn chung phòng đến hỏi thăm tin tức gia đình anh ra sao, anh trả lời nhát gừng cho qua chuyện. Họ nghĩ, có lẽ gia đình anh đang gặp rắc rối gì đó, nên anh buồn ít nói.

          Sáng hôm sau ra lao động, anh không mang thêm cái gì để ra ăn buổi trưa. Anh không biết phải làm sao với gói quà mà anh đã nhận. Anh cảm thấy mình giống như một thằng ăn trộm, oa trữ đồ gian. Không biết phải giải quyết thế nào cho ổn thỏa đây. Mấy năm trời đói khát, thèm ăn. Chụp được một con dế, con cóc thì xem như được một bữa tiệc lớn. Thế mà khi nhận quà có thịt chà bông, cá khô, muối sả ớt v.v... anh lại sờ sợ.

          Lương tâm ư ? Làm gì có thứ nầy ở đây. Anh không biết phải diễn tả thế nào tâm trạng của anh lúc ấy. Vì đụng vào đó, anh thấy mình như bị phạm tội.

          Buổi trưa, anh ra nhận cơm với vài cọng rau muống, nước muối. Anh lại thèm các thứ mà mình đang giữ. Sự thèm khát lại bắt đầu dằn vặt, hành hạ anh. Anh không thể nào chống lại nổi sự đòi hỏi hợp lý nầy. Thôi thì tới đâu hay tới đó.

          Ngày hôm sau anh mang tí ti đồ ăn theo, chia cho một số bạn cùng cảnh ngộ với anh, nghĩa là thuộc dạng mồ côi, không có ai thăm viếng hay gửi quà. Họ ăn một cách ngon lành. Anh ăn cũng ngon miệng nhưng khi ăn xong, anh thấy nghèn nghẹn. Mấy ngày đầu anh mang tâm trạng nầy, nhưng dần dần về sau nguôi ngoai. Hình như sự phạm tội thường xuyên, ít bị lương tâm cắn rứt hơn là phạm tội một đôi lần.

          Vài ba tháng sau đó, anh được trại cho phép viết thư về gia đình. Đây là một điều khó khăn cho anh. Gửi thư cho vợ hay gửi cho chị Lê Thị Hồng ? Gửi cho vợ thì bao nhiêu cái vẫn biệt vô âm tín, còn gửi cho chị Lê Thị Hồng, thì biết nói sao cho chị hiểu là anh không phải là chồng chị ta. Nếu thư không bị kiểm duyệt thì chuyện nầy dễ nói. Còn thư tù như anh thì qua biết bao nhiêu cửa ải.

          Biết đâu khi cán bộ kiểm duyệt phát giác chuyện nầy sẽ tống cổ anh vô cùm. Cái tội mạo nhận ẩu để lãnh đồ thăm nuôi. Một lần cũng là mang tội, mà cái tội nầy bạn bè biết được thì khinh khi lắm. Nhưng mọi chuyện đã lỡ rồi, đành phải theo lao vậy. Anh đánh liều viết theo cái kiểu người chồng viết cho vợ.

          " Hồng em,

          Cám ơn em rất nhiều về gói quà vừa rồi em gửi cho. Em đừng lo gì cho anh nữa, ở đây anh được nhà nước cách mạng lo cho đầy đủ, ăn uống không thiếu. Em yên tâm để dành lo cho các con. Em ở nhà cố gắng dạy dỗ các con nên người, cố gắng chấp hành chính sách và pháp luật của nhà nước cách mạng.

          Nhờ ơn cách mạng, nhờ ánh sáng soi đường, nhờ chính sách khoan hồng của nhà nước ta. Anh học tập đã hiểu thế nào con đường lầm lẫn của mình trước đây. Anh đã ăn năn hối cải và mong sao sau khi được khoan hồng trở về với gia đình, anh sẽ làm lại cuộc đời tốt hơn. Đừng lầm lẫn đi theo con đường cũ nữa, phải sống hòa đồng với nhân dân và tuân thủ pháp luật nhà nước.

          Nhắc lại cho em rõ, đừng gửi quà cho anh nữa. Ở đây anh ăn uống rất đầy đủ, hãy dành dụm cho con, lo cho tương lai các con.

          Cầu chúc em và các con khỏe mạnh.

          Chồng em

          Nguyễn Hữu "


          Anh nhắc lại hai lần chữ "lầm lẫn", để chị Hồng biết đoán ra mọi sự, không dám viết đi viết lại nhiều lần, sợ cán bộ trại nghi ngờ.



          Click image for larger version  Name:	CCB-Trai-cai-tao-CSVN_1.jpg Views:	2 Size:	70.3 KB ID:	66050


          Còn tiếp ,

          Comment


          • Font Size
            #50

            Hai ngày sau, văn phòng trại gọi anh lên làm việc.


            Anh điếng hồn, không biết chuyện gì xẩy ra. Có lẽ vì mấy chữ lầm lẫn đó sao ? Người kiểm duyệt sao thông minh quá vậy. Anh vừa đi, vừa tìm cách chạy tội. Nhưng không nghĩ ra cách nào giải thích, anh đổ liều, cứ chối đại ra sao thì ra. Mỗi lần gọi người nào một cách bất thần như vậy, là người đó có vi phạm điều gì. Các bạn tù cùng phòng lo lắng cho anh.

            Anh bước vào phòng cán bộ quản giáo, đầy lo âu và không biết chuyện lành dữ ra sao. Người công an chấp cung ngồi trước lá thư của anh viết cho chị Hồng. Anh ta tươi cười mời anh ngồi đối diện, rút trong túi gói thuốc lá mời anh. Một thái độ thân thiện lạ lùng. Anh rút một điếu và chậm rãi hút. Người cán bộ nhìn anh nói :

            - '' Trong trại nầy, ai viết thư về cho gia đình cũng xin cái nầy cái nọ. Riêng anh thì không, lại bảo chị đừng gửi gì cả. Cũng lạ thật. Anh thật sự không thấy cần thiết sao ?“

            Anh lắc đầu :


            - '' Nhiều năm không được thăm nuôi, quen rồi. Hơn nữa gia đình tôi cũng nghèo. Vợ tôi lo cho các cháu đủ mệt. Lo thêm cho tôi, kiệt sức mất…''

            - „Anh nghĩ vậy cũng đúng. Các anh ngày trước sung sướng quen rồi, không quen chịu cực khổ. Mới có vài năm đã thấy thèm khát đủ thứ.
            Chúng tôi mấy chục năm đánh giặc. Ăn uống kham khổ. Không hề hé răng.“

            Người cán bộ nói tiếp :


            “ Chúng tôi có bỏ đói các anh đâu. Nuôi ăn đầy đủ đấy chứ. Chúng tôi cũng muốn cho các anh về với gia đình. Nghẹt vì các anh chưa thông suốt chính sách cách mạng, nên chúng tôi phải tạm giữ thêm một thời gian nữa.“

            Anh ấp úng: „Vâng, thưa cán bộ.“

            Người cán bộ nhìn thẳng vào mặt anh, trịnh trọng nói :


            “ Thay mặt Quản Giáo trại, tôi biểu dương tinh thần ý thức của anh. Thư anh gửi có giá trị thuyết phục. Anh là trại viên gương mẫu, sẽ được Ban Quản Giáo Trại đề bạt để anh được về sớm với gia đình.“

            Mấy thằng làm ăng-ten,
            cũng nghe cái lời hứa cho về sớm. Nên chúng nó ra sức kiếm điểm, mà có thấy thằng nào được về trước đâu. Anh cười thầm trong bụng với cái chiêu dụ nầy.



            Click image for larger version

Name:	OlfA2o.jpg
Views:	81
Size:	27.8 KB
ID:	66285


            Người cán bộ tiễn anh ra cửa và bắt tay thân thiện. Anh hú hồn, thoát được sự căng thẳng. Anh về chỗ nằm. Mấy người bạn tới hỏi thăm tin tức về chuyện nầy. Anh trả lời với họ là bị cán bộ cảnh cáo, vì lá thư viết không đúng tiêu chuẩn.. Anh nghĩ thế nào rồi câu chuyện nầy cũng đổ bể. Rồi cũng sẽ đi cùm vài tháng, với cái tội mạo nhận ẩu để lấy quà gửi. Chị Hồng thế nào cũng nhận ra nét chữ, và chữ ký của anh, không phải của chồng. Không cần mấy chữ '' lầm lẫn '' kia, chị Hồng cũng hiểu hết mọi sự là chồng chị đã chết.

            Ngày nầy qua tháng khác, anh vẫn lao động đều đặn. Anh vẫn yên tâm là mình trở lại với vị trí mồ côi muôn thuở. Anh không còn hy vọng có ai đó ngó ngàng tới để gửi cho chút quà thăm nuôi. Người ta có gia đình gửi quà. Người ta có quyền tưởng tượng các món ăn để vỗ an cho cái dạ dày. Vì thế nào có ngày cũng được thăm nuôi, món ăn mình ao ước sẽ được người nhà mang đến. Còn anh chỉ ăn hàm thụ các món đó thôi. Cũng không sao nghĩ ra, cái đói khát triền miên, đã làm cho anh chai lì mọi ao ước. Thần kinh tê liệt và suy sụp đến tận cùng.



            Click image for larger version

Name:	otUjVE-zZjcRLEP6UMV9coej7hqeWro5MKL1MDEbcMzemlmHS074tstgV7HX_Pm-XUjUHSNaj7kRahgVJ8TdLv3sK1gOn2faHFeWjUYcuw.jpg
Views:	75
Size:	29.6 KB
ID:	66286


            Nhận quà thăm nuôi bằng bưu điện lại có tên anh. Lại thêm một lần ngạc nhiên. Lần trước anh không dám mở gói quà, vì biết đó không phải là quà của mình. Không dám đọc thư vì biết thư đó không viết cho mình. Lần nầy thì ngược lại. Về đến chỗ nằm thì anh xáo tung để tìm lá thư ra đọc.. Thư viết cũng thắm thiết như lần trước, không hề đá động gì sự lầm lẫn mà anh đã nhấn mạnh. Nét chữ cứng cỏi thể hiện người viết có học thức, thế mà tại sao không biết mọi sự lầm lẫn đó.

            Trong thư nầy chị Hồng lại hiểu sai vấn đề, nghĩ rằng vì mấy năm không nhận quà thăm nuôi, nên anh giận dỗi. Biết làm sao đây, khi mà anh không có khả năng bày tỏ tự sự. Mặc kệ, cứ thản nhiên mọi chuyện, cứ ăn cho sướng. Phó mặc mọi chuyện cho trời đất. Anh đổ ra cáu kỉnh và lì lợm. Hình như anh muốn tạo ra tình huống nầy, để dễ dàng nuốt trôi mấy miếng thực phẩm thăm nuôi, mà không thẹn với lương tâm.

            Mỗi lần sực nhớ lại chuyện quà cáp,
            anh vội vàng xua đuổi ngay. Nhủ với lòng mình như vậy, nhưng dễ gì quên được điều đó. Mỗi đêm, khi cơn đói hành hạ, các món ăn trong trí tưởng tượng tuôn ra, là hình ảnh chị Hồng lại hiện lên. Đẹp hay xấu lúc nầy đối với anh chẳng cần thiết, nhưng tấm lòng thương chồng của chị đã làm cho anh cảm phục.

            Thực sự, anh thương hại cho hoàn cảnh côi cút của chị và mấy đứa con. Sống giữa sự khó khăn chung của xã hội, nuôi mấy miệng ăn cũng thấy khó lắm rồi, đừng nghĩ gì xa xôi hơn như chuyện thăm nuôi chồng. Tệ hại hơn nữa, đây không phải là chồng của mình.



            Click image for larger version

Name:	ea056bcfcfac555d55d8c87e058da6fc_682.gif
Views:	76
Size:	96.6 KB
ID:	66287


            Mọi chuyện vẫn bình thường, ngày nầy qua ngày khác trong trại cải tạo. Anh vẫn sinh hoạt chung với các anh em.

            Bỗng nhiên một ngày,
            sau khi đi lao động về, anh được loa phóng thanh gọi tên ra khu thăm nuôi, có vợ là Lê Thị Hồng đến thăm. Lần nầy thì anh bối rối thật sự. Anh biết sự gặp nhau nầy rất bẽ bàng và ngượng ngập. Mọi sự thật sẽ làm cho chị Hồng đau khổ biết mấy. Với anh thì không sao, anh đã biết trước mọi chuyện, anh đã chuẩn bị tinh thần. Dù gì thì anh cũng phải trả lại sự thật nầy. Anh không muốn nó cứ mãi kéo dài, cứ mãi gây cho anh cảm giác phạm tội. Anh cố gắng diễn tả cho chị ấy biết, anh không phải thứ lừa đảo để kiếm miếng ăn. Dù có chết anh cũng chấp nhận, chứ không thể thuộc loài vô loại nầy.

            Anh nói nhiều, nhiều hơn nữa, để cảm ơn, để chị tha thứ. Anh sợ một vài tháng bị cùm, sợ mất mấy miếng ăn, mà phải để lại sự hiểu lầm trầm trọng. Để chị phải lặn lội khó nhọc, leo đèo vượt suối, từ Sài Gòn ra tận nơi đây thăm một người mà không phải là chồng mình.

