Announcement

Collapse
No announcement yet.

Lời nói thật của một bác sĩ.

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Lời nói thật của một bác sĩ.

    Click image for larger version

Name:	bacsi.png
Views:	480
Size:	80.3 KB
ID:	34267

    Nguyên tắc thứ nhất: Đừng tin những gì quảng cáo trên báo đài, truyền thông, và thế giới mạng về thuốc. Vì không độc thì không gọi là thuốc, người ta chỉ uống thuốc để tự tử, chứ không ai uống nước để tự tử bao giờ. Chính vì thế, mà ở các quốc gia tiên tiến, cấm quảng cáo thuốc trên phương tiện truyền thông dân dụng, chỉ được quảng cáo thuốc ở tạp chí và hội thảo chuyên ngành Y.

    Nguyên tắc thứ hai: Khi đi khám bệnh bất kỳ ở đâu, người bệnh cần có 1 câu hỏi phải hỏi: “Bệnh của tôi do nguyên nhân gì?” Vì chỉ có thầy thuốc giỏi mới điều trị nguyên nhân bệnh, còn lại những thầy thuốc kém hiểu biết chỉ biết điều trị hậu quả - hay còn gọi là chữa triệu chứng - của bệnh.

    Nguyên tắc thứ ba: Đừng bao giờ tin những gì mình tìm kiếm trên mạng internet rồi tự suy diễn, tự làm bác sĩ cho mình và gia đình mình. Vì như thế chỉ làm hại chính mình và gia đình mình. Hãy cứ nghĩ, nếu bản thân bạn đủ khả năng được các trường Y nhận vào học thì các bạn đã trở thành bác sĩ, chưa kể các bác sĩ đã được đào tạo chính quy một thời gian dài về bộ máy tinh vi nhất của quả đất - con người - bình thường và bất thường từ tế bào đến bao nhiêu rối loạn khác về cả thể chất lẫn tinh thần, nhưng chưa chắc họ đã giỏi, thì các bạn chỉ vài cú enter với google, không có kiến thức căn bản về y khoa, thì các bạn như người điếc không sợ súng và tự hại mình thôi.

    Nguyên tác thứ tư: Đừng bao giờ tin những quảng cáo về các loại thức ăn, thức uống bổ, giúp chữa bệnh này hay bệnh khác - Ví dụ, sữa chống loãng xương, thực phẩm chứ năng, thức uống collagen, v.v... - chỉ là những trò kinh doanh kiểu đa cấp để kiếm lãi. Loãng xương là một trong những tiến trình của một quá trình lão hóa của bất kỳ động vật nào được diễn ra ở mức độ phân tử sinh học, tiến trình này cho tới nay, y học vẫn còn mò mẫm và bất lực.

    Nguyên tác thứ năm: Ăn uống và làm việc là thuốc. Ăn uống và làm việc đúng thì không hoặc ít bệnh tật. Ăn uống và làm việc sai là tự đưa mình vào nơi khổ đau của bệnh tật, vì sức khỏe qúy hơn vàng.

    Chúc mọi người dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và phồn vinh!

    Dr. Như Beauty

  • Font Size
    #2
    Vậy thì "Lời nói thật của bệnh nhân" là như thế nào đây?? Nếu cứ nhắm mắt "trao thân" cho bác sĩ như bài viết ở trên, liệu có thể bảo vệ cho sức khỏe cho người bệnh đến bao nhiêu phần trăm, 70, 80, 90% hay là 99%??? Thực tế cho thấy, bác sĩ rất ít quan tâm đến bệnh nhân khi đến gặp tại phòng mạch (riêng bệnh viện thì xin miển bàn) vì họ không có nhiều thì giờ để hỏi han về tình trạng sức khỏe của người bệnh. Lúc trước khi có đại dịch, trung bình muốn được khám bệnh theo kiểu walk-in, người ta phải đợi 2,3 tiếng là chuyện bình thường mới đến lượt của mình. Người có hẹn là ít nhất 30, 40 phút là chuyện thường. Đa số người bệnh khi có triệu chứng bất thường, đau nhức thì mới đi khám bác sĩ, nhưng rất tiếc khi đối diện với thầy thuốc thì không biết mô tả rỏ ràng và đầy đủ chi tiết để được chẩn đoán chính xác về căn bệnh của mình. Mà nếu có kê khai tương đối các triệu chứng thì bác sĩ cũng không hoàn toàn tin tưởng và yêu cầu người bệnh phải đi xét nghiệm máu để có kết quả rỏ ràng. Kê đai khái vài loại thuốc giúp giảm đau gì đó và phải mất từ 3-7 ngày sau mới thấy kết quả xét nghiệm trong khi bệnh nhân vẩn bị khó chịu, đau nhức mà không biết rỏ mình đang bị bệnh gì??? Cho nên cứ nói rằng "thầy thuốc giỏi" hay "kém hiểu biết", đó chỉ là cách nói cho đở ngượng mà thôi, vì ai dám khẳng định bác sĩ này giỏi, bác sĩ kia dở được. tự ái nghề nghiệp tuy không nói ra nhưng rất khó xử trí nếu đến tai cua3 vị bác sĩ gia đình.
    Nói rằng xin chớ dại dột nghe tin trên mạng, quảng cáo trên báo đài, e chỉ đúng một phần nhỏ nếu gặp người bệnh quá dốt thì nghe ai nói gì cũng tin cả. Theo tôi, muốn sống khỏe và thông minh, cần nên tìm hiểu thêm trên mạng, qua bạn bè quen biết vì biết đâu kinh nghiệm sống ít nhiều cũng giúp cho thiên hạ có được cái kiến thức tối thiểu về bệnh lý nào đó hay về vài triệu chứng do bệnh gây ra, từ đó sẽ liệu cách đối phó kịp thời, thay vì phải ngồi chờ được bác sĩ giãi thích cặn kẻ, rỏ ràng.
    Hơn nữa, nếu biết thức thời và nhận định sáng suốt, thì nên làm theo ý kiến rất hay của vị b/s Wynn Huỳnh Trần (mà tôi có dịp post lên đây) là bỏ tiền sắm "5 bửu bối cứu mạng tại nhà" và kiểm tra kịp thời mọi sự thay đổi lớn nhỏ về tình trạng sức khỏe của mình. Dĩ nhiên chịu khó dành ít thì giờ theo dỏi các video clip của b/s này trên YouTube để học hỏi thêm nhiều điều bổ ích về sức khỏe cũng như những căn bệnh đang làm "khó dể" loài người.
    Cá nhân tôi không hề phản đối hay có ý kiến trái nghịch với bài viết trên vì tôi không hề được đào tạo qua trường lớp hay kiến thức sâu rộng về y khoa. Cái mà tôi nghĩ là đúng chưa chắc là các bạn sẽ đồng ý như vậy, tôi luôn quan niệm rằng nếu kết hợp được cái hay, cái ưu việt của Đông và Tây y, biết đâu sẽ có ích trong việc bảo vệ sức khỏe của mình.
    Mong các bạn góp ý thêm và xin cám ơn đã đọc.

    Comment

    Working...
    X