Announcement

Collapse
No announcement yet.

Cảm xúc có ảnh hưởng tốt xấu đến sức khỏe thể chất như thế nào?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Cảm xúc có ảnh hưởng tốt xấu đến sức khỏe thể chất như thế nào?

    Có bao giờ bạn gặp tình trạng thấy bức bối vì cảm xúc tiêu cực và đột nhiên các vấn đề về thể chất lại xuất hiện? Đó là do tình trạng thể chất luôn được kết nối với cảm xúc của chúng ta.

    Những người càng sống tích cực, bộc lộ nhiều cảm xúc tốt thì lại càng ít khi bị mắc bệnh. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân tâm lý nào có thể dẫn đến các bệnh về thể chất để từ đó giúp bản thân tránh các vấn đề sức khỏe không cần thiết.

    (Ảnh: Pexels)

    1/ Sợ hãi có thể gây dị ứng và viêm da

    Nhiều chuyên gia đã nghiên cứu cho rằng có một số tình trạng dị ứng phổ biến có thể có liên quan đến sức khỏe tâm thần. Các bệnh đó gồm bệnh chàm, sốt cao và hen suyễn. Nếu bạn đã bị dị ứng nhiều năm nhưng chưa tìm ra được nguyên nhân, nỗi sợ hãi sâu trong lòng bạn có thể kích thích phát sinh ra tình trạng này. Các triệu chứng hen suyễn và viêm da có thể được cải thiện hoặc chữa khỏi bằng cách giảm tải các yếu tố về mặt tâm lý xã hội.

    2/ Nỗi ám ảnh có thể gây nên các vấn đề về cân nặng

    Sự ám ảnh, mối bận tâm, sự suy nghĩ tưởng tượng có thể là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về cân nặng. Bạn có đang nghĩ quá nhiều về các nếp nhăn, kích cỡ ngực hoặc các bộ phận cơ thể khác? Chăm sóc cơ thể là điều rất quan trọng nhưng nếu bị ám ảnh bởi các khuyết điểm (hoặc tự cảm thấy mình không bằng người khác) sẽ khiến cho bạn nhận về những kết quả không như ý, thậm chí nguy hiểm về hành vi xử thế.

    (Ảnh: Pexels)

    3/ Nỗi sợ hãi và ám ảnh có thể gây ra các triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau cùng một lúc

    Có rất nhiều người liên tục suy nghĩ đến việc mình bị mắc phải căn bệnh nghiêm trọng nào đó, trong khi thực tế chẳng có lý do gì khiến họ bị bệnh cả. Nếu suy nghĩ quá nhiều về nó, bạn sẽ thực sự cảm thấy các triệu chứng bệnh bên trong cơ thể. Chính sự ám ảnh là nguyên nhân dẫn đến điều này.

    Đôi khi bạn đang nghiêm trọng hóa vấn đề. Tập trung vào các cảm xúc tiêu cực sẽ làm cho chứng "bệnh giả" của bạn ngày càng tồi tệ hơn, và từ đó chúng từ từ đã biến thành căn "bệnh thật".

    (Ảnh: Shutterstock)

    4/ Xung đột về cảm xúc và căng thẳng có thể gây rối loạn tiêu hóa

    Dạ dày của chúng ta được kiểm soát bởi một hệ thống phức tạp. Khi cuộc sống có nhiều căng thẳng, cảm xúc đó sẽ điều chỉnh các xung động và gây ra các phản ứng không mong muốn bên trong nó. Mâu thuẫn trong cảm xúc như bị thất tình, ly dị,...có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày.

    Bạn có đang đau đầu về chữ "bổn phận và trách nhiệm", áp lực của sự trưởng thành, không tìm ra giải pháp cho những xung đột khó khăn? Khi chúng ta từ chối giải quyết vấn đề ở mức cảm xúc, nó sẽ chuyển sang qua thể chất để khiến cho não bộ phải tập trung chú ý.

    (Ảnh: Pexels)

    5/ Tự phê bình và sợ hãi có thể gây đau đầu và đau nửa đầu

    Sự chỉ trích về bản thân, lòng tự trọng thấp và nỗi sợ hãi bên trong là những lý do có thể khiến cho bạn luôn trong tình trạng lo lắng và căng thẳng. Bạn lúc nào cũng cảm thấy như bị đánh giá thấp, bạn cần phải chăm chỉ hơn, chăm chỉ hơn nữa thì mới chấp nhận được bản thân. Bạn đang suy nghĩ quá nhiều. Đôi lúc, khi chúng ta mong đợi quá nhiều từ bản thân và điều này có thể gây ra các vấn đề xấu về thể chất khác.

    (Ảnh: Shutterstock)

    6/ Trầm cảm và lo lắng có thể gây ra các bệnh về tim mạch

    Liên tục bị trầm cảm và cảm thấy lo lắng có thể làm tăng lên cái nguy cơ mắc bệnh về tim mạch vành. Rối loạn trầm cảm cũng có thể gây ra các biến chứng về tim nghiêm trọng. Khi bị lo lắng quá mức, bạn sẽ thấy tim đập nhanh hơn bình thường. Tình trạng này nếu thường xuyên xảy ra sẽ gây ra các vấn đề về tim mạch nguy hiểm.

    Bạn có thể tập ngồi thiền và rèn luyện chánh niệm để giảm bớt cảm xúc căng thẳng. Các chuyên gia về sức khỏe tin rằng, chánh niệm sẽ giúp chúng ta học cách tái tập trung sự chú ý của mình. Điều quan trọng là bạn không nên phán xét bản thân mình và người khác, khiến cho các cảm xúc tiêu cực đọng lại trong tâm trí. Trong trường hợp bạn không thể tự thoát khỏi cảm xúc trong người, hãy tìm đến bác sĩ về tâm lý để có được sự hỗ trợ tốt nhất.

    (Ảnh: Shutterstock)

    (Theo Bright Side)

  • Font Size
    #2
    Nói chung, các chứng bệnh về tâm lý rất khó chữa trị, ngay cả khi được khám bởi bác sĩ chuyên khoa vì họ chỉ kê toa thuốc an thần (thực chất là thuốc ngủ) để giúp cho người bệnh dể ngủ và quên đi cái thực tế trong cuộc sống. Tiếc thay, thuốc an thần này chỉ hửu hiệu trong 3-6 tiếng và cần phải sử dụng đều đều. Nếu lạm dụng thuốc này về lâu về dài sẽ dẩn đến chứng ghiền thuốc và ngày càng phải tăng liều lượng lên. Cho nên phải tự người biết nhận thức rõ ràng về nguyên nhân thật sự gây ra và tìm cách nào đó để giúp cho bản thân luôn "tâm ổn thân khỏe", may ra có thể sống tốt được.

    Comment

    Working...
    X