Announcement

Collapse
No announcement yet.

Minh Đức Hoài Trinh Và “Kiếp Nào Có Yêu Nhau”

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Minh Đức Hoài Trinh Và “Kiếp Nào Có Yêu Nhau”

    ByHUỲNH DUY LỘC

    “Bao giờ có yêu nhau

    Thì xin gạt hết thương đau...”

    Nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh tên thật là Võ Thị Hoài Trinh, thường lấy các bút danh Hoàng Trúc, Nguyễn Vinh, Bằng Cử, sinh năm 1930 tại Huế. Cha là Tổng đốc Võ Chuẩn; ông nội là Thượng thư Bộ Lễ Võ Liêm của triều đình nhà Nguyễn. Năm 1945, bà tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, sau đó bỏ về Huế tiếp tục việc học. Năm 1964, bà sang Pháp học ngành báo chí và Hán văn tại Trường Ngôn ngữ Đông phương của Đại học Sorbonne (Paris), đến năm 1967 ra trường và làm phóng viên cho Đài truyền hình ORTF của Pháp. Bà đi nhiều nơi sôi động như Algérie và Việt Nam để làm phóng sự. Năm 1972, bà được cử theo dõi và tường thuật cuộc hòa đàm Paris. Năm 1973, bà sang Trung Đông theo dõi cuộc chiến của Israel và một thời gian sau trở về Việt Nam giảng dạy ở khoa Báo chí của Viện Đại học Vạn Hạnh (năm 1974-1975).

    Sau ngày 30-4 -1975, bà trở lại Paris, cho xuất bản tạp chí Hồn Việt Nam và trở lại cộng tác với chương trình Việt ngữ của Đài phát thanh ORTF. Bà đứng ra thành lập Hội Văn bút Việt Nam hải ngoại và vận động để được công nhận là hội viên Hội Văn bút quốc tế tại Rio de Janeiro (Brazil) vào năm 1979. Bà từ trần vào ngày 9 tháng 6 năm 2017 tại Quận Cam, California, ở tuổi 87.


    Các tác phẩm đã xuất bản:


    Lang Thang (1960), Thư Sinh (1962), Bơ Vơ (1964), Hắn (1964), Mơ (1964), Thiên Nga (1965), Hai Gốc Cây (1966), Sám Hối (1967), Tử Địa (1973), Trà Thất (1974), Bài Thơ Cho Ai (1974), Dòng Mưa Trích Lịch (Thanh Long, Bruxelles, 1976), Bài Thơ Cho Quê Hương (Nguyễn Quang, Paris 1976), This Side The Other Side (Occidental Press, USA 1980), Bên Ni Bên Tê (truyện dài, Nguyễn Quang, USA, 1985), Niệm Thư 1 (tái bản 1987), Biển Nghiệp (Nguyễn Quang, USA, 1990).

    Nhạc sĩ Phạm Duy có kể về lần đầu tiên gặp gỡ ở thành phố Huế cô thiếu nữ Hoài Trinh về sau sẽ được nhiều người biết đến với những bài thơ ký tên Minh Đức Hoài Trinh:

    “Ai tới Huế lần đầu tiên cũng đều cảm thấy như vừa gặp một nơi để biết ái tình ở dòng sông Hương vì những “Huế nữ” không những đẹp thôi, ăn nói lại mặn mà có duyên. Tôi may mắn được quen biết mấy chị em trong một gia đình quyền quý và được mời tới dinh thự Hương Trang ở Nam Giao chơi... Trong số đó có một cô gái rất trẻ tên là Võ Tá Hoài Trinh. Cô này còn làm thơ nữa, lấy bút danh Minh Đức Hoài Trinh... Nói rằng tôi biết ái tình ở dòng sông Hương là thế, nhưng lúc quen nhau rồi thì cũng phải xa nhau. Tôi tiếp tục sống đời giang hồ, người mới quen dần trôi vào dĩ vãng...”

