Announcement

Collapse
No announcement yet.

Những sai lầm rất thường thấy khi uống thuốc

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Những sai lầm rất thường thấy khi uống thuốc

    Trong cuộc sống hằng ngày uống thuốc theo toa chỉ dẩn của bác sĩ khi bị bệnh là một việc làm cần thiết đối với mỗi người bệnh. Thế nhưng, ngoài việc chọn đúng thuốc, đúng bệnh thì cách uống như thế nào để đem lại hiệu quả cao cho người sử dụng thì không phải ai cũng biết cả.

    Nhiều người khi uống thuốc thường mắc những sai lầm rất căn bản mà họ không hề hay biết khiến cho căn bệnh không những lâu khỏi mà còn tạo ra sự nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân.

    1. Nhai hoặc nghiền nát thuốc trước khi uống

    Nhai hoặc nghiền nát thuốc là một việc làm khá phổ biến ở những gia đình có trẻ nhỏ mắc bệnh, họ cho rằng khi làm như vậy trẻ sẽ dễ uống hơn. Thế nhưng, bạn có biết rằng có những loại thuốc viên khi nghiền hoặc nhai sẽ làm phá vỡ cấu trúc viên thuốc, làm thay đổi dược tính của thuốc và có thể dẫn đến mất hoặc giảm sự hiệu quả việc điều trị hoặc thậm chí có thể gây ra độc tính cho người sử dụng.

    Do vậy, khi mua thuốc các bạn nên lưu ý, luôn phải tham vấn bác sĩ hoặc dược sĩ để biết rõ, khi sử dụng thuốc này bằng cách nhai hoặc nghiền thuốc, liệu sẽ có ảnh hưởng gì đến việc điều trị không nhé!

    2. Dùng sai loại nước để uống thuốc

    Khi uống thuốc, nước là điều không thể thiếu để giúp cho thuốc có thể dễ dàng hòa tan và hấp thụ vào cơ thể giúp việc điều trị bệnh tốt hơn. Thế nhưng, nhiều người có thể do thói quen hoặc lười, thường cho rằng, thuốc chỉ cần cho vào bụng và tan ra là được, vậy nên không cần bận tâm nên uống với nước gì, có thể là nước lọc, sữa, cà phê, nước ngọt, nước trái cây, trà xanh... Nhưng đó là một cách sử dụng hoàn toàn sai lầm, vì nó không chỉ làm mất đi tác dụng của thuốc mà còn gây hại đến sức khỏe.

    Vì thế, bạn nên nhớ rằng, ngoài nước lọc thì tuyệt đối không nên uống thuốc với bất cứ một loại nước nào khác, và nhớ uống nhiều nước để giúp cho quá trình tan thuốc diễn ra thuận lợi, cơ thể hấp thụ thuốc hiệu quả hơn.

    3. Uống thuốc tùy tiện thời gian

    Khi đi mua thuốc, chúng ta thường được khuyến cáo rằng thuốc này sẽ phù hợp để sử dụng trước hoặc sau bữa ăn. Có người thực hiện việc này rất đúng, thế nhưng nếu thời gian ăn cơm và uống thuốc quá gần nhau sẽ khiến cho thuốc thường không có tác dụng tốt, thậm chí trong một số trường hợp còn làm tăng mức độc tính của thuốc, khiến cho bệnh có thể sẽ nặng hơn.
    Thời gian uống thuốc chuẩn nhất là trước hoặc sau giờ ăn cơm từ 30-60 phút. Lúc này cơm hoặc thuốc đã đủ thời gian hấp thụ vào trong cơ thể và giúp cho công dụng của thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất.

    4. Nằm ngay sau khi uống thuốc

    (Ảnh minh họa)
    Khi cơ thể bị mệt mỏi, ai trong chúng ta cũng chỉ muốn nằm yên một chỗ để được nghỉ ngơi. Thế nhưng, việc này hoàn toàn không tốt khi chúng ta mới vừa uống thuốc, bởi lẽ sau khi uống thuốc nếu bạn nằm ngay thì thuốc mới chỉ đi được 1/2 chặng đường xuống dạ dày, phần còn lại sẽ vướng lại trên thực quản. Điều này có thể tác hại xấu đến thực quản dẫn đến bị ho, viêm, lâu dần có thể gây tổn thương vách thực quản.

    Do đó, sau khi uống thuốc bạn nên cố gắng ngồi thêm một lúc, hoặc có thể đi bộ nhẹ nhàng 5-10 phút để thuốc hoàn toàn đi vào dạ dày thì mới an toàn cho sức khỏe. Lúc bấy giờ nếu có ngã lưng nghỉ cũng không sao cả.