            Người cán bộ phụ trách dẫn anh ra khu trại thăm nuôi. Từ xa anh nhìn thấy người đàn bà đang ngồi nơi bàn chờ đợi. Tự nhiên anh hồi hộp. Tự nhiên chân anh bước cảm thấy nặng nề. Rồi anh cũng bước tới chỗ chị ngồi. Tim anh muốn vọt ra khỏi lồng ngực. Anh e thẹn như con gái. Thấy xấu hổ và hối hận.

            Chị Hồng nhìn anh rồi bật khóc. Chị khóc nức nở. Mặt cúi xuống bàn. Tiếng khóc ấm ức như đang gặp sự bất trắc.

            Anh ngồi vào vị trí đối diện. Nước mắt anh cũng chảy dài. Anh không nói được với chị câu gì. Những gì anh đã chuẩn bị bay đi đâu cả.

            Người cán bộ ngồi ở đầu bàn kiểm soát thấy hai người cứ khóc mãi.. Có lẽ anh ta nghĩ rằng vì vợ chồng lâu ngày xa nhau, thương nhớ chồng chất lâu ngày, để họ khóc cho đã nư. Anh ta cũng chẳng cần để ý tới họ. Anh ta vừa đứng dậy đi ra cửa sổ khạc nhổ, anh chụp ngay cơ hội nói với chị :

            - '' Xin lỗi…xin lỗi chị “ .

            Chị ngẩng mặt lên đưa ngón tay giữa miệng, ngụ ý cho anh biết đừng nói gì thêm. Anh thở dài. Tiếng thở của anh nghe rất não nuột. Nhưng trong tiếng thở ấy, như hàm chứa tất cả những gì anh đã chuẩn bị nói ra với chị.

            Chị lau nước mắt nhìn anh, rồi ấp úng hỏi anh những câu về sức khỏe, những lời khuyên cố gắng học tập tốt để về với gia đình, cho vừa lòng cán bộ kiểm soát. Chị cũng bịa ra những chuyện là con cái vẫn đi học bình thường, cha mẹ khỏe mạnh, tất cả gia đình, dòng họ, trông anh mau về sớm. Anh chỉ gật đầu mà không thốt được lời nào. Chị khóc chiếm hầu hết thời gian thăm nuôi..

            Hơn ai hết, anh hiểu tiếng khóc của chị. Mọi hy vọng gặp lại chồng xem như hoàn toàn không còn nữa. Chị khóc cho số phận hẩm hiu của mình, thương cho phần số ngắn ngủi của chồng.

            Cán bộ báo cho biết giờ thăm nuôi chấm dứt. Chị đưa tay nắm lấy tay anh. Anh đưa hai bàn tay ra ôm lấy tay chị. Tự nhiên, không biết tại sao anh bật khóc lớn. Có lẽ anh thấy tủi thân. Anh thấy lòng thương hại của chị dành cho anh, đây là lần cuối. Làm sao anh đòi hỏi gì hơn, với người đàn bà không phải là vợ mình. Khóc cho mình, mà cũng thương cho chị lặn lội đường xa tìm chồng. Chị lủi thủi trở về với niềm tuyệt vọng.

            Rồi anh chị chia tay. Anh gánh phần quà của chị mang tới cho anh, vào trại. Chị đứng dựa vào cột tre nhìn theo. Thỉnh thoảng anh quay đầu ngó lại, lần nào chị cũng đưa tay lên vẫy chào. Mọi người trong trại từ xa nhìn thấy cảnh nầy. Ai cũng thông cảm cho cảnh vợ chồng khắng khít, bây giờ phải lìa xa.

            Anh gánh vào tới phạm vi giam giữ, thì các bạn anh chạy ra phụ mang đồ về phòng. Anh đứng lại nhìn ra khu thăm nuôi, đưa tay vẫy chào chị cho đến khi chị ra khỏi cổng trại khuất dạng. Anh lầm lũi về chỗ nằm. Đồ đạc còn để lăn lóc dưới đất. Anh chẳng màng sắp xếp. Anh vẫn chưa kịp định thần lại. Những giây phút thật bất ngờ đến với anh nhanh quá. Suốt trong nửa giờ gặp nhau, anh chỉ nói ra được hai tiếng xin lỗi. Màn kịch do chị diễn ra thật xuất sắc, xuất sắc đến nỗi anh là người trong cuộc, vẫn cảm thấy rất tự nhiên không ngượng ngịu. Không sao hiểu nổi được lòng chị.



            Click image for larger version

Name:	7fa4f32cc0d04aabf783c5171e13e435.jpg
Views:	73
Size:	9.0 KB
ID:	66288

            Ngồi nhớ lại cảnh gặp gỡ, khi chị ngước mắt lên nhìn anh. Khuôn mặt chị thật đẹp, đôi mắt thật hiền từ. Anh nghĩ chị cũng đã biết trong mấy lá thư gửi về, không phải là thư của chồng. Thế nhưng chị vẫn hy vọng, mong manh hy vọng. Trong mong manh đó chị đổi một giá cho sự phũ phàng, cay đắng. Có lẽ khi nhận thư hồi âm, sau khi đọc, chị thấy thương hại cho anh, thông cảm nỗi thống khổ của anh. Chị quyết định tiếp tục liên hệ với anh, giúp đỡ anh.

            Khi ra thăm nuôi, chị vẫn biết anh không phải là chồng, nhưng chị vẫn đi. Để xác định rõ ràng, khi gặp anh tức là chồng chị đã chết. Nghiệt ngã thật.. Chị bật khóc, vì thương cho chồng thì ít, mà lại thương anh nhiều hơn. Sống một đời tù tội, lao khổ, bị gia đình bỏ rơi. Dù sao chồng nằm xuống cũng đã lâu, nước mắt của chị đã bao năm khóc cho chồng, bây giờ đã khô cạn. Gặp anh trong một hoàn cảnh thật bi thương, sống giữa một trại tù vô cùng cực khổ, không tin tức gia đình vợ con. Anh đang chơi vơi giữa tận cùng khổ đau, dày xéo trên thân thể những vết hằn tủi nhục. Nước mắt của chị trào ra, khi ngước mắt trông thấy một con người thân thể vừa tiều tụy, vừa đờ đẫn, đang đứng đối diện…

            Đêm nay anh nằm đây, nghĩ lại cái cảnh chị lầm lũi bước lên tàu trở về Sài Gòn. Con tàu chạy vùn vụt trong đêm tối. Chỉ còn một mình chị thức, nhìn ra bên ngoài với sự trống vắng. Chị ôm một nỗi buồn sâu lắng. Đất nước đang trải qua một cơn sốt kinh khủng, đày đọa biết bao người lâm vào cảnh khốn cùng.

            Chị nghĩ sao về anh ? Chị có còn giữ liên lạc với anh không ?… Dù sau nầy thế nào, dù có giữ liên lạc hay cắt đứt, ơn nầy với anh suốt đời không quên được. Anh hứa với lòng mình, sau khi được trở về, anh sẽ tìm thăm chị. Sẽ nói với chị thật nhiều, cám ơn chị thật nhiều. Thay cho lần gặp gỡ trong trại không nói được.



            Click image for larger version

Name:	hinh-anh-dong-ben-cua-so-400x280-1.gif
Views:	76
Size:	67.2 KB
ID:	66289


            Anh thấy trên con tàu trở về kia, chỉ có mỗi một mình chị. Còn tất cả đều nhạt nhòa. Một mình chị thôi, chứa trên đó nỗi đoạn trường, bất hạnh của một đời người. Nhưng thật vô cùng quý báu của một tấm lòng. Tội nghiệp chị, con tàu đang chở chị lao vào màn đêm, xé tan bóng tối và lạnh lẽo.


            Phan Xuân Sinh

            Comment


            • Font Size
              #51
              Originally posted by tctd View Post

              cái này là do youtube thôi bạn .. còn VNNM thì không có restricted mấy chuyện này
              Originally posted by hoalucbinh18 View Post

              hoalucbinh chỉ thắc mắc với youtube thôi anh à . hoalucbinh thấy quá vô lý nên post lên mong có vị cao nhân tài cao , học rộng khiếu nại với youtube xem sao ? Có nhiều video về những trận chiến nói về quân lực VNCH bị youtube giới hạn người xem vô lý quá vì đó là lịch sử mà lịch sử thì phải trung thực , không thiên vị .
              HLB không xem kỹ họ có để restricted ở độ tuổi trẻ em vì có lẽ những hình ảnh chiến tranh không hợp, nếu copy links videos có thể chưa được phép hoặc gì gì đó trong guidelines

              Click image for larger version  Name:	aaa33.jpg Views:	0 Size:	15.0 KB ID:	66291

              Comment


              • Font Size
                #52
                SỐNG CHẾT TRONG TAY CỘNG SẢN !





                Tác giả Trần Nhật Kim với tác phẩm Sống chết trong tay cộng sản kể lại năm tháng trong lao tù sau năm 1975 khi gia đình ông còn giữ 1 lá cờ vàng Việt Nam Cộng hòa.

                Những tháng ngày đằng đẵng bắt đầu từ buồng giam Băng Ky - Bình Hòa đến trại tù Phan Đăng Lưu, Bình Thạnh, rồi đến trại Cổng Trời, Hà Giang và sau cùng là trại Thanh Cẩm, Thanh Hóa.

                Comment


                • Font Size
                  #53

                  PHIM TÀI LIỆU THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI HỒNG KÔNG 1988



                  Comment


                  • Font Size
                    #54

                    THỨ ÂM NHẠC ĐÃ BỊ CHÔN MÀ KHÔNG CHẾT



                    Mấy năm trước, một nhóm nhạc sĩ Hà Nội dự định làm một cuộc cách mệnh lật đổ một thể loại âm nhạc đại chúng của Sài Gòn :

                    BOLERO.

                    Khởi đầu bằng những phát biểu có tính mỉa mai và không xem đó là âm nhạc, hầu hết những nhạc sĩ ấy đều là người tôi có quen biết, từng cụng ly uống rượu và thậm chí tôi từng tham gia xuyên việt với tư cách Mc.

                    Tôi biết rõ “đại ca lãnh đạo“ là ai. Thế nên, trong bài viết này sẽ trên tinh thần đối thoại thẳng thắn nhưng không khiêu kích, bôi bác cá nhân ai, nó sẽ hiếu hòa nhưng không nhượng bộ điều gì không thể nhượng bộ.





                    CHÔN KHÔNG CHẾT !

                    Sau 1975 , toàn bộ nền âm nhạc miền nam nói chung Sài Gòn nói riêng được liệt kê vào mồ được đào và bolero cũng được chôn xuống chờ xanh cỏ…

                    Nhưng người miền nam trong thời chiến, trước 1975 không có thông tin để biết rằng tại Hà Nội miền bắc thập niên 1970 có một vụ án bi thương :

                    - Vụ án “Toán xồm – Lộc vàng“ (xin tra google), hai chàng trai trẻ tuổi mê nhạc tiền chiến, nước ngoài, ”nhạc vàng“ của Sài Gòn dù đi hát chui cũng bị dong ra vành móng ngựa tội tuyên truyền phổ biến nhạc đồi truỵ - phản động.

                    - Toán xồm 15 năm tù. Lộc vàng 10 năm tù.

                    Nhờ án tù cao nên hai người tù không phải đi lính, bộ đội, không phải đi qua chiến tranh.

                    Năm 1982, mãn án tù trở về khi tới ga Hàng Cỏ, từ những chiếc cassette chiến lợi phẩm mang từ miền nam về ầm ĩ toàn những thứ “nhạc vàng uỷ mị“ thứ âm nhạc lấy đi mỗi người trên dưới 10 năm trong lao tù.

                    Toán xồm vài năm sau đó chết trước cửa ngôi nhà cũ bị chiếm dụng của mình đúng ngày 30 tháng tư,

                    Những bức hình cuối cùng chụp ngày 23/4/1994 trước khi ông mất đúng ngày 30 tháng Tư năm 1994 – chỉ 7 ngày sau đó.





                    Lộc vàng còn sống đến hôm nay, mở một quán cà phê ven Hồ Tây đêm đêm vẫn hát…nhạc vàng.







                    Thứ âm nhạc đã bị chôn mà không chết, mãi mồ không xanh cỏ.…

                    Thêm 40 năm nữa , một ngày kia bỗng thấy trên truyền hình quốc gia VTV tràn ngập loại âm nhạc “uỷ mị bolero“.những cuộc thi đủ màu sắc tưng bừng diễn ra.những gương mặt ca sĩ trước đây chỉ thấy ở những chương trình hải ngoại nay nghiễm nhiên xuất hiện trên hàng ghế quyền lực lệch trời với thí sinh :

                    BAN GIÁM KHẢO !

                    Thứ âm nhạc “uỷ mị - bình dân –sến súa !“ ấy chiếm lĩnh [/i][/color][/size][/b] sóng truyền hình hơn mọi game chơi nào khác.

                    Một cách tự nhiên cuộc “phục thù ngọt ngào“ không đổ máu, không có tiếng súng đạn – chỉ thí sinh – ban giám khảo và bolero :

                    - Sứ mệnh hoàn tất .… những ca khúc đỏ một thời bỗng lui vào viện bảo tàng, chỉ đưa ra trong vài ngày “ giỗ chạp“.[/i][/color][/size][/b]

                    Đấy ! chết mà chưa chôn, chưa kể âm nhạc “ hường hường “ của các anh.…





                    [i]
                    Trịnh Công Sơn [i]


                    Hôm nay, dù yêu hay ghét Trịnh thì một sự thật không thể phủ nhận đây là nhạc sĩ có khối lượng người hâm mộ trong và ngoài nước khổng lồ. Người được công chúng quan tâm hàng đầu trong nền âm nhạc đương đại việt nam.

