Announcement

Collapse
No announcement yet.

Mạch máu bị tắc nghẽn nếu có 4 dấu hiệu này xuất hiện trên bàn tay

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Mạch máu bị tắc nghẽn nếu có 4 dấu hiệu này xuất hiện trên bàn tay

    Ngày nay, tắc nghẽn mạch máu không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi mà còn ở những người trong độ tuổi 20. Việc nhận biết các dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh sẽ giúp bạn điều trị bệnh hiệu quả hơn.

    Trong những năm gần đây, chúng ta thường nghe đến các thuật ngữ như xơ cứng động mạch, máu đặc, tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não. Bình thường những người trẻ tuổi nghĩ rằng tình trạng này luôn xảy ra với những người ở độ tuổi 50 và 60. Thực tế không phải vậy, ngày nay, có nhiều người trẻ ngoài 20 tuổi cũng đã bắt đầu hình thành các mảng bám trong mạch máu.

    (Ảnh minh họa)

    Lúc ban đầu sẽ không có ảnh hưởng nhiều đến quá trình lưu thông máu của toàn cơ thể nên một số triệu chứng sẽ không xuất hiện, nhưng qua thời gian, hiện tượng này sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, lúc này cơ thể cũng sẽ có những sự thay đổi bất thường.

    Nếu 4 dấu hiệu bất thường này xuất hiện trên bàn tay, đó là lời cảnh cáo mạch máu đang bị tắc nghẽn, vì thế mọi người không nên bỏ qua.

    4 dấu hiệu bị tắc nghẽn mạch máu ở tay cần thận trọng
    1/ Tay bị lạnh và tê

    (Ảnh minh họa)

    Nếu thời tiết đang lạnh, tình trạng lạnh tay xuất hiện là chuyện bình thường, chỉ cần giữ ấm tay hoặc ăn uống đúng cách thì tay sẽ ấm lại. Tuy nhiên nếu đã giữ ấm mà tay vẫn lạnh thì có thể là do mạch máu bị tắc nghẽn.

    Ngoài việc tay lạnh, tay thỉnh thoảng hay bị tê, bạn cũng nên chú ý. Nếu mạch máu bị tắc nghẽn, máu không lưu thông được đến các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là ở tay và chân, sẽ khiến cho tay chân bị lạnh, tê cứng,… Nếu xảy ra hiện tượng này, bạn nên đi khám để được điều trị kịp thời, ngăn ngừa chứng tắc nghẽn mạch máu.

    2/ Có gân xanh nổi trên tay

    (Ảnh minh họa)

    Hầu hết mọi người sẽ có nổi gân xanh trên tay khi đang làm việc hoặc khi sử dụng tay quá nhiều. Trên thực tế hiện tượng này cũng khó có thể xác định được hệ tiêu hóa của con người có vấn đề gì không và quá trình lưu thông máu trên đầu có khỏe mạnh hay không?

    Nếu trên bàn tay xuất hiện ngày càng nhiều gân xanh thì có nghĩa là não thường xuyên bị thiếu máu cục bộ, thiếu ôxy. Đây cũng là một trong những triệu chứng điển hình của tình trạng bị tắc nghẽn mạch máu, đôi khi còn kèm theo đau đầu, chóng mặt.

    3/ Lòng bàn tay có màu đỏ và tím
    Nếu lòng bàn tay có màu đỏ và tím, chứng tỏ mạch máu đã bị tắc nghẽn nghiêm trọng, do độ nhớt của mạch máu quá cao. Một khi mạch máu bị tắc nghẽn mạnh sẽ làm cho quá trình lưu thông máu bị chậm lại. Khi duỗi lòng bàn tay ra, bạn sẽ thấy lòng bàn tay có màu tím, đồng kèm theo các triệu chứng lạnh và ngứa ran. Đối với hiện tượng này, chúng ta phải đề phòng kịp thời để tránh một số bệnh xảy ra đột ngột như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não.

    4/ Móng tay bị lõm

    (Ảnh minh họa)

    Móng tay là phần kéo dài của các cơ, nếu móng tay có biểu hiện bất thường thì đó có thể là dấu hiệu của một bộ phận nào đó trên cơ thể không khỏe mạnh. Phần bên ngoài của móng tay là phần cứng, trong trường hợp bình thường sẽ không bị hư hại hay bị lõm do sự va đập thông thường, nhưng nếu xảy ra hiện tượng này có thể là do máu lưu thông kém.

    Nếu máu người bị đặc, sẽ khiến cho máu lưu thông chậm, trường hợp này dễ gây ra tắc nghẽn mạch máu, nếu mạch máu bị tắc nghẽn thì móng tay không thể được máu nuôi dưỡng, theo thời gian, trở nên giòn và dễ gãy, dễ xuất hiện tình trạng lõm sau khi chịu tác động của ngoại lực. 

    Nếu có những biểu hiện trên bạn nên đến bệnh viện khám kịp thời để tránh mắc các bệnh nguy hiểm.

    Làm 3 việc này thường xuyên để bảo vệ mạch máu

    1/ Hạn chế những thực phẩm gây hại cho mạch máu
    Những người có mạch máu không khỏe nên tránh ăn những thực phẩm giàu chất béo, nhiều calorie, nhiều đường như thịt mỡ, bánh ngọt, nội tạng động vật, đồ uống có đường,.. Những thực phẩm này thường làm tăng tốc độ hình thành các mảng máu, khiến cho mạch máu ngày càng bị tắc nghẽn.

    2/ Uống nhiều nước

    (Ảnh minh họa)

    Nước là một thành phần không thể thiếu trong cơ thể, nước có thể giúp cơ thể tỉnh táo, cũng là một cách hữu dụng, rẻ tiền và hiệu quả nhất để thanh lọc mạch máu.

    Uống nước có thể giúp làm giảm độ đặc của máu, giảm bớt số lượng tiểu cầu (vai trò quan trọng làm đông máu) bám trên thành mạch máu, tránh gây ra tắc nghẽn động mạch. Nhờ uống nước đủ sẽ có được mạch máu trẻ và sạch. Uống nước có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng sự đào thải độc tố trong máu qua nước tiểu, máu trở nên tươi mới thì mạch máu cũng khỏe mạnh.

    3/ Tập thể dục thường xuyên
    Tập thể dục thường xuyên có thể đóng vai trò tốt trong việc bảo vệ sức khỏe, vì nó có thể thúc đẩy tuần hoàn máu trong quá trình tập luyện, tăng độ dẻo dai của mạch máu, ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu và tránh nguy cơ vỡ mạch máu. Tuy nhiên, việc tập thể dục không thể chỉ trong một ngày hai ngày, mỗi tuần ít nhất phải tập thể dục 5 ngày, hiệu quả nằm ở sự kiên trì lâu dài này.

    Tuy nhiên cần phải tập luyện như thế nào cho phù hợp với thể trạng của cơ thể, nếu tập quá sức sẽ làm tổn hại đến sức khỏe của mạch máu. Có thể chọn một số bài tập như đi bộ nhanh, chạy bộ, bơi lội, đạp xe….




Working...
X