Announcement

Collapse
No announcement yet.

Tu dưỡng thắng nhân: Mặc cảm và tự kiêu

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Tu dưỡng thắng nhân: Mặc cảm và tự kiêu




    Mỗi người sinh ra đều có cá tính khác nhau. Cá tính đó một phần được dy truyền từ bố mẹ nhưng phần lớn do chính mình tạo ra cá tính đó từ những tác động bên ngoài và ở chính bên trong của bản thân. Cá tính đó sẽ ảnh hưởng đến những người chung quanh, đến xã hội mà chúng ta đang sống. Cho nên cần phải có cái nhìn tổng quát để xem xét lại các cá tính và cái nào cần phải loại bỏ, cái nào cần phải nuôi dưỡng ngày càng lớn ra.

    Hai cá tính cần phải phát hiện và loại bỏ hẳn ra khỏi cuộc sống của chính bản thân đó là mặc cảm và tự kiêu.

    Có những người mặc cảm nhưng không tự kiêu và có những người vì mặc cảm, thấy người ta chỉ ra đúng cái yếu của mình nhưng vì mình là người có bằng cấp, địa vị cao trong xã hội — từ đó không dám nhìn nhận cái sự thật đó nên sinh ra tự kiêu để che lấp cái mặc cảm yếu kém của mình. Các nhà khoa bảng Việt Nam nằm trong loại mặc cảm tự kiêu này.

    Câu hỏi cần phải trả lời là tại sao mặc cảm và tự kiêu? Để trả lời câu hỏi này thì phải nhìn con người qua sự thật của xã hội người. Sự thật là thước đo chính xác nhất để từ đó chính mỗi người trong chúng ta đặt ra một mục tiêu để dựa vào sự thật đó mà rèn luyện cá tính của chính mình ở dạng hướng thượng, có lợi cho chính mình và cho mọi người.

    Xã hội là sự kết hợp với nhiều người sống trong xã hội đó. Trong cái xã hội đó mọi người đều quan trọng như nhau và sự vận hành của xã hội là sự vận hành hữu tương bởi sự quan trọng của mỗi cá nhân trong bộ máy của xã hội.

    Hãy nhìn vấn đề ở dạng vật chất là chiếc xe đạp. Bộ phận nào trong xe đạp là bộ phận quan trọng nhất? Có người cho rằng là bàn đạp. Có người cho rằng là dây xích. Tất cả những lý luận này chỉ là cảm tính chứ thực tế, tất cả bộ phận để hình thành chiếc xe đạp đều quan trọng như nhau nếu là một chiếc xe đạp hoàn hảo. Phải hiểu rằng hoàn hảo là sự an toàn của chiếc xe đạp bởi có người sẽ lý luận rằng cái thắng xe đạp không quan trọng bởi tôi có thể thắng bằng chân. Nhưng khi chiếc xe đạp đang xuống dốc ở mức độ khá cao thì thắng bằng chân chưa chắc bảo đảm là ngăn cản chiếc xe đạp dừng lại bằng cái thắng của xe đạp. Hoặc ai đó cho rằng một cái căm của niềng xe đạp mất cũng vẫn chạy được. Điều này đúng nhưng không phải là một xe đạp hoàn hảo và nếu mất nhiều căm xe đạp thì tạo ra nguy hiểm cho người dùng xe.

    Xã hội không phải là vật chất mà là những con người hợp lại với nhau. Những con người này, mỗi người, đều có những tài năng riêng biệt mà những tài năng đó đóng góp vào bộ máy xã hội cho nên tất cả những con người này được xem là quan trọng cho bộ máy xã hội. Đây chính là cái nhìn tổng thể, cái nhìn của con người đối với con người trong sự vận hành của xã hội, trong một tinh thần tôn trọng ở chính con người của mỗi người.

    Cái tài năng riêng biệt của bác nông dân là gì? Là dùng kinh nghiệm của chính bản thân, của bố mẹ truyền lại để gia tăng năng xuất trong việc sản xuất thực phẩm giúp cho những người khác không có cái khả năng làm ruộng đó. Ngược lại tài năng của anh kỹ sư canh nông sẽ giúp cho bác nông dân làm việc khỏe hơn, đạt được năng xuất cao hơn trong canh tác bằng những máy móc, những nghiên cứu mà anh kỹ sư canh nông vừa đạt được để đem vào phục vụ xã hội. Nếu bảo rằng hai công việc này cái nào quan trọng hơn thì người đặt câu hỏi đã không nhìn vấn đề trong góc cạnh hữu tương.

