Announcement

Collapse
No announcement yet.

Những dấu hiệu khó nhận ra của bệnh tiểu đường

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Những dấu hiệu khó nhận ra của bệnh tiểu đường



    Click image for larger version  Name:	image_7190.jpg Views:	140 Size:	63.8 KB ID:	31446
    (Ảnh minh họa)
    Hàng triệu người ở Hoa Kỳ mắc bệnh tiểu đường nhưng không biết mình đang mắc bệnh. Các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường, đặc biệt là bệnh tiểu đường loại 2, không phải lúc nào cũng rõ ràng. Trên thực tế, các dấu hiệu và triệu chứng có thể xuất hiện dần dần theo thời gian đến nỗi người ta có thể mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong nhiều năm trước khi họ được xác định là có bệnh.

    Nếu bạn nhận thấy bị các dấu hiệu và triệu chứng sau đây, hãy hẹn gặp bác sĩ gia đình:
    - Cảm thấy khát nước và đi tiểu thường xuyên
    - Dễ mệt mỏi
    - Mắt nhìn không rõ
    - Giảm cân bất ngờ
    - Hay cảm thấy đói
    - Vết loét chậm lành và nhiễm trùng thường xuyên
    - Nướu răng bị đỏ, sưng
    - Đau ran như kim chích hoặc tê ở tay hoặc chân
    Nếu bạn để ý đến các triệu chứng này và đi khám bệnh thì bạn có thể được định bệnh và điều trị sớm, giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường và đưa đến một cuộc sống khỏe mạnh hơn.

    1/ Khát nước quá mức và đi tiểu nhiều
    Khát nước quá mức và đi tiểu nhiều là những dấu hiệu bị tiểu đường thường thấy. Khi bạn bị tiểu đường, đường glucose tích tụ nhiều trong máu. Thận bị buộc phải làm việc quá tải để lọc và hấp thụ glucose dư thừa. Khi thận của bạn không thể theo kịp, glucose còn dư sẽ được bài tiết qua nước tiểu, kéo theo chất lỏng từ các mô khiến cho bạn bị mất nước. Vì thế bạn sẽ cảm thấy bị khát nước nhiều. Khi bạn uống nhiều nước hơn để làm dịu cơn khát, bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn. Do đó bệnh nhân mắc tiểu đường hay khát nước và đi tiểu nhiều hơn bình thường.

    2/ Mệt mỏi
    Bệnh tiểu đường có thể khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi. Đường trong máu cao làm giảm khả năng sử dụng glucose của cơ thể cho nhu cầu về năng lượng khiến cho cơ thể không đủ năng lượng và bạn cảm thấy mệt. Mất nước do đi tiểu nhiều cũng có thể khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi.

    3/ Giảm cân
    Khi bạn thải bớt glucose qua việc đi tiểu thường xuyên, bạn cũng sẽ mất đi nhiều calories. Đồng thời, bệnh tiểu đường làm cho glucose từ thực phẩm không đến được các tế bào, dẩn đến tình trạng bạn cảm thấy đói liên tục. Kết quả là bạn giảm cân nhanh chóng, đặc biệt là với bệnh tiểu đường loại 1.

    4/ Nhìn không rõ
    Tiểu đường đôi khi gây triệu chứng có liên quan đến thị lực. Nồng độ glucose trong máu cao kéo theo chất lỏng từ các mô, kể cả các thấu kính của mắt, gây ảnh hưởng đến khả năng nhìn rõ của bạn. Nếu không được điều trị, bệnh tiểu đường có thể khiến cho các mạch máu mới hình thành trong võng mạc ở phần sau của mắt và làm hỏng các mạch máu đã có ở đây. Đối với hầu hết mọi người, những thay đổi sớm này không gây ra vấn đề khác biệt lớn gì về thị lực. Tuy nhiên, nếu những thay đổi này tiếp tục mà không được tìm ra nguyên nhân, chúng có thể đưa đến mất thị lực và mù lòa.