    5 năm sau (năm 1948), ông gặp lại Hoài Trinh ở vùng kháng chiến Quần Tín thuộc tỉnh Thanh Hóa: “Tôi bấy giờ đang là quân nhân, bỗng gặp lại Minh Đức Hoài Trinh lúc đó được 17 tuổi từ thành phố Huế thơ mộng chạy ra với kháng chiến. Nàng còn đem theo đôi gót chân đỏ như son và đôi mắt sáng như đèn pha ô tô. Từ tướng Tư lệnh Nguyễn Sơn cho tới các văn nghệ sĩ, già hay trẻ, độc thân hay đã có vợ con ai cũng đều mê mẩn cô…” Nhưng gặp gỡ chẳng bao lâu, ông lại chia tay với Hoài Trinh để rồi sáu năm sau gặp lại cô ở thủ đô của nước Pháp: “Năm 1964, tôi gặp Minh Đức Hoài Trinh lần thứ ba khi tôi tới Paris ở khoảng hai năm. Nàng đã rời Việt Nam, đang sống với một người em trai trong một căn phòng nhỏ hẹp. Ba lần gặp nhau là rất hy hữu, tôi soạn được hai bài ca bất hủ”.

    Hai bài hát bất hủ mà Phạm Duy đã viết sau ba lần gặp gỡ Huế nữ Hoài Trinh chính là hai ca khúc Đừng bỏ em một mìnhKiếp nào có yêu nhau phổ thơ Minh Đức Hoài Trinh. Kiếp nào có yêu nhau là tâm trạng bẽ bàng, đau xót khi tình yêu thắm thiết một thuở đã không còn nữa, “hoa đời phai sắc tươi”, hương yêu đã tan, trăng thu đã gãy đôi, chim đã bay về xứ xa mờ, chỉ còn những đêm sâu bên gối ơ thờ, hai người yêu phải nhủ lòng quên nhau vì đã vĩnh viễn xa lìa nhau, nhưng vẫn mong ước thiết tha nếu có lại được một lần nữa tình yêu tuyệt vời ấy, sẽ “gạt hết thương đau”, tìm đến nhau trong những ngày tươi sáng “hoa xanh khi chưa nở” và “tình xanh khi chưa lo sợ”.

    Phạm Duy đã nói về nhạc thuật khi phổ nhạc bài thơ Kiếp nào có yêu nhau: “Bài thơ phổ nhạc được tôi thêm câu, thêm chữ. Phổ nhạc là chắp cánh cho thơ bay cao. Bài thơ ngắn ngủi, cô đọng này, vì có thêm chữ nên không còn tiết vần đều đều, bằng phẳng nữa. Bây giờ nó quay cuồng theo nét nhạc, câu nhạc. Giai điệu của câu “Đừng nhìn em nữa anh ơi” chuyển rất đột ngột, đi từ nốt trầm lên nốt cao nhất với hai “nhảy bực” quãng 5 để diễn tả sự tột độ của tình cảm. Cái syncope (rụng chữ hay âm tiết) sau câu “Đừng nhìn em” làm cho mọi người thấy được sự nghẹn ngào của bài thơ và bài hát...”.

    Ca khúc “Kiếp nào có yêu nhau” của Phạm Duy:


    Đừng nhìn em nữa anh ơi

    Hoa xanh đã phai rồi

    Hương trinh đã tan rồi.

    Đừng nhìn em, đừng nhìn em nữa anh ơi

    Đôi mi đã buông xuôi, môi răn đã quên cười!

    Hẳn người thôi đã quên ta

    Trăng thu gãy đôi bờ, chim bay xứ xa mờ

    Gặp người chăng, gặp người chăng, nhắn cho ta

    Hoa xanh đã bơ vơ, đêm sâu gối ơ thờ!

    Kiếp nào có yêu nhau

    Thì xin tìm đến mai sau

    Hoa xanh khi chưa nở

    Tình xanh khi chưa lo sợ

    Bao giờ có yêu nhau

    Thì xin gạt hết thương đau

    Anh đâu, anh đâu rồi?

    Anh đâu, anh đâu rồi?

    Đừng nhìn nhau nữa anh ơi

    Xa nhau đã xa rồi

    Quên nhau đã quên rồi.

    Còn nhìn chi, còn nhìn chi nữa anh ơi?

    Nước mắt đã buông rơi, theo câu hát qua đời.

Working...
X