    5. Vận động ngay sau khi uống thuốc
    Thường phải mất từ 30-60 phút thì dạ dày mới hấp thụ hết và thuốc mới phát huy tác dụng. Quá trình này cần có đủ lượng máu tham gia tuần hoàn. Việc vận động ngay sau khi dùng thuốc sẽ khiến cho các cơ quan nội tạng không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, làm giảm hiệu quả hấp thu của thuốc.

    6. Uống quá nhiều loại thuốc cùng lúc

    Việc làm này sẽ khó tránh khỏi những tương tác xấu của các loại thuốc với nhau. Mỗi loại thuốc lại có những công dụng điều trị riêng, và chức năng về dược tính khác nhau. Do đó, nếu bạn uống nhiều loại thuốc cùng lúc thì sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ, trao đổi, đào thải thuốc trong cơ thể.

    Nếu như loại thuốc có chất chua uống cùng với thuốc kháng sinh, sẽ làm giảm công hiệu của thuốc. Hai loại thuốc này nên uống cách nhau 2 đến 3 giờ. Vì vậy, nếu bắt buộc phải uống nhiều loại thuốc thì nhất định phải sắp xếp thời gian và số lần cho hợp lý. Uống mỗi một loại thuốc ít nhất là phải cách nhau khoảng một giờ. Có người do quên lẩn, đã dồn uống cả 3,4 viên thuốc cùng một lúc, rất nguy hiểm cho sức khỏe.
    Attached Files

  • Font Size
    #2
    Nói đến chuyện uống thuốc này làm cho tôi nhớ cách đây hơn 6 năm, có một người bạn, vừa nhỏ con vừa ốm yếu, tuổi đả tròm trèm 70, đã từng nhập viện nhiều lần để gắn stent (ông thông máu). Mổi ngày anh ta uống đến 16 viên thuốc đủ loại đủ màu theo toa của 2, 3 bác sĩ gì đó. Tôi có hỏi, tại sao uống quá nhiều như vậy và có chia ra để uống hay không, thì anh ta bảo, có lúc quên và đến chiều tối lại "tọng" vô miệng 1 lần cho đủ số!!! Sau đó không lâu, anh ta đổ bệnh và chết vì ung thư máu sau khi nhập viện nằm hơn nửa tháng để được hóa trị!!! Thế đấy, biết sai mà không chịu sửa, biết bệnh mà cứ tĩnh bơ để rồi chết thảm như vậy!! Thử hỏi, trước đó tôi có đến giúp đo huyết áp cho anh ta và thấy 3 chỉ số là 9-60-62, đây là chỉ số của người bị thiếu máu, hẹp van tim, mạch tim quá chậm. Và anh ta chỉ nói rằng, "lo gì mình nghèo mà, đâu có tốn tiến khám bác sĩ, uống thuốc cũng như trả tiền viện phí đâu mà lo với lắng???" Bó tay!!

    Comment


    • Font Size
      #3
      Originally posted by trungthuc View Post
      Nói đến chuyện uống thuốc này làm cho tôi nhớ cách đây hơn 6 năm, có một người bạn, vừa nhỏ con vừa ốm yếu, tuổi đả tròm trèm 70, đã từng nhập viện nhiều lần để gắn stent (ông thông máu). Mổi ngày anh ta uống đến 16 viên thuốc đủ loại đủ màu theo toa của 2, 3 bác sĩ gì đó. Tôi có hỏi, tại sao uống quá nhiều như vậy và có chia ra để uông hay không, thì anh ta bảo, có lúc quên và đến chiều tối lại "tọng" vô miệng 1 lần cho đủ số!!! Sau đó không lâu, anh ta đổ bệnh và chết vì ung thư máu sau khi nhập viện nằm hơn nửa tháng để được hóa trị!!! Thế đấy, biết sai mà không chịu sữa, biết bệnh mà cứ tĩnh bơ để rồi chết thảm như vậy!! Thử hỏi, tôi có đến giúp đo huyết áp cho anh ta trước đóvà 3 chỉ số là 91-60-62, đây là chỉ số của người bị thiếu máu, hẹp van tim, mạch tim quá chậm. Và anh ta chỉ nói rằng, lo gì mình nghèo mà, đâu có tốn tiến khám bác sĩ, uống thuốc cũng như trả tiền viện phí đâu mà lo với lắng???
      Bạn có những bài sưu tầm về khoa học và sức khỏe rất có giá trị.

      Hãy đăng thêm nhiều để mọi người cùng học hỏi bạn nhé. Thành thật cám ơn!

      Comment


      • Font Size
        #4
        Originally posted by PhuDu View Post

        Bạn có những bài sưu tầm về khoa học và sức khỏe rất có giá trị.

        Hãy đăng thêm nhiều để mọi người cùng học hỏi bạn nhé. Thành thật cám ơn!
        Chính xác!
        Cám ơn bạn trungthuc nhiều

        Comment

        Working...
        X