    5/ Vết loét chậm lành hoặc bị nhiễm trùng thường xuyên
    Nồng độ glucose trong máu cao có thể khiến cho máu chảy chậm hơn, ảnh hưởng đến tiến trình chữa bệnh tự nhiên của cơ thể, khiến cho các vết loét chậm lành, đặc biệt là ở bàn chân. Ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường, nhiễm trùng vi nấm ở bàng quang và âm đạo có thể xảy ra thường xuyên hơn.

    6/ Đau nhức ở tay chân
    Có quá nhiều glucose trong máu có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của các dây thần kinh. Bạn có thể cảm thấy ngứa ran và mất cảm giác (tê) ở tay và chân, cũng như đau rát ở cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân.

    7/ Nướu đỏ, sưng, đau
    Bệnh tiểu đường có thể làm suy yếu khả năng chống lại vi trùng, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở nướu và xương hàm giữ răng. Nướu có thể bị rút cao khỏi răng, răng có thể bị lỏng ra hoặc bạn có thể bị lở nướu hoặc có túi mủ trong nướu nhất là khi bạn bị nhiễm trùng nướu trước khi bệnh tiểu đường phát triển.

    Đừng nên coi thường những dấu hiệu của cơ thể
    Nếu bạn nhận ra những dấu hiệu hoặc triệu chứng về bệnh tiểu đường, nên lấy hẹn đi khám bệnh. Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng và nếu được định bệnh càng sớm thì việc điều trị có thể bắt đầu với hiệu quả cao. Với sự tham gia tích cực của bạn và sự hỗ trợ của đội ngũ chăm sóc sức khỏe, bạn có thể kiểm soát bệnh tiểu đường và tận hưởng một cuộc sống năng động, khỏe mạnh.

    Vài điều cần biết về xét nghiệm Hemoglobin A1C
    Xét nghiệm A1C là thử nghiệm máu thường dùng để định bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 và để theo dõi mức độ tiến triển và kiểm soát bệnh của bệnh nhân. A1C còn có nhiều tên khác như glycated hemoglobin, glycosylated hemoglobin, hemoglobin A1CHbA1c.
    Xét nghiệm A1C phản ảnh mức đường trung bình trong máu trong hai đến ba tháng trước đây. Chính xác hơn, xét nghiệm A1C giúp đo số phần trăm huyết sắc tố hemoglobin, một loại protein trong hồng huyết cầu mang oxygen, được phủ bằng đường (glycated). Mức A1C càng cao, sự kiểm soát lượng đường trong máu càng kém và nguy cơ biến chứng tiểu đường xảy ra cũng càng cao.

    * Tại sao phải làm xét nghiệm này?

    Kết quả xét nghiệm A1C có thể giúp bác sĩ:
    - Xác định tình trạng tiền tiểu đường (prediabetic), tức tình trạng trước khi thật sự mắc bệnh tiểu đường. Nếu bị tiền tiểu đường, bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh về tim mạch cao hơn.
    - Định bệnh bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2. Để định bệnh chính xác, bác sĩ thường xem xét kết quả của hai thử nghiệm máu được thực hiện vào hai ngày khác nhau, hai kết quả A1C hoặc một kết quả A1C cộng thêm kết quả của một xét nghiệm tiểu đường khác.
    - Theo dõi kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường của bạn. Kết quả A1C ban đầu giúp thiết lập mức A1C căn bản. Xét nghiệm A1C sau đó được lặp lại thường xuyên (trong 6 tháng/lần) để theo dõi kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường,
    Việc bao lâu mới cần được xét nghiệm A1C tùy thuộc vào loại bệnh tiểu đường, kế hoạch điều trị và mức độ kiểm soát lượng đường trong máu. Ví dụ: thử nghiệm A1C có thể được cho làm:
    - Mỗi năm một lần nếu bạn bị tiền tiểu đường
    - Hai lần một năm nếu bạn mắc bệnh tiểu đường loại 2, bạn không sử dụng insulin và lượng đường trong máu luôn nằm trong mức kiểm soát.
    - Bốn lần một năm nếu bạn bị tiểu đường loại 1
    - Bốn lần một năm nếu bạn mắc bệnh tiểu đường loại 2, bạn sử dụng insulin để kiểm soát bệnh tiểu đường hoặc bạn gặp khó khăn trong việc giữ lượng đường trong máu trong mức kiểm soát.