                    Con người có vẻ ngoài gầy gò , gương mặt phảng phất vẻ trầm mặc của một “thiền sư“, có một cuộc đời tưởng như êm ả với quá nhiều thành công lại không phải vậy, trong niềm tin ngây thơ của một người thiên tả, ông phạm một vết hằn khó phai trong lời kêu gọi trên đài phát thanh trưa ngày 30 tháng 4 – 1975.





                    Nhưng buồn thay cũng chính ông sau đó chịu nhiều đối xử, phân biệt hệt như những văn nghệ sĩ khác của Sài Gòn thời đó cho đến khi được một “nhà bảo trợ lớn“ Võ Văn Kiệt đỡ đầu.

                    Trịnh Công Sơn qua một trang sử khác bắt đầu dễ thở hơn dù nhiều ca khúc danh tiếng của ông trước 1975 vẫn bị cấm phổ biến.

                    Loạt “ ca khúc da vàng” là một ví dụ, thập niên 80 - 90 mỗi khi viết một ca khúc mới Trịnh Công Sơn vẫn phải đến hát trước cho một vài anh chị em báo Tuổi Trẻ nghe, trong ấy có tôi để tìm sự khen ngợi, ủng hộ cho ca khúc mới của mình.

                    Báo Tuổi Trẻ luôn đăng những ca khúc ấy của ông “Chiều trên quê hương tôi – Bốn mùa thay lá …” trừ “Em còn nhớ hay em đã quên“ vẫn bị kiểm duyệt buộc gỡ xuống trong đêm chuẩn bị in báo từ một nhận định kiểu tuyên giáo “em ra đi nơi này phải đổi mới, phải khác chớ sao vẫn thế ? cách mạng đã về rồi Sài Gòn phải khác…”







                    Cuối đời, khi mọi khó khăn đã qua, nhìn lại mình trong nỗi cô đơn Trịnh Công Sơn viết ca khúc u uẩn như dành riêng cho mình :

                    - “ Tiến thoái lưỡng nan - tiến thoái lưỡng nan đi về lận đận…ngày xưa lận đận không biết về đâu…về đâu cuối phố về đâu góc trời…xa xăm tôi ngồi tôi tìm lại tôi …”

                    Trịnh Công Sơn mất, một đám tang vô tiền khoáng hậu với số lượng người Sài Gòn đưa tiễn! hơn 10 năm sau, ông được đặt tên đường.
                    Trịnh Công Sơn, kẻ bị nghi kỵ, phân biệt đối xử bỗng một hôm có không chỉ một mà đến hai con đường mang tên mình.một ở Hà Nội, một ở Huế.

                    Cái mà bao nhiêu nhạc sĩ cách mạng cả đời thèm muốn, đến chết vẫn thèm thì Trịnh thong dong từ cõi vĩnh hằng hoàn tất cuộc “phục thù ngọt ngào“: Trịnh Công Sơn có tên đường như Văn Cao, Đỗ Nhuận, Nguyễn Đình Thi...…


                    Cũng thập niên 90, Trần Long Ẩn một nhạc sĩ xuất thân phong trào sinh viên đô thị kênh kiệu tuyên bố :

                    “Nhóm những người bạn [Trịnh Công Sơn, Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Thanh Tùng , Nguyễn Ngọc Thiện, Vũ Hoàng, Nguyễn Văn Hiên, Từ Huy] đã đẩy lùi “âm nhạc hải ngoại“.

                    Tuyên giáo nghe sướng nhưng người nghe nhạc thì cười mỉm . “ thật không? “ ....

                    Khoảng sân nhỏ nhà tôi một buổi tối cúp điện, những năm ấy, điện cúp một tuần 2 ngày 3 đêm. Tôi tiếp anh trong khoảng sân nửa sáng nửa tối của ngọn đèn dầu hắt ra, anh đến chào tạm biệt về lại Bắc Ninh. Giọng anh buồn rầu :

                    - “ Tôi phải về chốn cũ thôi, ở đây họ không chấp nhận nhạc của tôi …” tôi nói :

                    - “ Anh cứ về đi tôi tin rằng chỉ 5 năm sau khi anh quay lại Sài Gòn, sẽ là câu chuyện khác, họ sẽ phải nghe ca khúc của anh …”

                    Anh là người có kiến thức rộng nhiều lãnh vực, có tài năng tôi tin như thế.

                    Tôi không rõ khi anh quay lại Sài Gòn có đúng 5 năm không, nhưng ca khúc của anh đang rất nổi tiếng :

                    - “ Cho em một ngày , hoạ mi hót trong mưa , nghe mưa..vv ” tên anh đã được nhắc tới.

                    ...Giờ thì anh đã có tên tuổi dù âm nhạc của anh ít dần trong công chúng. Anh bắt đầu có những nhận định khác. Khi anh và nhóm của mình coi thường một thể loại âm nhạc được các anh xem là “sến “ của công chúng Sài Gòn nghĩa là cùng lúc các anh giới thiệu một lỗ hổng lớn, một cái nhìn cục bộ hẹp hòi mà âm nhạc, nghệ thuật không nên có.

                    Các anh có người sang tận Hoa Kỳ học hành trở về với nhiều tự hào vẫn quên một điều căn bản, nền giáo dục nghệ thuật nước Mỹ cho mọi người ngay từ lớp học phổ thông hiểu biết về mọi thể loại, hình thái âm nhạc : rock , funk , jazz, country vv… và ai chọn lựa hình thái âm nhạc nhạc nào là quyền yêu thích riêng của họ, không có chuyện Mozart , Beethoven …sang hơn anh mù Ray Charles hay John Denver của country music là sến.

                    Các anh phạm vào điều cao ngạo, trịch thượng trong nghệ thuật .

                    Những cuộc “ phục thù ngọt ngào “ đang và đã diễn ra. Khán giả chọn lựa nó, thứ âm nhạc chôn mà không chết.

                    Muốn nó chết, dễ thôi ! Các anh hãy làm nhạc hay hơn nó, có tài năng hơn nó để vĩnh cửu như nó …

                    Dèm pha, mai mỉa, xúc phạm nó vô nghĩa ! Nó càng bất tử !

                    Chỉ vậy thôi !

                    Tác giả: Đỗ Trung Quân​


                    Click image for larger version

Name:	A-6454186-1607912248-7751.jpeg.jpg
Views:	64
Size:	7.3 KB
ID:	74585

                    Comment


                    • Font Size
                      #55

                      TÔI PHẢI SỐNG


                      Bút Ký

                      Năm Quý Mùi 2003

                      Kính Dâng Lên Mẹ Việt Nam

                      Với tâm tình Vọng Cố Hương

                      Để Tưởng Nhớ


                      Hương Hồn Cha Má

                      Để nhớ ơn Sinh Thành Dưỡng Dục

                      Anh Linh các người anh


                      Đặng Văn Tiếp

                      Trịnh Tiếu

                      Lâm Thành Văn


                      Để nhớ thời gian trong trại tù Thanh Cẩm


                      Vong Linh người em


                      Đỗ Thanh Bình (Bình Thanh)

                      Để nhớ tình anh em kết nghĩa trong tù



                      Những người đã nằm xuống trong cuộc chiến tương tàn trên quê hương.

                      Để chia sẻ quãng đời bất hạnh

                      Lạy Chúa! Xin cho lời con nguyện cầu.

                      Tựa hương thơm bay lên tôn nhan Chúa”

                      LINH MỤC NGUYỄN HỮU LỄ



                      TỰA




                      Tháng 6 năm nay (2003), từ Tân Tây Lan, linh mục Nguyễn Hữu Lễ gọi điện thoại và ngỏ ý muốn tôi viết lời tựa cho cuốn bút ký “Tôi phải sống" mà ông vừa hoàn tất. Tôi nhận lời không một chút đắn đo vì coi đó là một vinh dự. Tác phẩm này, từ lâu tôi vẫn mong được đọc vì chính bản thân tôi cũng muốn làm một công việc tương tự nhưng không gặp điều kiện thuận lợi để thực hiện.

                      Sau khi nhận bản thảo, tôi lao vào đọc cuốn bút ký một cách mê say, không ngừng nghỉ.

                      Trải dài trên hơn 400 trang giấy, tác phẩm này được chia thành 11 chương. Mỗi chương gồm một số bài viết có vóc dáng như những bài luận văn được trau chuốt tận tình để quảng bá những dòng suy nghĩ cần phổ biến.

                      Dọc theo chiều dài của tập bút ký, những tình cảnh éo le và những trạng huống hiểm nghèo, bi đát, trong các trại tù cộng sản đã được tác giả thuật lại sống động và trung thực, với một văn phong nhẹ nhàng và tự nhiên như hơi thở.

                      Mặc dầu không phải là một pho truyện trinh thám nhưng người đọc luôn luôn ở trong trạng thái nôn nóng vì muốn biết tác giả viết gì thêm trong những trang kế tiếp.

                      Các liều lượng hỉ, nộ, ai, lạc được phân bổ hài hòa và sử dụng một cách cân nhắc để tránh cho nội dung tác phẩm sự nhàm chán thường gặp.

                      Lược qua những dòng viết tâm tình ta được biết tác giả sinh ra và lớn lên tại một vùng quê thuộc tỉnh Vĩnh Long. Gia đình theo đạo Công Giáo và cư ngụ trong vòng đai của ngôi thánh đường nhỏ trong làng có tên là nhà thờ Bưng Trường. Ngày tác giả mở mắt chào đời là ngày đất nước đang bị chiến tranh tàn phá.

                      Tiếng bom đạn và những xác chết trôi sông, đối với tác giả cũng như đối với các bạn cùng lứa tuổi, là những âm thanh và cảnh tượng quen thuộc hàng ngày. Kiếp sống lầm than, cơ cực và hoàn toàn thiếu an ninh của người dân thôn dã đã làm mủi lòng người thanh niên mới lớn giàu lòng bác ái.

                      Ta hãy đọc những dòng viết sau đây của tác giả khi ông chuẩn bị bước vào đời.

                      “Tôi nghĩ tới con đường làm linh mục năm tôi 20 tuổi sau khi học xong ban trung học. “Cái nhìn của tôi về hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ... đã ảnh hưởng tới sự lựa chọn của tôi. Tôi quyết định chọn đời linh mục vì tôi biết trong cương vị đó tôi sẽ phục vụ người dân thấp cổ bé miệng hữu hiệu hơn.” ( trang 51 ).

                      Thụ phong linh mục năm 1970, lúc vừa tròn 27 tuổi, tác giả hăng say làm công việc cứu nhân độ thế, nhưng không may, chưa được bao lâu, thì họa cộng sản đổ sập xuống miền Nam, và chính bản thân ông cũng bị cuốn vào vòng lao lý như hàng triệu người công dân vô tội khác của chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

                      Sau ngày 30 tháng Tư đen của năm định mệnh 1975, ông lê gót chân, hết nhà tù này đến trại giam khác, từ Nam chí Bắc, để chịu kiếp đọa đầy mà những người cộng sản Việt Nam đã nhẫn tâm áp dụng đối với đồng bào ruột thịt, trong ý đồ vừa trả thù vừa tránh hậu họa sau này cho cái chế độ sâu dân mọt nước.

                      Tắm máu đã không xẩy ra sau khi miền Nam bị cộng sản cưỡng chiếm bằng võ lực, nhưng những gì mà độc giả cảm nhận sau khi đọc cuốn bút ký của linh mục Nguyễn Hữu Lễ, sẽ còn ghê tởm, thâm độc và ác nghiệt gấp triệu lần.

                      Một phần bút ký “Tôi Phải Sống" tả lại cái khung cảnh hãi hùng của 13 năm tù cộng sản. Vì phải tiếp giáp hàng ngày với thần chết trong suốt quãng đời cơ cực ấy nên tác giả đã xuống quyết tâm phải tồn tại để làm nhân chứng sống cho một giai đoạn cực kỳ thảm thương của đất nước và thay đổi quan điểm sai lầm của một phần dân tộc về một thứ chủ nghĩa ngoại lai đã lỗi thời và đã đi vào sọt rác của lịch sử.






                      Những chương trong bút ký liên quan đến hệ thống trại tù của cộng sản Việt Nam đã được tác giả ghi lại với một bút pháp tuyệt vời, với một mức độ chính xác chưa từng thấy và với một tấm lòng tha thứ, bao dung hiếm có ngay cả đối với những người rắp tâm tiêu diệt bản thân mình.

                      Đọc tác phẩm này, nếu độc giả không phải là người mau nước mắt thì cũng sẽ rùng mình ghê sợ và xót thương cho số phận của những con người Việt Nam bị chính đồng bào mình đầy đọa xuống đáy tầng của địa ngục trần gian. Mức độ độc ác và tàn nhẫn không thua kém gì những “holocaust" Đức Quốc Xã dành cho người Do Thái trong Thế Chiến thứ hai.

