Announcement

Collapse
No announcement yet.

Miếng Ăn Trong Văn Hóa Việt Nam

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Miếng Ăn Trong Văn Hóa Việt Nam


    Món ăn ngày Tết. (Hình minh họa: operagarden.vn)

    Có những dân tộc bị ám ảnh triền miên bởi những vấn đề siêu hình, nhờ đó tôn giáo và triết học, đặc biệt siêu hình học, phát triển rực rỡ. Có những dân tộc khác bị ám ảnh bởi kỹ thuật, hết cày cục sáng chế cái này thì lại cày cục sáng chế cái khác, máy móc mới ra đời dồn dập, nhờ thế, họ tiến bộ không ngừng.

    Còn dân tộc Việt Nam? Hình như chỉ có một ám ảnh lớn: Ăn.

    Nói văn hoá Việt Nam quá coi trọng miếng ăn thì có vẻ hơi kỳ nhưng không chừng đó lại là sự thật.

    Chứ không phải sao? Có vô số bằng chứng. Trước hết, cứ nhìn vào truyền thuyết Việt Nam thì cũng có thể thấy ngay điều đó.

    Khi một ông vua Hùng nào đó muốn truyền ngôi lại cho con thì ông lựa chọn ra sao? Chọn đứa nấu ăn ngon nhất! Kết quả là cái kẻ nhờ tiên hay Bụt gi đó chỉ cách nấu bánh dày và bánh chưng đã chiến thắng và dành được ngai vàng.

    Vị anh hùng mang tầm sử thi đẹp nhất của Việt Nam, thánh Gióng, thì nhờ ăn thật nhiều mà lớn như thổi để thoắt một cái, từ một đứa bé lên ba bỗng thành một thanh niên tuấn tú và oai vệ phóng lên mình ngựa sắt xông ra ngoài chiến trận đánh giặc.

    Vị anh hùng văn hoá được sử sách yêu mến, An Tiêm, thì có công chính là trồng… dưa hấu.

    Mối tình sau này gắn liền với phong tục cưới hỏi ở Việt Nam thì lại bắt đầu bằng một bữa ăn để phân biệt anh và em và kết thúc cũng bằng cái ăn, nhưng là… ăn trầu!

    Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, công việc gì phổ biến nhất? Cúng! Ở đâu cũng cúng. Với thần nào cũng cúng. Với người chết nào cũng cúng. Vừa mới nằm xuống, trên đầu chiếc quan tài đã có bát cơm và quả trứng luộc để… có sức qua bên kia thế giới.

    Cũng trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, vị thần nào được chú ý nhất? Câu trả lời: Vua Bếp. Chỉ có Vua Bếp là có được một ngày cúng riêng trong năm: 23 tháng Chạp.

    Hãy đọc lại truyện tiếu lâm Việt Nam mà xem. Các đề tài chính là gì? Là: Sự giả dối của các loại thầy, từ thầy chùa đến thầy bói, thầy pháp và thầy địa lý; thói sợ vợ; và, nhất là, tật… tham ăn. Cái ăn trở thành một trung tâm chú ý của xã hội.

    Nhưng bằng chứng rõ nhất là trong ngôn ngữ.

    Một trong những nơi người Việt chứng tỏ óc độc lập và khả năng sáng tạo nhất là trong lớp từ vựng chỉ việc chế biến bằng lửa các món ăn mặn trong tiếng Việt.

    Nhà văn Võ Phiến nêu lên mấy chục từ: Nấu, nướng, chiên, kho, hầm, hâm, ninh, hấp, rán, ran, chưng, luộc, chần, trụng, lùi, trui, phi, xào, xáo, quay, um, tráng (chả), đổ (bánh bèo), rim, tiềm, đồ, xôi, thổi, đun, hun, nhúng, khử, đồ, chấy, thắng, đúc (bánh), bung, sao, hui (thịt), hon, khìa, thưng, thuôn (thịt), om (cà), tần (với thuốc bắc), ám (cá), v.v…

    Rồi ông bình luận: “Hầu hết là tiếng thuần Việt”. Và bàn tiếp: “Trong các lãnh vực văn học, triết học, hành chánh, kỹ thuật nông nghiệp… ta phải mượn vô số tiếng của người, kho ngôn ngữ ta lổn nhổn đầy tiếng Hán Việt. Nhưng khi vào bếp thì ta ngẩng cao đầu, không cần học theo ai, không mượn tiếng nói của ai cả.”

    Từ đó, ông ghi nhận vai trò của người phụ nữ: “Vẻ vang thay người nội trợ tiền bối của chúng ta, tự buổi ban đầu xa lắc xa lơ của lịch sử đã nghênh ngang tung hoành đầy tự tín, giữa làn khói thơm tho ngào ngạt trong gian nhà bếp.” (Sống và Viết, 1996, trang 156-7).