    Bạn có thể cần xét nghiệm A1C thường xuyên hơn nếu bác sĩ thay đổi kế hoạch điều trị bệnh hoặc bạn bắt đầu dùng thuốc trị tiểu đường mới.

    * Kết quả của các chỉ số
    Kết quả A1C được cho biết dưới dạng phần trăm. Tỷ lệ phần trăm A1C nếu cao tương ứng với lượng đường trung bình trong máu cao. Mức A1C càng cao, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc biến chứng của bệnh tiểu đường càng cao.

    Đối với những người không mắc bệnh tiểu đường, mức A1C bình thường là dưới 5,7 phần trăm. Nếu mức A1C của bạn nằm trong khoảng 5,7 đến 6,4 phần trăm, bạn bị tiền tiểu đường (hoặc mực đường lúc đói không tốt) tức bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường trong tương lai.

    Mức A1C từ 6,5% trở lên trong hai lần riêng biệt cho thấy bạn bị tiểu đường. Mức A1C trên 8% có nghĩa là bệnh tiểu đường của bạn không được kiểm soát tốt và bạn có nguy cơ cao bị biến chứng.
    Đối với hầu hết người lớn mắc bệnh tiểu đường, mức A1C từ 7% trở xuống là mục tiêu điều trị thường được theo. Mục tiêu thấp hơn hoặc cao hơn có thể phù hợp với một số cá nhân. Nếu mức A1C của bạn cao hơn mục tiêu, bác sĩ có thể đề nghị thay đổi kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường của bạn.

    Một số người mắc bệnh tiểu đường có thể theo dõi lượng đường trong máu ở nhà bằng các thiết bị. Mức A1C được cho biết bằng phần trăm, nhưng chúng tương ứng với mức đường huyết trung bình ước tính.

    Sau đây là con số A1C tương ứng với mức đường trong máu trung bình ước tính:
    Mức A1C = Ước tính mức đường trong máu trung bình (glucose)
    - 6% = 126 mg / dL (7 mmol / L)
    - 7% = 154 mg / dL (8,6 mmol / L)
    - 8% = 183 mg / dL (10,2 mmol / L)
    - 9% = 212 mg / dL (11,8 mmol / L)
    - 10% = 240 mg / dL (13,4 mmol / L)
    - 11% = 269 mg / dL (14,9 mmol / L)
    - 12% = 298 mg / dL (16,5 mmol / L)


    Điều quan trọng cần lưu ý là hiệu quả của A1C có thể bị hạn chế trong một số trường hợp. Ví dụ:
    - Nếu bạn bị chảy máu nặng hoặc mãn tính, dự trữ hemoglobin có thể bị cạn, có thể làm cho kết quả kiểm tra A1C sai lệch.
    - Nếu bạn bị thiếu máu do thiếu chất sắt, kết quả xét nghiệm A1C có thể bị sai lệch.
    - Hầu hết mọi người chỉ có một loại huyết sắc tố là hemoglobin A. Nếu bạn có một dạng hemoglobin không phổ biến (được biết đến như một biến thể huyết sắc tố), kết quả thử nghiệm A1C có thể cao hoặc thấp, không đúng. Các biến thể huyết sắc tố thường được tìm thấy ở người da đen và người thuộc di sản Địa Trung Hải hoặc Đông Nam Á. Các biến thể huyết sắc tố có thể được xác nhận bằng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Nếu bạn được định bệnh là mang biến thể huyết sắc tố, các xét nghiệm A1C của bạn có thể cần được thực hiện tại phòng thí nghiệm chuyên ngành để có kết quả chính xác nhất.
    - Nếu bạn bị một dạng thiếu máu tán huyết (hemolytic) khác, hoặc nếu bạn đã được truyền máu gần đây, thử nghiệm này sẽ không hữu ích vì kết quả có thể sai.