                      Chế độ tù trong xã hội cộng sản Việt Nam là sản phẩm của một chính sách hủy diệt dấu tay kinh tởm ngoài sức tưởng tượng của con người. Với một thời gian giam giữ vô hạn định giữa bốn bức tường kiên cố của các trại tù hôi hám thiết lập tại những nơi thâm sơn cùng cốc, chính sách này đã biến con người thành con vật.

                      Bằng phép thuật khủng bố tư tưởng nó đã tạo nên những tên phản thầy phản Chúa, phản lại lý tưởng mình theo đuổi.

                      Bằng chủ trương "bỏ đói" nó đã đưa dẫn tù nhân tới chỗ giết nhau chỉ vì một miếng cơm hay mẫu bánh. Thậm chí nó đã thúc đẩy con người nghĩ cả đến việc ăn thịt đồng cảnh để sống còn.



                      Click image for larger version  Name:	HoanLonDoMuoi.jpg Views:	1 Size:	16.4 KB ID:	74770



                      Tác giả Nguyễn Hữu Lễ đã thuật lại những "chuyện khó tin nhưng có thật" đó với những giọt nước mắt chảy ngược vào tim vì chính ông là nạn nhân của những hiện tượng kinh hoàng vừa nói. Mặc dù vậy sau khi xếp sách lại chúng ta mới cảm nhận được hết sự chan hòa với tâm tình yêu mến quê hương và dân tộc của một Linh mục tù nhân, chứng nhân và là nạn nhân của bao nhiêu tình cảnh đau thương. Tác giả kết luận :

                      - “Hãy để cho bóng tối đi qua và cùng nhau hướng về nguồn sáng của bình minh dân tộc”.

                      - " Xã hội tù ’” của CSVN là hình ảnh thu hẹp của một xã hội lớn hơn :

                      - Xã hội Việt Nam sau ngày 30 tháng tư đen tối. Mười ba năm dài đằng đẵng, với thiên chức của một vị linh mục, tác giả đã thành công trong việc cảm hóa và cải tà quy chính rất nhiều đối tượng đã mất hết tính người vì chính sách trại giam của cộng sản.

                      Mong rằng tác giả cũng sẽ thành công một lần thứ hai khi trở lại đời sống bình thường, cho đúng với ước nguyện của ông lúc ban đầu, cho dân tộc được hưởng không khí tự do và cho tổ quốc có điều kiện vươn lên cùng nhân loại văn minh.

                      Maryland ngày 20 tháng 6 năm 2003

                      Nguyễn Cao Quyền



                      *


                      Lời Cảm Tạ



                      Tập Bút Ký “Tôi Phải Sống” được thành hình do công sức và sự khuyến khích của nhiều người. Về phần tôi, khi dòng chữ cuối cùng trong sách được viết xong, tôi ngồi đọc lại và thấy mình thật liều lĩnh !

                      Trước tiên vì tôi chưa hề viết lách bao giờ ! Nhớ lại lúc vừa lớn lên tôi rất thích viết văn. Có lần tôi đọc một câu chuyện tác giả viết về cảnh trên chuyến xe lam từ Sài Gòn lên Gò Vấp, đoạn đường quãng nửa giờ xe, nhưng tác giả viết gần 10 trang giấy. Tôi đọc phát mê và thán phục óc tưởng tượng phong phú của các văn sĩ.

                      Tưởng viết văn không có gì khó, tôi chợt muốn làm văn sĩ nên lấy giấy bút ra và thử viết một đoạn văn tả cảnh ngồi xe. Tôi chọn đoạn đường dài hơn từ Vĩnh Long lên Sài Gòn với khoảng 3 tiếng đồng hồ. Sau bao nhiêu cố gắng, tôi chỉ viết được không đầy trang giấy. Muốn viết thêm cũng chẳng biết viết gì !

                      Khi ra khỏi tù tôi đã 46 tuổi và có nhiều chuyện trong đầu. Lúc qua New Zealand hai năm sau đó, tôi thử ngồi viết lại những gì đã xảy ra trong tù. Lần này tôi viết được. Không những dài hơn đoạn văn năm xưa mà còn hết trang này qua trang khác. Nhưng đây không phải là óc tưởng tượng của nhà văn, mà là công việc của trí nhớ. Bắt đầu từ năm 1996, tôi ngồi viết lại một phần trang sử đau thương của cuộc đời.

                      Tuy nhiên, thú thật mà nói, dù trí nhớ tôi nhả mực qua dòng chữ với trang này qua trang khác, tôi cũng cảm thấy mình làm công việc này một cách khó khăn và nặng nề như con bò kéo chiếc xe có bánh vuông đang lên dốc!

                      Trở ngại trước tiên vì tôi là người miền Nam, viết sai chính tả quá nhiều, dấu hỏi ra dấu ngã và dấu ngã thành dấu hỏi.

                      Lúc đầu viết tay, vì chữ xấu nên nhiều lúc viết xong đọc lại có chỗ tôi không hiểu mình đã viết gì ! Loay hoay làm sao cải thiện việc viết lách cho có hiệu quả, tôi bèn nghĩ tới loại máy đánh chữ có dấu tiếng Việt mà khi còn ở Việt Nam tôi thường dùng. Tiện dịp có người bạn về thăm quê hương, tôi nhờ mua.

                      Anh bạn mang qua cái máy đánh chữ có dấu tiếng Việt đã cũ. Tôi dùng một thời gian và thấy khó khăn nặng nề quá, đành xếp xó và định lúc nào rảnh sẽ đưa tới tặng lại cho viện bảo tàng. Tôi biết họ sẽ rất mừng vì của này hiếm !

                      Không còn lựa chọn nào khác tôi đành phải nghĩ tới computer. Của đáng tội ! Từ thuở tấm bé cho tới khi qua định cư ở New Zealand lúc đã gần 50 tuổi đời, tôi chưa có dịp sờ qua cái computer, mặc dù đã thấy qua.

                      Cũng may cho tôi ! Lúc bấy giờ tôi có người bạn đạo Tin Lành rất giỏi về computer là anh Nguyễn Văn Tư, tôi tới gặp và xin anh giúp làm quen với cách sử dụng máy. Anh Tư đã tận tình hướng dẫn tôi ngay buổi trưa hôm đó.

                      Tôi ngồi xuống trước máy, anh đứng ngay sau lưng bảo tôi cầm “con chuột”, tôi đưa tay phải ra tóm lấy nó ! Nhưng con chuột bằng nhựa màu trắng đục này lúc nào cũng chực vuột ra khỏi tay tôi để thoát thân ! Tôi bặm môi ghì thật chặt làm anh Tư kêu :

                      - “ Ấy, ấy !Linh mục đừng ghì con chuột chặt quá, nhẹ tay thôi và từ từ đẩy cho mũi tên trên màn ảnh di chuyển theo !” Lúc đó tôi thầm nghĩ :

                      “ Bắt chuột vốn là nghề của mình, ngày còn nhỏ ở ruộng đồng mình đã bắt không biết bao nhiêu là chuột. Nhưng chuột thật hình như dễ bắt hơn con chuột nhựa này !”

                      Trước lúc ra về, anh Tư có viết cho tôi một cẩm nang. Nhưng về nhà được mấy hôm lại quên ngay. Chữ của thầy tôi trả cho thầy.

                      Vì có nhu cầu viết lách, tôi bèn ghi tên học computer lớp đêm dành cho người lớn, mỗi tuần 2 lần. Tôi chăm chỉ học trong 2 tháng với ông thầy người Anh.

                      Vào lớp nghe tiếng Anh còn vất vả, thì nói gì tới việc học computer bằng tiếng Anh ! Nên sau hai tháng miệt mài, tôi chỉ còn nhớ được cái computer tôi học tên là “Apple”, nghĩa là “Quả táo”! Một lần nữa, chữ của thầy tôi trả lại cho thầy. Sau đó tôi quên đi computer một thời gian và tiếp tục viết tay phần đầu tập Bút Ký. Có hiểu được sự khó khăn của tôi mới biết sự đóng góp quý báu và hỗ trợ tích cực của một số người trong việc này.

                      Một dịp may khác lại đến với tôi. Số là có đôi vợ chồng trẻ là Hoàng-Tú dọn tới ở gần tôi, cả hai là chuyên viên điện toán. Tôi mua máy và đôi bạn trẻ tới nhà chỉ dẫn tận tình. Nhờ đó tôi bắt đầu biết sử dụng computer để viết.

                      Cũng từ đó và sau này tôi được sự hướng dẫn về kỹ thuật computer, Internet của ông Lê Quang Long, chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Auckland và của người bạn Phật Giáo ở Úc là anh Lê Thiện Phúc.

                      Riêng hai người con tinh thần của tôi là vợ chồng Nguyễn Dương-Ngọc Yến, lúc đó ở San José, am tường trong ngành báo chí và phát thanh, hiện đang điều hành lớp Hán-Việt trên Internet đã giúp tôi về nhiều mặt trong tập sách này. Vừa rồi tôi rất vui khi Dương-Yến và con gái lớn là cháu Thùy Dương giúp dịch tập Bút ký này sang tiếng Anh.

                      Tôi đặc biệt ghi nhận sự đóng góp của hai người bạn tù trại Thanh Cẩm là anh Nguyễn Cần (Lữ Giang) và anh Nguyễn Cao Quyền. Cả hai anh, cũng như nhiều bạn tù khác đã khuyến khích tôi lo hoàn thành tập Bút Ký.

                      Anh Nguyễn Cần đã đọc và sửa giúp một phần bản thảo ngay từ lúc đầu và anh Nguyễn Cao Quyền nhận viết Lời Giới Thiệu cho tập sách.

                      Công việc bị gián đoạn trong mấy năm tôi làm việc ở Mỹ và các nước khác. Có một dạo, lúc tôi còn làm việc bên Mỹ, chị Trịnh Tiếu (Phi Nga) ở Sacramento đã chịu khó giúp tôi sắp xếp thứ tự các bài, các trang và sửa lỗi chính tả.

                      Năm 2001 trước khi tôi trở lại New Zealand, cô em gái Như Lan ở Virginia giúp tôi đọc lại các bài mới viết, góp ý kiến và luôn nhắc tôi lo hoàn thành những gì tôi đã bắt đầu từ lâu. Khi tôi trở lại New Zealand, may mắn có sự tiếp tay của một người bạn Linh mục là cha Peter Hoàng. Nhờ đó cuốn sách này được hoàn thành.

                      Cha Hoàng, một Linh mục trẻ, đẹp trai, sống bên Úc đã lâu và mới chịu chức Linh mục được 3 năm. Cha qua làm việc tại một giáo xứ ở Auckland gần tôi. Ngoài đức tính hiền hòa, vui vẻ và tận tình được mọi người quý mến, cha Hoàng còn là người thông minh, giỏi văn chương, rành về ngôn ngữ Việt Nam và nhất là giỏi về computer, mặc dù chỉ tự “mò” thôi chứ không được “qua trường lớp” như tôi !

                      Nói tóm lại, cái yếu của tôi lại là cái mạnh của cha Hoàng.

                      Từ đó cha Hoàng giúp tôi sửa bản thảo, lời văn, câu cú và nhất là lỗi chính tả, trong khi ý trong sách vẫn được giữ nguyên. Vì ở gần nhau nên rất thuận tiện trao đổi ý kiến và chúng tôi làm việc tận lực trong vòng 2 tháng để kịp hoàn thành tập Bút Ký trong năm nay, vì năm sau cha Hoàng trở về Úc.

                      Nếu không có công sức cha Hoàng, chắc chắn tập Bút Ký chưa có thể thành hình được lúc này. Cha Hoàng còn khuyến khích tôi rất nhiều trong việc xuất bản cuốn sách.

                      Một hôm, trong buổi gặp gỡ nhiều người và có cả tôi, cha “phấn khởi” tuyên bố một câu làm mọi người cười nắc nẻ :

                      “Các chuyện cha Lễ viết hay lắm, đọc xong chỉ muốn... ở tù !”

                      Có lần cha Hoàng thúc giục tôi :

                      - Cha lo in cuốn sách đi, chắc chắn sẽ có nhiều người đọc. Con đọc từ đầu tới cuối thấy rất hay.

                      Tôi cười đáp lại :

                      - Thế có cần ghi thêm hàng chữ “Money back guaranteed” ở bìa sau không?

                      Cha Hoàng la lên :

                      -Ối giời ơi! Làm gì tệ thế hả cha !

                      Ngoài những đóng góp đó, còn có sự khuyến khích của rất nhiều người.

                      Trước tiên là trong gia đình của anh Đặng Văn Tiếp, là người anh kết nghĩa của tôi đã chết trong tù.

                      Đặc biệt nhất là sự khuyến khích và hỗ trợ của chị Hoàng Thị Huyền Thanh ở Pháp là hôn thê của anh Tiếp và anh Đặng Văn Thụ ở Maryland là em kế của anh Tiếp.

                      Khi tìm gặp được nhau, chị Huyền Thanh và anh Thụ nhận tôi là người em. Sau đó là sự khuyến khích của anh chị em, bạn bè thân hữu thuộc nhiều giới khác nhau mà tôi chỉ có thể ghi lại một vài người ở đây.

                      Ngay từ đầu có hai người em họ tôi là vợ chồng Phương-Dung ở Hershey, các bạn tù như Dương Văn Lợi và chị Germaine ở Paris, Nguyễn Tiến Đạt ở San Barnadino, Trần Nhật Kim ở Virginia, Nguyễn Tôn Tính ở San José, Phạm Hùng Thọ ở Sydney...và các người bạn như anh Đinh Hùng Cường ở Virginia, cô Hồ Bạch Lan ở Toronto, cô Trần Thị Kim Loan, và người bạn học từ nhỏ là Anh Nguyễn Hữu Trà ở Virginia...