    Tuy nhiên, trong lãnh vực ngôn ngữ, không ở đâu vai trò của cái ăn được thể hiện rõ cho bằng trong chữ “ăn”.

    Cứ mở bất cứ cuốn từ điển tiếng Việt nào ra mà xem: Chữ “ăn” bao giờ cũng có thật nhiều nghĩa và thật nhiều cách kết hợp. Ăn chay. Ăn chận. Ăn chẹt. Ăn chơi. Ăn cánh. Ăn gian. Ăn hại. Ăn khách. Ăn khớp. Ăn mặc. Ăn nằm. Ăn nhịp. Ăn sương. Ăn nắng. Ăn đèn. Ăn ảnh. V.v… Trong đó có vô số kết hợp, ăn không dính dáng gì đến chuyện đưa cái gì vào miệng, nhai và nuốt cả. Nói ăn nằm, nhưng nằm là chính; ăn chỉ là chuyện phụ, có hay không cũng chẳng sao.

    Đã có nhiều người viết về tính chất phong phú và đa dạng trong ý nghĩa và trong cách kết hợp của chữ ăn nên tôi không muốn nhắc lại làm gì. Tôi chỉ xin lưu ý hai điểm:

    Thứ nhất, ăn, với người Việt Nam, có nghĩa là cách sống nói chung. Đầu tiên, cách sống được hiểu theo nghĩa hẹp, như một thứ nghề nghiệp: Ăn sương, ăn đêm, ăn trộm, ăn cắp, v.v… Sau, rộng hơn, chỉ cách xử thế: Ăn trên ngồi trốc, ăn cháo đái bát, ăn xổi ở thì, hay cố đấm ăn xôi, v.v… Vì là cách sống như thế, người Việt Nam mới coi “học ăn” là bài học đầu tiên dành cho trẻ em, nhất là với phái nữ: Học ăn, học nói, học gói, học mở.

    Thứ hai, ăn, với người Việt Nam, được xem là tiêu chuẩn để phân biệt thành công và thất bại, chiến thắng và chiến bại. “Thắng” và “bại” là từ Hán Việt. Tương đương với từ “thắng” và “bại”, trong tiếng thuần Việt, là ăn và thua. Nói một cách đơn giản: Thắng có nghĩa là được ăn. Thua là mất phần ăn. Hết.

    Không phải chỉ trong ngôn ngữ hay trong văn hoá dân gian, ngay trong văn học viết, cái ăn cũng chiếm vị trí cực kỳ quan trọng.

    Ăn là một trong những đề tài chính của một dòng văn học: Dòng văn học hiện thực phê phán.

    Trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố và Nam Cao, đề tài miếng ăn, đúng hơn: Cái khổ và cái nhục của miếng ăn, được lặp đi lặp lại rất nhiều.

    Trong số đó, theo nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh, Nam Cao là “cây bút viết về cái đói và miếng ăn nhiều hơn cả, và viết một cách sâu sắc, cay đắng, day dứt hơn cả” (Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1996, tr. 180).

    Ăn còn là đề tài phổ biến, nếu không muốn nói là phổ biến nhất của một thể loại: Tuỳ bút.

    Hầu hết các nhà tuỳ bút nổi tiếng và tiêu biểu nhất của Việt Nam từ trước đến nay, đặc biệt từ đầu thế kỷ 20 đến nay, đều là những kẻ sành ăn và thích viết về cái ăn: Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Võ Phiến, v.v…

    Với những bằng chứng kể trên, nói người Việt Nam coi trọng miếng ăn không đúng hay sao?

  • Font Size
    #2
    Với những bằng chứng kể trên, nói người Việt Nam coi trọng miếng ăn không đúng hay sao?
    Không đúng: những cái gọi là bằng chứng đây không hoàn toàn có nghĩa là coi trọng miếng ăn !!!

    Tác giả không rành tiếng Việt ... hể thấy câu nói nào có chữ "ăn" thì coi đó là trọng điểm của cái ăn nhưng không hiểu nghĩa thật của nó cũng không chắc hiểu sự khác biệt giữa "sống để ăn" và "ăn để sống" ... cũng chưa nghe người Việt nói "Miếng ăn là miếng tồi tàn ..."








    "... mất ăn một miếng ... lộn gan lên đầu".






    .

    Comment


    • Font Size
      #3
      Originally posted by Ba Khía View Post
      Không đúng: những cái gọi là bằng chứng đây không hoàn toàn có nghĩa là coi trọng miếng ăn !!!

      Tác giả không rành tiếng Việt ... hể thấy câu nói nào có chữ "ăn" thì coi đó là trọng điểm của cái ăn nhưng không hiểu nghĩa thật của nó cũng không chắc hiểu sự khác biệt giữa "sống để ăn" và "ăn để sống" ... cũng chưa nghe người Việt nói "Miếng ăn là miếng tồi tàn ..."