    Ngoài ra, hãy nhớ rằng phạm vi bình thường cho kết quả A1C có thể khác nhau đôi chút giữa các phòng thí nghiệm. Nếu bạn tham khảo ý kiến bác sĩ mới hoặc sử dụng một phòng thí nghiệm khác, điều quan trọng là phải xem xét sự thay đổi có thể này khi diễn giải kết quả thử nghiệm A1C của bạn.

    *** Bài viết này chỉ có tính cách tham khảo và không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Additional information on Blood Sugar Levels
    Author: Healthiack.com Editorial Team
    Below chart displays possible blood sugar levels (in fasting state). Units are expressed in mg/dL and mmol/L respectively.
    Reference: American Diabetes Association, http://diabetes.org/
    Fasting blood sugar levels chart

    Definitions
    Blood sugar, or blood glucose, is a source of energy that human body can process. Our body produces glucose by digesting the food we eat. It then goes through our intestines to the bloodstream and later in our muscles and other organs to be used as a fuel. In order for this mechanism to work, our pancreas has to be healthy to produce enough insulin.
    If cells do not respond properly to the insulin levels this may result in a condition called insulin resistance and can lead to prediabetes and diabetes.

    Blood Sugar Levels
    Normal blood sugar levels are not higher than 100 mg/dL during the fasting period (at least 8 hours), or less than 140 mg/dL two hours after a meal. Blood sugar levels higher than this is considered hyperglycemia, while lower values are categorized as hypoglycemia.
    Prolonged high values of blood sugar can lead to complications that can permanently damage the patient’s organs and tissues. The hormone in charge of maintaining our blood sugar on an optimum level is called insulin.

    What is Insulin?
    Insulin is a hormone produced in the pancreas, and its main purpose is to allow glucose to enter our cells. When we digest food and glucose enters our bloodstream, that is the signal for the pancreas to release insulin. Insulin then signals our cells to start using glucose as fuel. Excess glucose is being transformed into glucan and stored in the liver as glycogen.
    During the starvation period, the pancreas releases glucagon, which elevates the levels of blood sugar by signaling the liver to transform glycogen back into glucose.
    Signs and Symptoms of High and Low Blood Sugar Levels
    The most frequent symptoms of hyperglycemia are:
    • Frequent urination
    • Thirst
    • Headache
    • Weakness
    • Shortness of breath
    • Nausea
    • Vomiting
    • Bad breath
    • Dry mouth
    • Stomach pain
    Signs of low blood sugar levels include sweating, irregular heartbeat, shakiness, anxiety, nervousness, hunger, nausea, irritability, or confusion.

    Risks of High/Low Blood Sugar
    Some of the risks of hyperglycemia or high blood sugar levels include:
    • Stroke
    • Heart problems
    • Kidney failure
    • Vision impairment
    • Weakened immune system
    • Infections
    • Poor circulation
    • Nerve damage
    • Problems with wound healing
    Potential risks of prolonged low blood sugar are seizures, nerve damage, starvation, weakness, nervousness, and accidents due to person’s inability to react properly and on time.


    Treatment
    Getting your blood sugar levels back to normal requires certain lifestyle changes including regular workout, a diet based on proteins, fibers, and healthy fats. Also, it is recommended to have at least five small meals per day and make sure not to skip breakfast. If you suffer from diabetes, take your insulin and other medications as prescribed, and do not forget to monitor your blood glucose levels on a regular basis.