                      Các anh chị Phùng Văn Tuệ ở Santa Ana, chị Hoàng Thị Bích Đào và anh chị Bác sĩ Trần Văn Cảo ở San José...

                      Về sau này các người bạn như anh chị Võ Đại Tôn ở Santa Ana, Nguyễn Văn Tấn ở Toronto, Bác sĩ Đỗ Văn Hội ở Orlando, anh Châu Hoài ở Dallas... và nhiều bạn bè thân hữu khác.

                      Riêng anh Trần Văn Ngà, chủ nhiệm báo Tiếng Vang ở Sacramento và chị Kiều Mỹ Duyên có chương trình phát thanh và truyền hình ở Santa Ana không ngừng khuyến khích và sẽ tiếp tay giới thiệu quảng bá tập Bút Ký.

                      Ngoài ra hai người bạn là anh chị bác sĩ Nguyễn Huỳnh Anh ở Sacramento lúc nào cũng hỏi tôi :

                      - “Chừng nào Cậu bảy xong cuốn sách ?”

                      Lúc ở Mỹ cũng như khi về đây rồi tôi vẫn “bị” hỏi như thế ! Anh chị Huỳnh Anh-Liễu luôn khuyến khích và giúp tôi về nhiều mặt. Hai người bạn nghệ sĩ là anh Vũ Hối ở Maryland và cô Tina Thanh Hương ở Sacramento đã làm sẵn con dấu tặng tôi dùng trong ngày... ra mắt sách ! Mặc dù bản thảo còn đang dở dang !

                      Tuy nhiên còn một việc nặng nề cụ thể khác là in ấn và làm sao chuyển sách tới tay bạn đọc. Tôi nghĩ tới người bạn thân là anh Trần Quốc Bảo ở California, người đã khuyến khích tôi rất nhiều trong việc này.

                      Tôi gọi anh Bảo trình bày khó khăn và nhờ anh giúp. Anh Bảo trả lời :

                      “Cha Lễ ơi ! Vì cha ở xa quá, nên con sẽ giúp cha. Cha cứ yên tâm đi vì con coi việc của cha cũng như việc của con”.

                      Chắc tôi không cần viết gì thêm về anh Bảo, vì câu nói ngắn gọn đó đã nói lên tất cả. Có điều tôi hơi ngắc ngứ là anh Bảo vẫn dùng lối xưng hô theo tước vị tôn giáo đó làm tôi thấy khó, vì anh là người bạn, vả lại anh là một tín đồ Phật giáo. Tôi tin chắc là anh chị Bảo và hai cháu Hương, Kiếm hiểu được lòng quý mến của tôi.

                      Tôi ghi nhận sự tận tình của anh Võ Triều Sơn, Thầy Nguyễn Văn Chọn, anh Nguyễn Hữu Lợi, hai cháu Trí và Ngọc ở Sydney giúp rà soát từng hàng của bản thảo trước khi gởi tới nhà in và các người bạn là anh Trần Phong ở Colorado giúp trình bày bìa sách.

                      Đặc biệt tôi ghi nhận sự quan tâm, khuyến khích góp ý kiến để sửa bản thảo và giúp đỡ phương tiện in ấn của hai người con tinh thần tôi là vợ chồng Huỳnh Kim-Trầm Minh Phụng tại Auckland.

                      Có người hỏi tôi về tựa đề “Tôi Phải Sống” của tập Bút ký. Tôi trả lời, bạn sẽ hiểu khi đọc bài số 10 trong tập sách này.

                      Để giúp bạn đọc dễ dàng theo dõi, tôi chia tập Bút Ký này ra làm 3 phần.


                      Phần Một :
                      Cuộc Đời và Bóng Đen

                      Phần Hai :
                      Chiếc Lá Giữa Dòng

                      Phần Ba :
                      Tự Do và Hy Vọng.

                      Ngoài hai bài Vào Chuyện và Cuối Chuyện sẽ có 12 bài gồm những câu chuyện liên kết nhau theo thứ tự thời gian, sau cùng là Phần Phụ Trương và hình ảnh.

                      Mặc dù là từng bài riêng biệt nhưng được xếp theo thứ tự có chủ ý, vì vậy xin bạn đọc hãy khoan phê phán và chưa có ý kiến vội trước khi đọc xong hàng cuối cùng của phần Phụ Trương.

                      Cũng có mấy người bạn giúp tôi một vài chi tiết về con số, ngày, tháng, địa danh... mà đã quá lâu tôi không còn nhớ rõ. Dù sao sách này cũng còn nhiều thiếu sót, tôi mong sự cảm thông của bạn đọc và ước mong giúp tôi bổ túc.

                      Đa số những người tôi nhắc tới trong tập Bút Ký này hiện đang sống tại Mỹ, Việt Nam, Pháp, Úc, Đan Mạch, Canada, New Caledonia, Anh Quốc, Đức ,Ý, Bỉ, Hòa Lan, New Zealand...

                      Phần đông tôi đã có dịp gặp lại hoặc điện thoại thăm hỏi hay tiếp xúc qua thư từ, một số người có hình ảnh trong tập Bút Ký này. Dĩ nhiên, có một số người đã nằm xuống, xin bạn hãy dừng lại một phút để tưởng nhớ và cầu nguyện cho họ được siêu thoát.

                      Đôi lời chân tình tôi xin gởi tới các ân nhân, thân nhân, anh em bạn bè và thân hữu. Tôi nhớ từng người nhưng không thể nào kể hết ra đây, xin các bạn hiểu cho tôi điều đó. Chính vì sự đóng góp của quá nhiều người về nhiều mặt nên tôi xin gọi tập Bút Ký “Tôi Phải Sống” này là “cuốn sách của chúng ta.”

                      Với lòng quý mến và biết ơn sâu xa của tôi.

                      LINH MỤC NGUYỄN HỮU LỄ


                      Còn tiếp

                      Comment


                      • Font Size
                        #56
                        THAY LỜI TỰA

                        Bạn đọc thân mến,

                        Tôi vui mừng biết bao khi được gửi tới bạn món quà mà bạn đang cầm trong tay.

                        Đối với tôi, đây là một món quà rất quý vì là kết quả sự đóng góp công sức và sự khuyến khích của nhiều người. Từ nhiều năm qua tôi đã ngồi lựa chọn lại những chất liệu đa dạng cho cuốn sách.

                        Trước tiên là hồi tưởng các sự kiện xảy ra và sau đó đã phải khổ tâm nhớ lại từng xác người chết, sự đánh đập tra tấn cùm kẹp dã man, sự hận thù, lòng dạ phản trắc hòa lẫn với lòng nhân đạo, tình yêu thương, sự thân ái.

                        Tôi nhớ tới màu đen ghê rợn trong đáy địa ngục, pha lẫn với màu hồng của tình người.

                        Những yếu tố này và bao nhiêu điều tương phản khác đã xảy ra cho chính bản thân tôi và nhiều người khác mà tôi đã chứng kiến trong một thời gian khá dài kết tinh thành những dòng chữ trong các trang sách này.

                        Những sự kiện và hình ảnh tôi ghi lại một cách trung thực trong Bút Ký này nhiều khi rất thương tâm. Tôi viết lên không phải để oán trách cuộc đời và con người, nhưng muốn dùng các sự việc đó như một bài học của lịch sử, để nhiều người nhất là thế hệ trẻ mai sau biết được quá khứ và tránh không trở lại vết xe cũ.

                        Mục đích tập Bút Ký này để làm món quà gửi tới toàn thể đồng bào Việt Nam. Số tiền tượng trưng nào đó được ghi ở bìa sách chẳng qua là để giúp phương tiện in ấn, chuyên chở, phân phối v.v... để trao tập Bút Ký này tận tay bạn đọc. Và đó cũng là phương tiện duy nhất giúp tôi làm lộ phí để từ New Zealand tôi có thể tới thăm bà con và đồng hương trong dịp ra mắt cuốn sách.

                        Một chuyện rất riêng tư nhưng tôi cũng xin được lạm dụng vài hàng ở đây.

                        Tôi coi tập Bút Ký này là món quà trân quý mà tôi kính cẩn gửi tới bạn trong dịp tôi “thọ” 60 tuổi ! Tôi tuổi Quý Mùi, tuổi con Dê. Ông bà mình thường nói :

                        - “ Nam Nhâm Nữ Quý ”.

                        Vì câu nói đó nên có lúc tôi ngồi nghĩ quẩn :

                        - “ Giá mà mình sinh sớm một năm, năm Nhâm Ngọ, hoặc năm Quý Mùi cũng được nhưng nếu là Nữ, chắc đời mình sẽ sướng hơn ! Nhưng đã muộn rồi !”

                        Thân ái chào và mời bạn theo dõi câu chuyện.

                        Linh mục Nguyễn hữu Lễ

                        Comment


                        • Font Size
                          #57

                          PHẦN MỘT

                          Cuộc Đời và Bóng Đen


                          Vào Chuyện


                          Chiếc xe ca đông nghẹt hành khách dừng lại ở một trạm trên đường phố chánh của thủ đô Hà Nội bên cạnh một công viên. Nhiều hành khách chen nhau bước xuống xe. Nhóm chúng tôi gồm ba người tù vừa được tha từ trại Nam Hà cũng bước xuống.

                          Trong nhóm có thầy Kỳ, một chủng sinh ở miền Bắc làm hướng dẫn viên, còn anh Nguyễn Đức Khuân và tôi là dân miền Nam bị đưa ra Bắc ở tù, và cả hai mới đặt chân xuống đất Hà Nội lần đầu nên chỉ biết rảo bước theo sau thầy Kỳ.


                          Khi vừa đi được một đoạn, tôi bị choáng ngợp bởi sự thay đổi khung cảnh quá nhanh.

                          Mới sáng nay tôi còn ở trại tù Nam Hà vắng lặng và buồn thảm, thế mà xế trưa đã ở con đường chánh của thủ đô Hà Nội ồn ào náo nhiệt, đầy xe cộ và người đi lại. Tuy Hà Nội không có nhiều xe ô-tô như Sài Gòn trước kia, đa số là xe máy và xe đạp, nhưng việc xe cộ tới lui tấp nập cũng làm tôi choáng ngợp.


                          Trong mười một năm tù tại miền Bắc, có bốn lần tôi cũng có dịp đi ngang qua Hà Nội, nhưng toàn là về đêm và bị còng tay trên các chuyến xe di chuyển tù từ trại này tới trại khác.

                          Lần đầu là khi tôi bị đưa ra Bắc trên tàu Sông Hương, lên bến Hải Phòng và từ đó đi xe ngang qua Hà Nội để vào trại Nam Hà.

                          Lần thứ hai trong đêm Giáng Sinh 1977, khi nhóm 20 người chúng tôi từ trại Nam Hà bị đưa lên Cổng Trời cũng đi qua Hà Nội trong đêm.

                          Tám tháng sau, từ trại Cổng Trời chuyển về trại Thanh Cẩm, chúng tôi ghé qua trại Văn Hòa ở ngoại thành Hà Nội để nghỉ qua đêm. Lần cuối cùng, khi nhóm tù chính trị miền Nam và mười người tù Trung Quốc còn sót lại ở trại Thanh Cẩm chuyển về trại Nam Hà cũng đi ngang qua Hà Nội khi phố đã lên đèn.


                          Lần này tôi mới chính thức đặt chân tới Hà Nội giữa buổi xế trưa nắng ấm trong tâm trạng của một người tự do. Tôi dùng chữ “tự do” với một sự dè dặt, vì ít ra trong người tôi cũng có mảnh giấy ra trại được đóng dấu và ký tên hẳn hoi. Mảnh giấy, dấu ấn tự do của 13 năm tù đang được tôi cẩn thận nhét vào cái túi may bên trong áo phía trước ngực và cài lại bằng 2 lần kim băng.

                          Tôi không thể nào để tờ giấy màu nâu bằng chất liệu giấy rất kém này mất đi được. Đó là tờ giấy duy nhất hợp pháp mà tôi có được sau một thời gian rất dài ngoài ra tôi chẳng có một thứ giấy tờ gì trong người.

                          Tờ giấy ra trại này để chứng minh cho mọi người biết tôi là ai, và dĩ nhiên là để tránh rắc rối trong lúc tôi vừa mới chân ướt chân ráo bước ra khỏi nhà tù này và đang có ý định là sẽ lưu lại thăm viếng miền Bắc một thời gian chừng hai tuần lễ trước khi xuôi tàu về Nam.


                          CHIẾC NÔI DÂN TỘC

                          Tôi lên tiếng gọi và nói thầy Kỳ cho ngồi nghỉ một chút vì thấy trong người hơi mệt. Chúng tôi rẽ vào bên chiếc ghế công viên ngay đó ngồi vừa nhìn cảnh nhộn nhịp của giao thông trên đường phố thủ đô.

                          Lúc ngồi tựa lưng vào thành ghế đá công viên, tôi có dịp để ý quan sát người dân Hà Nội, người ngồi xe cũng như khách bộ hành trên đường phố.