      "... mất ăn một miếng ... lộn gan lên đầu".






      .
      chắc tác giã ở đây "miếng ăn" với một ý khác .. vì một miếng ăn có thể là anh em tuơng tàn lẫn nhau

      Comment


      • Font Size
        #4
        Người Việt nói "Miếng ăn là miếng tồi tàn ... mất ăn một miếng ... lộn gan lên đầu"

        Sinh vật không ăn ... thì chết ... "ăn" là vấn đề tế nhị nhưng lại là vấn đề sinh tử ... người mất trí hoặc chết rồi thì không "coi trọng miếng ăn" Ít nhiều gì thì ở đâu cũng có người "sống để ăn" và có người "ăn để sống".

        Ăn cho phong cách thì không ai bằng dân Tây ... Làm đồ ăn ngon ở châu Âu có Ý ... ở châu Á có Tâu ...
        Hồi nào đó có một bài viết ngắn nói về ăn ... không nhớ là tiếng Anh hay tiếng Việt ...
        bài viết nói về cuộc phỏng vấn ba người đầu bếp "... nghĩ gì khi làm thịt một con cừu?"
        Đầu bếp Tây nói: Mình đãi rượu gì cho bữa tiệc hôm nay!
        Đầu bếp Ý nói: Mình sẽ làm được món gì!
        Đầu bếp Tàu nói: Mình sẽ đãi được bao nhiêu người!



        Dùng tiếng Việt cộng mà nói thì tác giả "dốt mà tỏ ra nguy hiểm" ...

        Comment


        • Font Size
          #5
          nguòi ngoài thuờng nhìn cách ăn uống của nguời khác để đánh giá tư cách sống của họ. lúc ăn thì ngồi ngay ngắn .. không gục mặt xuống .. không húp xùm xụp giống nguời đói lâu ngày

          Comment


          • Font Size
            #6
            nguòi ngoài thuờng nhìn cách ăn uống của nguời khác để đánh giá tư cách sống của họ. lúc ăn thì ngồi ngay ngắn .. không gục mặt xuống .. không húp xùm xụp giống nguời đói lâu ngày
            Ngày nay ... phán đoán bằng cách nhìn nầy không hoàn toàn hiệu nghiệm ...
            "không húp xùm xụp giống nguời đói lâu ngày" nên được đổi là "không húp xùm xụp giống nguời Nhựt" ...
            Ăn súp ngon mà húp không kêu không phải là người Nhựt ...
            Dân Mỹ ăn bốc nhiều hơn dăn Việt là cái chắc.

            Comment


            • Font Size
              #7

              Dân mạng Nhật Bản tranh cãi về cách ăn mì: 'húp xì xụp' đúng cách là thể hiện sự tôn trọng



              "Slurping" - "húp xì xụp" nguyên văn trong tiếng Nhật gọi là "つるつる", một từ tượng thanh mô tả về cách ăn mì được yêu thích của người Nhật. Khi bước chân vào tiệm mì ở Nhật, bất kể bạn ăn mì ramen, udon hay soba, húp xì xụp là cách ăn duy nhất để bạn thể hiện được sự tôn trọng với món ăn, với người đầu bếp đã làm ra tô mì và cũng để những người xung quanh có thiện cảm với bạn.




              Không đùa đâu, người Nhật rất xem trọng điều này, thậm chí đến mức cực đoan. Nếu bạn ăn một cách quá yên lặng và từ tốn, người đầu bếp có thể cảm thấy bị xúc phạm vì ông ta nghĩ rằng mình đã làm ra món ăn không ngon nên bạn ăn không được nhiệt tình.



              Vấn đề là, ngay khi bạn bắt đầu hút nhiều sợi mì vào trong miệng thì chúng sẽ trở nên quá dài hoặc quá nhiều để có thể giữ được một cách trọn vẹn. Lúc này bạn buộc phải cắn đứt chúng, để những sợi mì này rơi lại vào tô.

              Không phải ai cũng có thể ăn hết tất cả những gì mình gắp lên chỉ trong 1 lần duy nhất. Và thế là nhiều cuộc tranh cãi đã xảy ra làm hao tốn dung lượng lưu trữ trên internet, phải húp mình như thế nào và có được cắn đứt sợi mì trong khi húp hay không?



              Trong một topic về chủ đề cách ăn mì trên diễn đàn Girls Channel Nhật Bản, cô gái nọ bình luận:

              Một số người có thể cho rằng tôi rất nghiêm khắc, nhưng tôi ghét những người không hút hết mì vào miệng, tôi không ưa cách họ cắn đứt chúng và bỏ phần còn lại vào bát. Ngay cả khi họ là một người tốt, nhìn thấy điều đó chỉ làm tan vỡ hình ảnh của tôi về họ.