    Overall
    Blood sugar is actually glucose in our blood that our cells use for energy. We get it by digesting the food we eat. In order to be used as fuel, insulin has to be released into the bloodstream and signal cells to start using glucose.
    If the pancreas fails to produce enough insulin or our body is getting resistant to it, it can lead to elevated levels of blood sugar. If prolonged, this condition can lead to severe health problems and even death. In order to keep glucose on an optimum level keep a healthy lifestyle, eat a balanced diet and exercise. If you have diabetes, take your meds as prescribed and measure blood sugar levels according to your schedule.

    Reference: American Diabetes Association, http://diabetes.org/

  • Font Size
    #2
    Nhân tiện bàn về bệnh tiểu đường này, xin phép được chia sẻ thêm về một trường hợp "tai nghe mắt thấy" mà cách đây hơn 3 năm tôi đã biết được.
    Tôi có quen 1 thằng em, tuổi gần 50, đi làm cho 1 công ty nhỏ chuyên về khung cửa số sắt trong nhà, công việc khá nặng nhọc, đồng lương cũng tạm ổn. Đột nhiên một ngày nọ, anh ta gọi phone, cho tôi biết lúc sau này anh ta bị sụt cân, uống nước nhiều, đi tiểu cũng nhiều, và thường bị khát nước mà không biết lý do nào. Khi nói về cân nặng, anh ta cho biết tụt mất hơn 20 lbs trong 2, 3 tháng qua. Đến chừng bị tôi hỏi gằng, thì mới thú thật là hơn 2 tháng qua, anh ta không đem cơm nhà theo ăn lúc đi làm mà chỉ ăn bánh donut và uống nước ngọt Coke, Pepsi loại 2 lít mà ông chủ mua về cho đám thợ khoảng 4,5 người ăn và uống thả giàn!!! Tôi có nói anh ta nên xin nghỉ làm ngày mai, đi khám bác sĩ, và nhớ khai rõ các triệu chứng và cách ăn uống nói trên để xin bác sĩ cho đi thử máu hemoglobin A1C để xem sao. Kết quả cho thấy đường lên đến 280, bác sĩ cho uống 3 loại thuốc trị tiểu đường type 2 và khuyên giảm bớt ăn ngọt. Anh ta nghe theo, ngưng ăn ngọt, vô Costco mua gạo Ấn Độ về ăn với nhiều rau và ít thịt. Sau 2 tháng đi thử máu lại, dường A1c xuống còn 5.9, bác sĩ khen và khuyến cáo nên tiếp tục giảm ngọt và uống 1 loại thuốc trong 2 tháng nữa, nếu A1c không lên quá 6.5 thì ngưng thuốc. Sau này tôi không có dịp gặp lại anh ta, nhưng qua chuyện này mới biết các loại bánh kẹo, bánh mì, donut, soda, .... do Mỹ sản xuất có chứa chất tạo ngọt (thực chất là đường hóa học), cho nên không được lạm dụng nhiều, nếu không sẽ dính căn bệnh tiểu đường type 2 này (vì type 1 phải chích insulin mổi ngày, mổi tuần và mắc bệnh khi còn nhỏ tuổi). Hiện nay có nhiều người do không nắm hiểu về bệnh tiểu đường nên quá thờ ơ với các triệu chứng xảy ra, đợi đến lúc bệnh nặng, trở tay không kịp. Cần xin thử hemoglobin A1C mổi 6 hoặc 12 tháng/lần và phải biết đọc được kết quả xét nghiệm máu (nên xin bản copy và nhờ em cháu tìm hiểu thêm), nếu không sẽ dể rơi vào trường hợp "bị" uống thuốc trị bệnh khi chưa hề mắc bệnh!!!
    Vài hàng chia sẻ thêm. Xin cám ơn đã đọc.

    Comment

    Working...
    X