                          Điều tôi ghi nhận đầu tiên là họ ăn mặc rất giản dị, không màu mè chải chuốt. Đa số mặc quần đen áo trắng, đàn ông cũng như đàn bà. Phần đông cúi đầu lầm lũi bước đi như những người mang tâm trạng chán chường, mệt mỏi.

                          Họ thường đi lẻ loi một mình, có khi sánh bước từng nhóm vài ba người, nhưng rồi cũng mạnh ai người ấy đi, ít khi thấy họ cười nói đùa cợt như hình ảnh quen thuộc của hè phố Sài Gòn mà tôi đã xa lìa hàng chục năm qua.

                          Tôi đoán hầu hết những người đang đi xe gắn máy hoặc xe đạp là giới công nhân qua cách ăn mặc giản dị của họ. Đàn ông phần nhiều đội mũ cối và phụ nữ đầu đội nón lá. Một chi tiết lý thú mà tôi thấy lúc bấy giờ là gần như tất cả các cô gái Hà Nội đều thon thả, mảnh mai và hơi nhỏ người.


                          Tự nhiên tôi liên tưởng tới chiếc áo dài Việt Nam và nghĩ là trời sinh ra người con gái Việt Nam, nhất là gái Hà Nội là để mặc áo dài !

                          Một lúc sau bắt đầu quen mắt, tôi cảm thấy dễ chịu, đứng dậy xốc ba-lô lên vai và theo thầy Kỳ dẫn lối tới Nhà Chung Hà Nội.[1] Tôi đã nghe nói nhiều về Hà Nội với 36 Phố Phường. Những bài hát truyền cảm, những câu thơ trữ tình tả cảnh
                          “ nên thơ ” của Hà Nội.

                          Nhưng hôm nay, lần đầu tiên tôi đang sống với Hà Nội bằng chính đôi mắt và con người tự do của tôi.


                          Hà Nội đẹp lắm !

                          Một nét đẹp cổ kính và chất phác nhưng thâm trầm. Ngay từ giây phút đầu thấy Hà Nội, tôi như bị
                          “tiếng sét ái tình” làm mê mẩn hồn. Tôi say mê Hà Nội như chàng trai mới lớn lần đầu tiên nhìn thấy bóng dáng kiều diễm của người con gái trong mộng và rồi “yêu” nàng !

                          Hà Nội không lộng lẫy kiêu sa,
                          nhưng mang vẻ trinh nguyên của chiếc nôi dân tộc. Tôi yêu Hà Nội kể từ giây phút đầu tiên đó.

                          Thầy Kỳ đi đầu, mặc bộ quần áo màu xanh trại phát với túi xách trên vai, Khuân mang ba-lô đội nón vải bước theo sau. Nhìn hai người bạn đang hăng hái bước đi trước mặt, tự nhiên tôi buồn cười khi nghĩ tới hình ảnh của nhóm bộ ba tướng sĩ tượng này. Hai anh bạn ăn mặc kỳ dị quá khiến tôi nghĩ có lẽ người khác nhìn tôi cũng nói như vậy.

                          Chúng tôi thật chẳng giống ai, nhất là thầy Kỳ !

                          Ai nào lại mặc bộ quần áo tù đi nghênh ngang giữa thủ đô văn hiến như thế nhỉ ? Dường như ai nhìn vào cũng biết đây là ba anh tù vừa mới ra trại. Biết đâu có người còn nghĩ đây là ba anh tù vượt ngục khi thấy thầy Kỳ mặc bộ quần áo tù với chiếc áo trấn thủ che ngoài để lấp con dấu “Cải Tạo” đóng sau lưng không chừng! Tự nhiên tôi đâm ra băn khoăn xen lẫn một chút khó chịu.

                          Cái ông thầy Kỳ này thật là “ kỳ ” ! Ai lại đi ăn mặc như thế bao giờ ! Không lẽ chẳng còn bộ đồ nào khác hơn hay sao ? Ăn mặc như thế nhỡ có ai nghi ngờ thì lại rắc rối to. Mặc dù hơi khó chịu nhưng khi thấy thầy Kỳ bỗng dưng hớn hở và cho biết là sắp tới nơi, hồn tôi như hòa vào niềm vui và quên đi nỗi băn khoăn về thầy.

                          Thầy Kỳ lúc đó đã ngoài 40, có lẽ cũng xấp xỉ tuổi tôi. Người nhỏ thó và nước da ngăm đen. Mấy chiếc răng bi gãy trông thầy càng bệ rạc hơn ! Tuy nhiên, tính tình vui vẻ và khiêm tốn làm tăng thêm nét dễ thương nơi thầy. Vì lý tưởng đi tu mà thầy bị bắt vào tù ra khám không biết bao nhiêu lần.

                          Thầy Kỳ chung lớp với một số Linh Mục ở miền Bắc. Số thầy lận đận tù mãi, bằng không cũng trở thành Linh Mục từ lâu.

                          Thầy Kỳ quen biết hầu hết các tu sĩ miền Bắc, từ Hồng Y Giáo chủ trở xuống. Trong Nhà Chung Hà Nội này có hai bạn học cùng lớp với thầy Kỳ làm phòng bộ cho Đức Hồng Y. Trong khi rảo bước theo thầy, tôi có cảm tưởng như đang bước theo sau một
                          “Thiên thần “ hộ mệnh.

                          NHÀ CHUNG HÀ NỘI

                          Vừa tới ngõ rẽ vào Nhà Chung, tôi cảm thấy hơi bồn chồn khi sắp sửa được gặp vị Hồng Y Giáo chủ mà tôi chưa từng bao giờ gặp. Bất ngờ có một người đàn ông nhỏ thó quãng ngoài 50 xuất hiện. Ông từ một ngõ sát cạnh hàng rào Nhà Chung bước ra chặn chúng tôi lại và hỏi :

                          – Cho tôi hỏi, có phải các anh mới đi tàu hỏa xuống à ?

                          Tôi rất nhạy trước cảnh này và biết ngay người đàn ông đó là ai. Thầy Kỳ chưa kịp trả lời, tôi bình thản lên tiếng :

                          – Chúng tôi không đi tàu hỏa, nhưng tại sao bác hỏi thế ?

                          – Tôi đi đón người nhà từ miền Nam ra, và trông các anh có vẻ người miền Nam nên tôi hỏi thăm.

                          Thấy người công-an chìm này có vẻ trâng tráo, tôi vặn hỏi ngay :

                          – Có phải bác nghi chúng tôi là tù vượt ngục không ?

                          Người lạ mặt tỏ ra bối rối sau câu hỏi đó. Mặt ông ta khác đi và yên lặng. Thì ra tôi đoán đúng, người ngoài thấy chúng tôi biết ngay là tù. Hơn nữa, thấy cách ăn mặc của thầy Kỳ họ có quyền nghi thêm hai chữ “vượt ngục”. Tôi nói tiếp:

                          – Bác lầm rồi, chúng tôi là tù nhưng không phải vượt ngục mà mới được tha về từ trại Nam Hà sáng hôm nay.

                          Người công-an chìm này không chịu thua :

                          – Thế các anh định về đâu?

                          – Dĩ nhiên là tôi về Nam, nhưng chưa về ngay hôm nay.

                          – Các anh định ở đâu trong lúc này?

                          – Ở đây, trong Nhà Chung này!

                          Vừa nói tôi vừa chỉ vào Tòa Giám Mục Hà Nội. Xong câu đó, chúng tôi bỏ đi vào. Người đàn ông đứng nhìn theo.



                          Click image for larger version  Name:	4532_375A6036.jpg?rt=20201006210856.jpg Views:	1 Size:	60.9 KB ID:	75508


                          Tòa Giám Mục Hà Nội, hay thường được gọi là Nhà Chung Hà Nội là một khu vực khá rộng với nhiều dãy nhà ngang dọc, nhưng tòa nhà chánh là nhà hai tầng khá dài nằm thẳng góc với đường cái.

                          Cách tòa nhà chánh này một đỗi là tháp của Nhà thờ Chính tòa có cây Thánh Giá vươn cao.

                          Từ cổng đi vào là sân khá rộng và dài sâu mãi vào bên trong. Khu vực này với cây to bóng mát và các tòa nhà lâu năm trông thật cổ kính. Lúc vừa bước vào khuôn viên Nhà Chung Hà Nội, tôi tưởng như mình đang đi vào một khu bảo tàng cổ được gìn giữ cẩn thận và trang nghiêm.


                          Thầy Kỳ dẫn chúng tôi đi sâu mãi vào gần cuối mới có bậc thềm bước vào khu nhà. Lúc đó khoảng hai giờ chiều, có lẽ là giờ nghỉ nên cả khu nhà yên tịnh và vắng vẻ, chẳng thấy bóng dáng ai. Thầy Kỳ đã quen biết nơi này nên đi vào trong như người nhà. Anh Khuân và tôi đặt ba lô xuống bậc thềm xi măng ngồi nghỉ mệt.


                          Tòa Giám Mục Hà Nội




                          Click image for larger version

Name:	foody-nha-tho-lon-nha-chung-661-636026454093652284.jpg
Views:	54
Size:	5.9 KB
ID:	75510



                          Một lúc sau thầy Kỳ trở ra với một người đàn ông cao và trắng trẻo, tóc húi kiểu đầu đinh tức là có mái bằng trên đỉnh đầu. Người này mặc áo sơ mi trắng ngắn tay, quần tây đen, áo bỏ ngoài quần và chân mang xăng-đan. Toàn diện con người anh toát ra sự sạch sẽ và gọn gàng của một con người làm việc văn phòng.

                          Hình ảnh này tương phản với thầy Kỳ nhỏ thó, đen đủi và bệ rạc trong bộ đồ tù đang cười nói bước đi bên cạnh. Anh Khuân và tôi đứng lên khi hai người ra tới nơi. Thầy Kỳ giới thiệu :


                          – Thưa cha, đây là thầy Trác, bạn cùng lớp của con và là người giúp phòng bộ của Đức Hồng Y.

                          Tôi đưa tay ra bắt tay thầy Trác, trong lúc thầy nói :

                          – Con được thầy Kỳ cho biết có cha và anh ghé Nhà Chung. Con xin chào. Mời cha và anh vào.

                          Thầy Trác đưa cả 3 vào phòng ăn, vừa đi vừa nói :

                          – Giờ này Đức Hồng Y chưa xuống văn phòng. Cha ngồi uống nước và tạm nghỉ, chốc con lên trình với ngài.

                          Trong lúc chúng tôi uống nước, thầy Trác bước ra ngoài. Phòng ăn này khá lớn có kê một bàn dài và hai bàn tròn.

                          Trong góc và cạnh vách có bộ xa-lông và mấy chiếc bàn nhỏ để sách báo. Chỗ nào cũng sạch sẽ tươm tất.

                          Một lúc sau thầy Trác trở lại, tôi vẫn ngồi yên đọc báo. Tôi ngạc nhiên khi thầy bước tới và chào tôi lần nữa:


                          – Chào cha, có phải cha Lễ không ạ ?

                          Tôi ngạc nhiên vì lúc nãy đã giới thiệu rồi, sao thầy còn hỏi nữa ?! Tôi ú ớ đáp lạ i:

                          – Vâng… vâng…

                          Chưa nói hết câu thì thầy Kỳ cười lên tiếng :

                          – Thưa cha, đây là thầy Trạc, em sinh đôi của thầy Trác lúc nãy !

                          À, ra thế! Tôi chợt phá lên cười mà không dằn được, mặc dù biết cười như thế là không phải. Để khỏa lấp chỗ hớ của mình, tôi liền chống chế bằng một câu thân thiện :

                          – Trời ơi ! Hai anh em giống nhau quá, tôi nhận không ra !

                          Thầy Trạc vui vẻ đáp :

                          – Không phải một mình cha lầm đâu, có nhiều người lầm hai anh em con. Chúng con giống nhau quá hả cha?

                          Chúng tôi được trận cười thoải mái sau câu nói đó. Hai anh em sanh đôi này đã giống nhau như hai giọt nước mà lại ăn mặc như nhau nữa thì có trời mới biết ai là Trác và ai là Trạc !

                          Lúc đó tự nhiên tôi liên tưởng tới hai nhân vật sinh đôi Dupond và Dupont trong bộ truyện bằng tranh “Tintin et Milou” của Paul Hergé, nhưng tôi không dám nói ra. Sau khi chúng tôi ngồi nói chuyện vui vẻ, chợt thầy hỏi :


                          – Trước khi vào Nhà Chung cha và các anh có gặp ai hỏi thăm gì không?

                          Tôi nói có và kể lại câu chuyện gặp người đàn ông ngoài cổng. Thầy chia sẻ:

                          – Thế đó cha ơi ! Ngoài này nó vậy đấy ! Con kiến cũng chui không lọt đừng nói chi con người. Mà này cha và anh có giấy tờ đưa con đi trình. Đồn công an ngay cổng vào đó cha !

                          Chúng tôi móc túi lấy giấy tờ. Khi thấy tôi lần túi trong túi ngoài và qua hai lần kim băng móc mảnh giấy ra trại, thầy Trạc nhìn tôi mỉm cười làm tôi xấu hổ. Lúc ấy tôi có cảm tưởng mình giống như một bà nhà quê, giấu mấy đồng tiền lẻ sâu vào ruột tượng moi mãi không ra. Tôi cười và nói cho đỡ ngượng:

                          – Cẩn tắc vô ưu thầy ạ !