    Tài năng riêng biệt của người hốt rác, quét đường, người chạy bàn là gì? Là kỹ thuật hốt rác, quét đường, bồi bàn một cách nhanh nhẹ để đạt được hiệu quả của công việc. Tài năng này những người khác không có. Bạn hãy thử cho một anh bác sĩ làm những công việc này, bảo đảm với bạn là anh bác sĩ sẽ làm không hiệu quả so với những người chuyên môn cho chuyện này.

    Sự hiện hữu của mỗi cá nhân trong đời sống đóng một vai trò hiệu quả trong bộ máy xã hội. Vai trò đó là gì tùy vào nhiều yếu tố gồm cả bẩm sinh, ý chí để chính cá nhân đó tự đào luyện cho chính bản thân cái vai trò mà mình thấy thích hợp để đóng góp cho xã hội. Lúc khởi đầu khi mới trưởng thành, người trẻ chọn vai trò làm bồi bàn để tiếp tục tôi luyện tri thức của mình hầu tìm cho chính bản thân mình một nghề thích hợp để đóng góp cho xã hội. Trong lúc tôi luyện tri thức, người trẻ có thể đổi việc làm cho phù hợp với tri thức của chính mình. Nhưng cũng có trường hợp cá nhân trẻ đó chấp nhận với việc làm trên bởi thấy khả năng mình thích hợp với công việc này và cố gắng nâng cấp để công việc chạy bàn trở thành chuyên nghiệp, nhanh nhẹ mà những khách hàng đến ăn đều muốn cá nhân đó phục vụ bàn ăn của mình. Đây mới chính là điểm cao của nghề nghiệp. Mà khi bạn đã đạt đến điểm cao đó, bạn chẳng có gì mặc cảm với chính nghề nghiệp bạn đã chọn.

    Chẳng có công việc nào gọi là thấp hay cao trong xã hội. Cần phải loại bỏ cái vai vế địa vị xã hội qua công việc làm. Ai cũng cần làm để tạo ra tiền nuôi sống bản thân và gia đình. Mà xã hội có rất nhiều công việc khác nhau và mỗi công việc đó đều là nhu cầu của xã hội. Đừng xem thường vị phu quét rác bởi nếu không có vị đó, chung quanh chúng ta toàn là rác. Nếu không ai nhận nhiệm vụ quét dọn rác thì ai sẽ làm chuyện đó? Nếu không ai nhận công việc bồi bàn thì nhà hàng mở ra ai sẽ làm bồi bàn?

    Tính mặc cảm là tính cần phải loại bỏ ra khỏi suy nghĩ của mỗi người khi mà nhìn ra được vấn đề là ai cũng có cái mạnh, điểm hay, khả năng giỏi mà người khác không có thì chẳng có lý do gì phải mặc cảm, tự ti.

    Còn cái tính tự kiêu thì lại càng nguy hiểm ở chính người tự kiêu bởi chính họ đã đánh mất Con Người của bản thân. Sự đánh mất Con Người đã tạo cho họ có cảm tưởng họ là cái rốn của vũ trụ, họ giỏi hơn mọi người mà trong thực tế có nhiều vấn đề họ thua xa rất nhiều người mà họ không dám nhìn nhận ra. Chạy trốn sự thật để tự tâng bốc sự hiểu biết của mình là hành động tự sát và làm trò cười cho thiên hạ chứ chẳng giúp ích gì cho cá nhân có tính tự kiêu.

    Một Việt Nam tương lai cần có những con người không có tính mặc cảm, tự ti hay tự kiêu. Đây là những tính xấu mà bắt buộc mọi người phải nhận diện rõ sự xấu của nó để tự mình không vướng bận những tính xấu này. Đây cũng là thử thách cho chính bản thân của mỗi người để trở thành một Con Người đúng nghĩa sống hòa hợp với xã hội.

    Vũ Hoàng Anh Bốn Phương

    Tháng 1 năm 2021 (Việt lịch 4900)

    Ngàn Lau

Working...
X