Announcement

Collapse
No announcement yet.

Hãy bước ra khỏi vùng an toàn của bạn

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Hãy bước ra khỏi vùng an toàn của bạn

    Vùng an toàn hay còn gọi theo từ tiếng Anh là "Comfort zone", chính là nơi mà con người luôn luôn có được những cảm giác thoải mái nhất. Ở trong công việc thì vùng an toàn liệu bạn có được bí quyết thành công trong công việc? Hay chỉ khiến cho bản thân thấy thoải mái, công việc đó bạn đã làm quen tay từ bao năm nay, hay là lựa chọn một loại sách để chúng ta luôn lựa chọn mua và đọc, một môi trường sống và làm việc ở ở nơi ấy chúng ta được tự do vẫy vùng mà chẳng phải lo sợ bất cứ một điều gì khác.

    Nếu như cứ ở mãi trong một vỏ bọc vô hình nào đó, dù không có thử thách, dù được thoải mái nhưng rồi sẽ đến một thời điểm, bạn sẽ nhận ra rằng cuộc sống này thực sự quá đơn điệu và tẻ nhạt biết chừng nào. Nhưng làm thế nào để có đủ sức mạnh, và niềm tin mà bước ra khỏi vùng an toàn đó?
    • Cần thực sự có sự dũng cảm
    Thực ra mà nói, để có thể bước ra khỏi cái vùng an toàn cố hữu của bạn thì nhất định không thể nào thiếu đi sự dũng cảm. Một công việc mới sẽ chứa đựng những nhiệm vụ hoàn toàn mới, và có quy trình thực hiện cũng mới mẻ, kèm theo cả những người đồng nghiệp mới, sếp mới, ... Nói chung hầu hết, mọi thứ đối với bạn đều mới cả. Khi còn ở trong vùng an toàn, mọi thứ đối với bạn là hết sức thân thuộc, bạn có thể vẫy vùng trong đó mà không phải mảy may lo sợ bất cứ điều gì. Còn đến khi bước sang một nơi ngoài vùng an toàn, bạn giống như phải bắt đầu lại mọi thứ, khiến cho bạn thấy bỡ ngỡ và vật lộn với những khó khăn mới mẻ.
    Click image for larger version

Name:	7-nhung-bi-quyet-thanh-cong-trong-cong-viec-2-min.png
Views:	83
Size:	373.1 KB
ID:	109994
    (Ảnh minh họa)
    Trong suy nghĩ của bạn, có lẽ sẽ chỉ nghĩ về những điều tương tự như thế này: một cuốn sách mới ra chắc gì đã được đánh giá là cuốn sách hay bởi vì sở thích đọc sách của bạn hướng đến những điều ngọt ngào, trong khi đó những gì được nói đến trong cuốn sách mới phát hành lại quá đỗi khô khan. Điều này giống với việc bạn phải nhảy qua vùng an toàn để bước ra với một vùng rộng lớn ngoài kia, một nơi ở mới mẽ khác và đối mặt với những tập tục mới mẽ với những con người vô cùng lạ lẫm với bạn.

    Ngay từ khi còn nhỏ, mỗi chúng ta đều cố gắng nhìn cuộc sống ở chung quanh mình bằng một con mắt khá dè dặt, đó là ánh mắt đầy nỗi lo sợ và chất chứa biết bao điều khiến cho tâm hồn trẻ thơ phải hoài nghi. Bố mẹ của bạn khi ấy có nói với bạn rằng, ở bên ngoài cuộc sống xa hơn nơi bạn ở có những "ông kẹ" hay không? Họ có nói đến nguy cơ bạn sẽ bị "ông kẹ" đó sẽ bắt nhốt vào trong một cái bao bị và đem bán bạn đi hay không? Chỉ với một câu nói như thế mà chúng ta cứ mãi quanh quẩn ở trong nhà, ở lì bên mẹ và cha hay là chỉ dám bước chân ra ngoài khi có người thân dẫn đường.

    Sau này, khi đã lớn hơn, bạn phải đứng trước những quyết định có giá trị quan trọng của cuộc đời như việc chọn trường đại học vậy. Liệu lúc đó bạn có dám tự lựa chọn con đường đi thực sự mà bản thân mong muốn hay tiếp tục nghe theo những sự sắp đặt của cha mẹ. Rất dễ để lý giải cho việc chúng ta không đi theo sự quyết của riêng mình mà hướng theo những gì người lớn sắp đặt bởi vì chúng ta luôn sợ hãi việc phải làm khác đi những điều đã được dạy. Hơn thế, chúng ta cũng sợ rằng nếu không đi theo sự lựa chọn của cha mẹ thì sẽ có những "ông kẹ" nào đó sẽ làm hại đến bạn hay chăng?