                          – Phải thế chứ cha! Bọn móc túi Hà Nội này nó ranh lắm ! Nhất là lúc đi tàu hay đi xe, cha và các anh phải cẩn thận đấy. Bọn chúng nhanh như sóc ấy !

                          Câu nói của thầy Trạc làm tôi đỡ ngượng. Thầy cầm lên đọc khá kỹ các mảnh giấy trong tay. Tôi biết là ngoài lý do để đi trình giấy, những người có trách nhiệm trong Nhà Chung cũng phải biết chắc ai bước vào nhà này. Mặc dù có sự giới thiệu coi như bảo đảm của thầy Kỳ, nhưng người ngợm của tôi lúc bấy giờ rất dễ cho người lạ nghi là Linh Mục “dỏm”!

                          Sau đó thầy bước ra và dặn tôi ngồi nghỉ để thầy đi dọn phòng cho chúng tôi. Thầy nói thêm là giờ này Đức Hồng Y còn trong nhà nguyện, tới ba giờ sẽ vào văn phòng làm việc và tiếp khách.

                          Một lúc sau thầy trở lại bước vào nhà ăn, nhưng tôi không biết là Trác hay Trạc !

                          Thầy mời tôi lên phòng, trong khi Kỳ và Khuân ngồi chờ thầy trở lại để đưa qua khu vực nhà khách dành cho các thầy. Tôi nghĩ giá mà ba anh em chúng tôi được ở chung một nhà thì vui hơn, nhưng nhập gia phải tùy tục.


                          Lúc đi cạnh nhau tôi vẫn chưa biết người nầy là Trác hay Trạc ! Tôi mỉm cười với ý nghĩ, giá mà một ông bị cận thị mang kính thì dễ phân biệt biết mấy !

                          Tôi được đưa vào một phòng khách trên lầu rất sạch sẽ, rộng rãi và đủ tiện nghi. Giường trải chiếu hoa và có quạt trần. Phòng mở cửa nhìn xuống sân từ đường cái đi vào và đối diện bên kia là nhà Văn hóa.


                          Tôi đặt chiếc ba lô hành trang duy nhất của tôi xuống ghế và bước vào nhà tắm để rửa mặt. Sau khi lau người bằng chiếc khăn mặt trắng và thơm tho, tôi bước ra và tới ngả lưng nằm dài trên giường có chiếc gối trắng tinh, dang rộng tay chân trong tư thế thoải mái lần đầu sau 13 năm cuộc đời gió bụi. Vừa nằm xuống tôi buột miệng nói thành lời :

                          “Ôi ! Đời đáng sống làm sao !”.

                          Cái cảm giác đang tự do và làm chủ hoàn toàn một căn phòng, cho dù chỉ là một phòng khách của Nhà Chung Hà Nội và chỉ ở tạm một vài ngày đã làm tôi lâng lâng hạnh phúc và nhận chân ra sự thay đổi đột ngột trong cuộc đời.

                          Tôi nằm yên nhắm mắt và cố tận hưởng giây phút hiếm hoi này, chẳng suy nghĩ gì thêm. Một lúc sau có tiếng gõ cửa và thầy phòng bộ bước vào.
                          Tôi vẫn không biết là Trác hay Trạc, chỉ lên tiếng

                          - “ Chào thầy !”


                          Thầy nói đã trình Đức Hồng Y. Ngài mừng lắm và hẹn ba giờ rưỡi thầy đưa chúng tôi lên gặp Đức Hồng Y.


                          Còn tiếp ,

                          Comment


                          • Font Size
                            #58

                            HỒNG Y TRỊNH VĂN CĂN




                            Click image for larger version

Name:	375px-Hình_kỉ_niệm_25_năm_Giám_mục_HY_Trịnh_Văn_Căn_1988.png
Views:	54
Size:	492.5 KB
ID:	75755


                            Từ trước tới giờ tôi chỉ nghe tên và xem thấy hình, nhưng chưa bao giờ có dịp gặp đức Hồng Y Trịnh Văn Căn. Do đó, tôi hơi bồn chồn khi cùng với hai người anh em kia bước theo thầy phòng bộ trong hành lang khá rộng dẫn tới phòng của vị chức sắc cao cấp nhất của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Phòng này nằm ở khoảng giữa lầu hai trong tòa nhà chánh của Nhà Chung Hà Nội.

                            Tới nơi, thầy phòng bộ bước lui để ba anh em tôi vào.

                            Khi nghe tiếng gõ cửa, đức Hồng Y bước ra tận nơi đón chúng tôi.

                            Hồng Y Trịnh Văn Căn, một người khá cao lớn, tuổi ngoài 60, nước da hồng hào, tóc bạc trắng, trên môi nở nụ cười tươi và dáng vẻ rất phúc hậu.

                            Ngài mặc áo dòng đen có viền đỏ như các Giám mục vẫn mặc, cổ “côn” trắng chỉnh tề và chân mang giày da đen. Vừa thấy ngài, tôi lên tiếng :


                            - “ Thưa đức Hồng Y, con là cha Lễ, thuộc giáo phận Vĩnh Long, cùng với thầy Kỳ và anh Khuân, chúng con xin chào đức Hồng Y.”

                            Ngài tươi cười đưa tay phải ra, tôi bắt tay vừa định quỳ gối hôn nhẫn thì Ngài đỡ tôi dậy, kéo vào lòng và quàng tay trái ôm tôi khá lâu vừa nói :

                            “Cha Lễ ! Nghe tin cha về tôi mừng lắm. Tạ ơn Chúa ! Tạ ơn Chúa ”

                            Thái độ của đức Hồng Y Trịnh Văn Căn làm tôi vô cùng cảm động.

                            Sau đó ngài bắt tay Kỳ và Khuân, và để cho hai người quỳ hôn nhẫn. Tôi giới thiệu Khuân là một giáo dân, còn thầy Kỳ thì Ngài đã biết. Đức Hồng Y đưa tay mời ba anh em tôi vào phòng. Tôi đi đầu, theo sau là thầy Kỳ và anh Khuân.


                            Hồng y Trịnh Văn Căn chụp hình cùng Giáo hoàng Gioan Phaolô II




                            Click image for larger version

Name:	800px-Giáo_hoàng_Gioan_Phao_lô_II_chụp_cùng_HY_Giuse_Maria_Trịnh_Văn_Căn_tại_Vatican.png
Views:	46
Size:	790.6 KB
ID:	75756



                            Ngài tiếp chúng tôi rất niềm nở, cùng chúng tôi ngồi ở bộ ghế xa-lông giữa căn phòng rất rộng, đơn sơ và ngăn nắp.

                            Khi bắt đầu câu chuyện,
                            tôi cám ơn đức Hồng Y đã gửi quà cho các Linh mục trong tù và khi các cha về hết thì gửi cho tôi. Ngài nói có nhờ cha Mai lo việc đó vì Ngài nghĩ là các cha trong miền Nam xa xôi quá.

                            Ở đây Ngài làm được gì để an ủi các Linh mục trong lúc tù đày thì Ngài cố gắng làm. Trong câu chuyện Ngài cũng nhắc tới Đức cha Nguyễn Văn Thuận đang bị giam lỏng ở Giang Xá và Ngài vẫn nhờ cha Mai lo gửi quà, nhưng lần vừa rồi quà bị trả lại khiến Ngài lo lắng không biết tình trạng Đức cha Thuận bây giờ ra sao.

                            Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn có giọng nói ấm, đơn sơ và truyền cảm. Ngài hỏi tôi về những Linh mục còn lại trong tù, cách thức thăm nuôi làm sao, đời sống tinh thần các Linh mục và giáo dân trong tù thế nào. Ngài hỏi chuyện cả ba người nhưng nhiều nhất là tôi.

                            Tôi nói số Linh mục miền Nam ra Bắc từ hơn 10 năm qua thì tôi là người ra về cuối cùng. Nhưng Linh mục miền Bắc mới bị vào tù sau này thì còn lại ba người là :

                            - Cha Thi, cha Vĩnh thuộc Giáo phận Bùi Chu và cha Hiểu thuộc Giáo phận Bắc Ninh.

                            - Có trường hợp cha Nguyễn Văn Lý và cha Lê Văn Nghiêm thuộc Tổng Giáo phận Huế mới bị bắt hai năm cũng còn ở trại Nam Hà.

                            Như vậy còn lại 5 Linh mục trong trại tù Nam Hà.

                            Khi tôi nói các chi tiết này,
                            đức Hồng Y đứng lên bước lại bàn lấy quyển sổ và bảo tôi nhắc lại để Ngài ghi.

                            Sau đó Ngài hỏi chừng nào chúng tôi về Nam và chương trình những ngày tới ra sao ?

                            Tôi cho biết là anh Khuân sẽ về trước còn tôi sẽ lưu lại miền Bắc nửa tháng . Trước tiên tôi sẽ đi Bắc Ninh thăm Đức cha Phạm Đình Tụng là Giám mục Bắc Ninh và sẽ nhờ người hướng dẫn tới thăm gia đình cha Hiểu ở xứ Ngô Khê trong giáo phận này.

                            Cha Hiểu sống chung một đội với tôi trong trại Nam Hà, khi tôi ra về thì cha Hiểu còn ở lại đó.

                            Thời gian còn lại tôi sẽ đi một vài nơi để có dịp đi thăm viếng và ghi nhận tất cả những gì có thể ghi được, nhất là về tình trạng Giáo hội Công Giáo trong các giáo phận miền Bắc sau mấy chục năm dưới chế độ cộng-sản, để sau này nếu có dịp tôi sẽ viết lại những gì tôi đã thấy và tìm hiểu.

                            Đức Hồng y rất tán thành ý định của tôi và ngài nói :


                            Cha cứ đi, nếu cần giới thiệu tới chỗ nào tôi sẽ giới thiệu. Hãy coi Nhà Chung này là nhà của cha. Bất cứ lúc nào cha trở lại cũng được, và nếu cần gì cứ bảo với hai thầy phòng bộ.”

                            Ngài quay sang hỏi anh Khuân về gia đình, vợ con và việc làm ăn sinh sống trong thời gian chồng đi tù.

                            Đức Hồng Y tiếp chúng tôi quãng nửa tiếng đồng hồ. Sau đó, chúng tôi đứng lên xin cáo lui để ngài làm việc. Trước lúc chúng tôi ra khỏi phòng, ngài dặn chúng tôi sang thăm và chào Đức cha phụ tá là Giám mục Nguyễn Văn Sang.

                            Tôi trả lời là đã nhờ thầy phòng bộ thông báo và chúng tôi sẽ tới chào, ngay sau khi thăm đức Hồng Y.

                            Tôi bước ra khỏi phòng đức Hồng Y Trịnh Văn Căn với sự cảm xúc và lòng kính mến sâu xa.

                            Tôi rất mừng và hãnh diện về Giáo hội Công Giáo Việt Nam có được người lãnh đạo nhân từ, đầy lòng bác ái và quan tâm tới từng hoàn cảnh của mỗi người như thế.

                            Lễ nhận mũ Hồng y của Tổng giám mục Trịnh Văn Căn tại Rôma




                            Click image for larger version

Name:	1280px-Lễ_trao_mũ_HY_Trịnh_Văn_Căn_1979.png
Views:	46
Size:	915.2 KB
ID:	75757


                            Còn tiếp ,

                            Comment


                            • Font Size
                              #59
                              VỊ GIÁM MỤC PHÓ


                              Chúng tôi đi xuống trở lại ngang nhà ăn và qua dãy nhà kế bên để tới phòng Giám mục Nguyễn Văn Sang nằm ngay ở đầu nhà. Tôi cũng chỉ nghe nói tới Giám mục Nguyễn Văn Sang, nhưng chưa gặp bao giờ.

                              Lúc còn trong tù tôi nghe Linh mục Lê Đức Triệu, tức nhạc sĩ Hoài Đức, cũng là người gốc Giáo phận Hà Nội kể chuyện.

                              Năm 1954, Ngài đã di cư vào Nam rồi, nhưng sau đó lại trở lộn ra Bắc, không hiểu vì lý do gì. Nghe như thế tôi đã có sự khâm phục tinh thần của Giám mục Nguyễn Văn Sang chấp nhận trở lại miền Bắc dưới chế độ cộng-sản, trong khi một số đông giáo sĩ đã di cư vào Nam.

                              Sau đó cha Sang được chọn làm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Hà Nội một vài năm gì đó trước khi chúng tôi tới thăm.
                              Giám mục
                              Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang
                              Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang (8 tháng 1 năm 1931 – 5 tháng 10 năm 2017)
                              Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang


                              Click image for larger version  Name:	375px-GM_Thái_Bình_-_FX_Nguyễn_Văn_Sang.png Views:	1 Size:	108.7 KB ID:	75769

                              https://vi.wikipedia.org/wiki/Phanxi..._V%C4%83n_Sang


                              Chúng tôi gõ cửa khi Giám mục Sang đang ngồi tại bàn làm việc và lên tiếng mời chúng tôi vào. Ngài vẫn ngồi yên tại chỗ khi ba anh em chúng tôi bước vào. Tôi lên tiếng khi thấy ngài :

                              - Chào Đức cha, con là cha Lễ ở Vĩnh Long cùng với hai anh em, thầy Kỳ và anh Khuân là một giáo dân ở miền Nam. Chúng con vừa mới ra khỏi tù hôm nay và tới chào Đức cha.