              Bất ngờ là có nhiều ý kiến đồng tình với cô gái này, một người khác nói:

              Tôi nhớ ai đó đã nói điều tương tự trên TV, và tôi đồng ý. Nó trông không sang trọng, vì vậy tôi luôn cố gắng đảm bảo rằng tôi chỉ gắp lượng mì vừa đủ để cho vào miệng mỗi lần húp.
              Tất nhiên cũng có một số người Nhật phản đối điều này, nhất là người trẻ, có bình luận cho rằng:

              Đôi khi mì nóng hơn giới hạn mà mọi người có thể chịu đựng, hoặc họ gắp nhiều hơn số mì họ có thể ăn. Không cần phải khó chịu vì điều đó.
              Theo thống kê trên Girls Channel có khoảng 600 người cho rằng phải húp hết mì vào miệng, trong khi 1000 người cho rằng có thể cắn đứt sợi mì nếu cần. Hầu hết những người thích húp hết mì là những người sành ăn và xem trọng kiểu cách khi ăn uống, đối với họ đó là một tiêu chí đánh giá trình độ thưởng thức món ăn. Thực ra, đây không phải là điều viễn vông được đặt ra để "làm màu", nó thực sự có cơ sở khoa học.
              Cách hoạt động của khứu giác khi ăn mì Nhật Bản


              Văn hoá ẩm thực Nhật Bản coi trọng sự tinh trí, trang trọng và thanh tĩnh, hầu hết các món ăn đều được thưởng thức một cách từ tốn, tốc độ ăn vừa phải và không gây ra tiếng động lớn, chỉ có một ngoại lệ duy nhất là đối với mì. Có thể đảm bảo rằng cửa hàng bán mì luôn sôi động hơn quầy sushi, đó là điều không thể chối cãi, vì cách ăn và năng lượng mà người ta toả ra khi ăn nó thực sự khác biệt.



              Để giải thích sự khác biệt nói trên, chúng ta cần xem qua công trình nghiên cứu của một chuyên gia về mì, ông Horii Yoshinori ở Tokyo. Với tư cách là chủ một nhà hàng nổi tiếng về các loại mì, gia đình ông sở hữu kinh nghiệm và những gì tinh tuý nhất của món ăn, họ đã làm làm mì sợi từ năm 1789 cho đến nay.

              Ông Horii giải thích:

              Tôi có thể nói rằng việc húp xì xụp được phát triển như một cách để thưởng thức mùi thơm của mì soba. Mùi mì soba được đánh giá tốt nhất qua miệng chứ không phải qua mũi. Ví dụ, với việc nếm rượu vang, trước tiên bạn ngửi, ngửi mùi rượu trong ly, sau đó bạn ngậm nó trong miệng để thu lấy mùi thơm tỏa ra đến mũi từ sau cổ họng. Họ gọi nó là "khứu giác trực giao" hoặc khứu giác mũi trước (orthonasal olfaction)"khứu giác sau mũi" (retronasal olfaction). Soba rất khó ngửi bởi tuyến đầu tiên là khứu giác trực giao, vì vậy chúng tôi tận dụng tối đa tuyến thứ hai là khứu giác sau mũi.


              Như vậy, thay vì ngửi bằng mũi, lúc này mùi vị của mì được hút lên theo hành động húp xì xụp và đi vào mũi thông qua con đường từ cổ họng đi lên sau mũi (Retronasal passage). Bằng cách này, người ăn có thể cảm nhận được món ăn bằng cả "hương" và "vị" cùng một lúc, nó mang lại trải nhiệm tốt hơn. Đồng thời, tổ tiên người Nhật đã hình thành cách ăn húp xì xụp này trong vô thức, theo bản năng, bởi vì họ lờ mờ cảm thấy được rằng ăn như thế mới là ngon nhất.

              Tuy nhiên, ông Horii cũng nhấn mạnh rằng không nên ép buộc người khác ăn theo cách của mình, bởi vì ăn uống là một trải nghiệm cá nhân và nó chỉ thực sự ý nghĩa khi người ăn tự khám phá ra cách ăn ngon nhất đó:

              Tôi không bảo cho ai cách phải ăn như thế nào. Những người không thể húp thì có thể nhai. Tôi quan tâm nhiều hơn việc họ có hiểu và đánh giá cao mì soba ngon và bổ dưỡng như thế nào hay không. Tôi chỉ hy vọng rằng, khi ăn, khách hàng sẽ vô tình phát hiện ra là nó ngon hơn khi họ húp. Điều quan trọng chính là khách hàng của tôi có thể thưởng thức mì của họ.

              Comment

              Working...
              X