                              Giám mục Sang vẫn ngồi yên sau bàn làm việc, ngẩng đầu lên và quay ngang nhìn nhóm chúng tôi :

                              -Thế à, cám ơn, cám ơn ! Mấy anh em ngồi đi.

                              Vừa nói vị chức sắc tôn giáo ngoài 50 tuổi này chỉ tay về hàng ghế đai sát trong vách, đối diện với bàn làm việc rất bề bộn của Ngài. Tôi vừa ngồi xuống vừa quan sát rất nhanh Giám mục Sang.

                              Giám mục Nguyễn Văn Sang đáng người hơi thấp, da mặt bóng láng, mập béo và trắng trẻo. Tướng mạo Ngài biểu hiện một sự sung mãn khá toàn diện. Ngài mặc áo dòng đen, không có cổ trắng, vì Ngài không đứng lên nên tôi không biết mang giày dép gì.

                              Phòng làm việc của Giám mục Sang khá nhỏ, chỉ bằng phân nữa phòng Đức Hồng Y. Trong phòng bề bộn những sách vở và đồ đạc nằm vô trật tự, ngổn ngang.

                              Sự tương phản quá bất ngờ trong thái độ đón tiếp giữa Hồng Y Trịnh Văn Căn và Giám mục Nguyễn Văn Sang tôi sượng sùng.

                              Thấy bầu khí quá tẻ nhạt, tôi cố ý kéo dài việc xê dịch ghế và xoay đi sửa lại mấy lần trước khi ngồi yên, ra điều tôi chưa sẵn sàng để bắt đầu câu chuyện mà tôi đoán biết trước là sẽ rất nhạt nhẽo.

                              Nhưng cuối cùng rồi tôi và hai anh bạn cũng đã ngồi yên đối diện với vị Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Hà Nội.

                              Ngài ngồi khoanh hai tay lại chống lên mặt bàn, cổ rụt xuống làm đôi vai nhô cao. Trong cách ngồi này tôi thấy hình dạng ngài trở nên thấp bé trong căn phòng bé nhỏ và bề bộn của ngài.

                              Giám mục Sang ngồi yên nhìn chúng tôi không nói không rằng, gây cho tôi cảm tưởng là chúng tôi xuất hiện không đúng lúc.

                              Trong giây phút đó tôi không biết tâm trạng thầy Kỳ và Khuân ra sao. Tôi đoán là họ cũng thấy đớ ra và thừa thãi như tâm trạng của tôi, nhưng dù sao họ cũng nhẹ nhàng hơn vì tôi là người phải đóng vai trò đại diện ăn nói.

                              Trong một giây, tôi tự nói với mình :

                              - “ Trời ! Nếu biết như thế này thì vào đây để mà làm gì ?!”

                              Thấy tình thế kỳ dị quá, không lẽ cứ ngồi đây mà nhìn nhau cho tới giờ cơm chiều, tôi bèn hỏi một câu thừa thãi và rất ư là vô duyên:

                              - Đức cha có khỏe không ạ ?

                              Vị chức sắc tôn giáo có thân hình tròn trịa ngồi yên một chút mới bắt đầu nói như rên :

                              - Mới đi nghỉ mát ở Đồ Sơn về hôm qua, nghe sao trong người không được khỏe, có lẽ nắng ngoài đó to quá !

                              Tôi không biết Giám mục Sang nói những lời nói giọng rè rè đó với chúng tôi hay tự than thở với chính mình. Dù vậy tôi buộc lòng phải hỏi thêm cho có chuyện nói :

                              -Thế Đức cha mới đi tắm biển Đồ Sơn về à?

                              - Mình mới về hôm qua.

                              - Con nghe nói Địa phận Hải Phòng có nhà nghỉ mát ở Đồ Sơn, có phải Đức cha ra đó không ?

                              - Đâu có ! Mình ở nhà nghỉ mát chính phủ. Mình đi là bên Mặt Trận Tổ Quốc tổ chức mời mình đi mà !

                              Sau đó Giám mục Sang độc thoại một thôi một hồi về cuộc du hí vừa rồi, ăn làm sao, ở làm sao trong nhà khách chính phủ.

                              Ngài ngon đà kể dài dòng về việc đó mà không một chút thương hại cho 6 cái lỗ tai của 3 tên tù khốn khổ mới được tha ra khỏi nhà tù sáng nay và tới chào ngài.

                              Chúng tôi tới đây không có ý để nghe chuyện du hí Đồ Sơn của vị Giám mục.

                              Sau đó không biết tại sao và vào lúc nào ngài lại chuyển đề tài qua xe đạp Peugeot của Pháp. Vị Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Hà Nội lại độc thoại một tràng về tính “ưu việt” của loại xe đạp này vì có người bên Pháp, hình như nói là cha Thiết, mới gởi về cho ngài 10 chiếc.

                              Lúc đó tôi đã muốn kiếu từ nhưng không biết làm sao. Tôi mong cho có tiếng gõ cửa hay tiếng động gì để Giám mục Sang cắt đứt câu chuyện về xe đạp Peugeot, nhưng vẫn không có tiếng gõ cửa tôi mong đợi.

                              Được một lúc, có thể vì nhận thấy chúng tôi không phải thuộc loại thính giả tốt, Giám mục Sang bèn ban cho chúng tôi một ân huệ.

                              Đang nói nửa chừng, ngài vụt ngừng lại nhìn đồng hồ tay và nói :

                              - “ Tôi phải có cái hẹn ”.

                              Câu nói ngắn gọn đó đã giải thoát cho cả hai phía. Phía ba anh em tôi khỏi phải tiếp tục ngồi nghe những chuyện chúng tôi không muốn nghe, và phía ngài cũng khỏi phải tiếp tục ngồi đối diện với 3 người khách bất đắc dĩ trên trời rơi xuống.

                              Ba anh em tôi đứng lên rời khỏi phòng Giám mục Sang và đi nhanh như bị ma đuổi, trong lúc ngài vẫn ngồi tại bàn ngoái đầu ra cửa nhìn theo.

                              Lúc đi ngang nhà ăn, tôi coi đồng hồ, thấy đã 4 giờ 15, như vậy Giám mục Sang đã mất cho chúng tôi 15 phút, và tôi cũng thấy mình đã đánh mất chừng ấy thời gian một cách vô nghĩa !

                              Tôi cảm thấy một nỗi chán chường làm nặng trĩu tâm can khi cả ba anh em yên lặng bước đi bên nhau trong hành lang cổ kính của Nhà Chung Hà Nội, được coi là con tim của Giáo hội Miền Bắc này.

                              Thấy còn sớm, vì mãi 6 giờ chiều mới tới giờ ăn, tôi muốn lên phòng nằm nghỉ chốc lát nên tạm chia tay anh em lên buồng. Thầy Kỳ dặn với theo:

                              - “ Cha nhớ xuống nhà cơm trước năm mười phút, đừng để đức Hồng Y đợi, thầy Trạc dặn con như vậy, vì đức Hồng Y không bao giờ đọc kinh ăn cơm trước lúc có mặt đầy đủ mọi người .”

                              Tôi lần theo cầu thang lên phòng. Vừa bước vào tôi thấy trên bàn có cái phong bì màu trắng đề tên tôi.

                              Mở phong bì ra thấy có một số tiền, kèm theo mảnh giấy nhỏ với huy hiệu của Đức Hồng Y nằm bên góc trái, ghi mấy chữ :

                              “Cha Lễ, cầm ít tiền tiêu. Sau cơm chiều, mời cha đi bách bộ trên sân thượng. TVC.”

                              Đọc xong tôi đưa tờ giấy lên môi hôn. Ý tôi muốn hôn lên bàn tay của người viết mấy hàng chữ đó. Thì ra Đức Hồng Y đã chu đáo và quan tâm tới người khác hơn tôi tưởng.

                              Số tiền ngài cho tương đương với một vé xe lửa từ Hà Nội vô Sài Gòn. Sau đó tôi được biết thầy Kỳ và Khuân cũng nhận được quà của đức Hồng Y.

                              Cuộc Gặp Thần Kỳ Của Hai Mẹ Con Đức Cố Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn




                              Click image for larger version  Name:	DHY-Trinh-Van-Can.jpg Views:	1 Size:	27.8 KB ID:	75770

                              https://www.giaophandanang.org/cuoc-...h-van-can.html


                              Còn tiếp ,

                              Comment


                              • Font Size
                                #60

                                NÉT TRUYỀN THỐNG



                                Còn 10 phút nữa tới 6 giờ, tôi đã có mặt ở phòng ăn. Lúc sắp bước vào phòng tôi cứ ngỡ là mình tới sớm, nhưng khi vào phòng đã thấy khá đông các cha các thầy, những người tôi chưa được gặp.

                                Thầy Kỳ cũng đang đứng đó, cười cười nói nói với những người chung quanh. Khi thấy tôi bước vào, thầy Kỳ làm công việc giới thiệu tôi với những người khác.

                                Có khoảng chừng 10 người vừa Linh mục vừa các thầy. Một vài Linh mục rất lớn tuổi. Đa số các cha đều mặc áo chùng thâm, các thầy mặc đồ bình thường. Tôi bắt tay và chào hỏi làm quen với từng người. Khi gần tới 6 giờ, có thêm mấy người nữa bước vào.

                                Lúc đó tôi có ý tìm Khuân nhưng không thấy đâu. Tôi e ngại anh tới nhà cơm muộn sẽ rất bất tiện nên hỏi Kỳ, vì hai người ở chung khu nhà bên kia.

                                Hỏi ra mới biết vì là giáo dân nên Khuân không được ngồi ăn chung với các Linh mục và các thầy, phải ngồi ăn riêng một mình một mâm dưới nhà bếp, mặc dù thức ăn y như nhau.

                                Sự hiểu biết này làm tôi ngạc nhiên và nhận rõ hơn sự cổ kính của Nhà Chung Hà Nội ngay trong các chi tiết nhỏ như thế đó. Việc ba anh em chúng tôi được chia làm hai khu vực nhà khách khác nhau đã làm tôi ngạc nhiên rồi; bây giờ tới việc “giai cấp” trong phòng ăn lại càng làm tôi lạ lùng hơn, nhất là trong khi nhà ăn còn thừa rất nhiều chỗ.

                                Chừng vài phút trước 6 giờ, tất cả đứng vào chỗ của mình chờ đợi.

                                Có khoảng năm Linh mục đứng vào sau các ghế đai của chiếc bàn dài đủ chỗ cho mười người, còn các thầy đứng vào hai bàn tròn kế bên.

                                Tôi được xếp ngồi trên, phía tay trái của đức Hồng Y, vì mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng tôi chịu chức trước, các cha khác tuy già nhưng chịu chức sau nên ngồi dưới.


                                Hồng y Trịnh Văn Căn - TGM Ng. Văn Bình Vatican II 1963


                                Click image for larger version

Name:	Hồng_y_Trịnh_Văn_Căn_-_TGM_Ng._Văn_Bình_Vatican_II_1963.png
Views:	51
Size:	532.9 KB
ID:	76365


                                Đúng 6 giờ đức Hồng Y từ trên lầu đi xuống và bước thẳng vào chỗ của Ngài giữa đầu bàn phía trong cùng. Sau khi đứng vào chỗ, Ngài chưa bắt đầu đọc kinh ăn cơm vì còn một chỗ trống bên tay phải của ngài mà tôi biết là chỗ của Đức cha Sang.

                                Tất cả đứng chờ, kể cả đức Hồng Y cũng đứng yên tại chỗ và cúi đầu chờ đợi trong yên lặng. Tôi có cảm tưởng thời gian lúc đó qua đi rất chậm.

                                Chừng vài phút sau, tôi nghe tiếng dép lẹp xẹp trong hành lang từ đầu nhà phía bên cánh trái đi lại. Tiếng dép càng lúc càng rõ hơn. Khi gần tới, tôi nghe tiếng bước chân khá vội vã như của người đang cố đi nhanh kẻo nhỡ chuyến tàu.

                                Mọi người đứng yên chờ đợi và chắc hẳn ai cũng biết chủ nhân của những tiếng dép lẹp xẹp đó là ai. Giám mục Sang bước vào nhà cơm với vẻ nhanh nhẹn khác thường, đầu hơi cúi xuống và đi thẳng tới và đứng vào chỗ bên tay phải của Đức Hồng Y.

                                Vị Hồng Y nhân từ ngước mắt lên nhìn khắp lượt như để chắc chắn là không còn thiếu ai, lúc đó Ngài mới bắt đầu.

                                Trước khi làm dấu đọc kinh, đức Hồng Y lên tiếng thay mặt cho tất cả mọi người trong Nhà Chung Hà Nội, chào mừng tôi và thầy Kỳ cùng với anh Khuân vừa được ra khỏi tù sáng hôm nay và Ngài nói Nhà Chung Hà Nội rất vui khi được chúng tôi ghé thăm. Thái độ này của vị Hồng Y càng làm tôi cảm động và biết ơn.

                                Trong khi đọc kinh, đứng bên này nhìn qua người đối diện tôi thấy được toàn diện con người Giám mục Sang lần đầu tiên. Trông ngài thấp và bé nhỏ hơn tôi tưởng. Nhất là lúc đứng cạnh bên Hồng y Trịnh Văn Căn, trông giống như một đôi đũa lệch.

                                Comment

                                Working...
                                X