    Tuy nhiên, khi bạn bước vào trong môi trường học tập thực sự thì nếu cứ giữ mãi những nỗi lo sợ đó, thậm chí bạn còn không dám bước chân đi và chẳng dám thực hiện bất cứ điều gì khác vì lo sợ quá nhiều thứ. Vậy thì, đến bao giờ bạn mới tìm thấy ước mơ thực sự và xác định con đường thành công nào dành cho bạn?

    Học đại học bạn đã bước qua ngưỡng tuổi 18, đúng ra có thể tự quyết định được một vài điều quan trọng trong cuộc sống của mình. Bạn chẳng còn là một đứa trẻ cứ phải đợi người lớn dắt ra khỏi nhà hay là sợ hãi những "ông kẹ" nào đó không hề thực sự tồn tại.

    Thế nhưng, theo tâm lý chung, nếu bạn đã nhất mực sợ hãi nhiều thứ và không bao giờ dám nói lên những gì mình mong muốn, bạn chỉ muốn có cha mẹ, có người thân dẫn lối để bước đi của bạn cảm thấy an toàn thì thậm chí, dù đã đi học đại học rồi đấy nhưng mà bạn vẫn cứ luôn cảm thấy có gánh nặng về những nỗi lo và sự sợ hãi. Đi học, bạn chẳng nói chuyện với bất cứ ai, trừ việc nói chuyện với những người bạn cũ, về đến nhà, cũng chỉ ở lì trong phòng và nghĩ rằng đi ra ngoài đường một mình khi không có bố mẹ đi cùng, chỉ vì sợ sẽ bị kẻ khác lừa bịp.

    Vậy thì trong những lúc đó có bao giờ bạn tự hỏi lòng mình rằng, chúng ta sẽ đi đâu và về đâu trong thời điểm phải tự sống cuộc đời của chính mình, tự đưa ra những quyết định cho riêng mình hay là cho những vấn đề ở trong cuộc sống khi mà không phải lúc nào người thân cũng có thể ở bên cạnh và sóng bước cùng với mình hay không?

    Bạn chẳng thể nào trở thành một người nhà giáo tài giỏi nếu như điều mà bạn mong muốn truyền đạt tới học sinh không thể diễn đạt một cách gãy gọn, dễ hiểu. Bạn cũng chẳng thể nào trở thành một người chỉ đạo tốt nếu như bạn cứ luôn thích làm theo những ý của người khác bày ra và cứ mãi lo lắng rằng ý kiến của mình sẽ bị bác bỏ. Rõ ràng đây chính là những thời điểm mà bạn cần phải nhìn nhận rõ khả năng sinh tồn của mình theo đúng bản năng. Nếu như bạn không đi thì bạn sẽ không đến được những nơi tốt đẹp mà mình muốn tới. Có nghĩa là bạn đang đứng dậm chân một chỗ.
    • Đã đến lúc bạn cần phải bước ra vùng an toàn của chính mình
    Dù luôn có sợ hãi và mường tượng đến những điều không hay khi mà bước ra khỏi vùng an toàn, nhưng cũng vẫn có những người vẫn muốn thử sức, muốn có thể bước ra khỏi vùng an toàn cố hữu của mình để có thể mở rộng kiến thức, tự mở rộng những trải nghiệm và mong muốn thấy được thế giới này thực sự rộng lớn và bao la như thế nào. Do thế giới này luôn luôn thay đổi và biến hóa không ngừng nghỉ, vì thế nếu không nhận thức kịp thời về những vùng an toàn thì bạn chỉ có thể chấp nhận bản thân bị lỗi thời và đi ở phía sau thời đại rất nhiều.

    Bởi vì, không phải là chuyện lặp đi lặp lại khiến cho chúng ta trở thành một người thợ lành nghề với những gì quen thuộc. Mục tiêu lớn hơn chính là phải trở thành một người thợ khéo léo, tinh tế.
    Bạn có khi nào tự cảm thấy chán chính bản thân mình nếu như ngày nào cũng khoác lên mình những bộ trang phục như nhau? Có thấy một điều gì đó nhàm chán từ cuộc sống khi mà đã rất lâu và không nhớ nổi đâu là lần cuối bạn nhận được lời khen, cho tới bây giờ, lời khen đó dường như trở nên vô cùng xa lạ?

    Thay cho tất cả, mọi thứ sẽ phải quỳ rạp xuống với một vùng đất mới mẻ nào đó khi mà chúng ta đã sẳn sàng bước chân ra khỏi. Bước chân qua khỏi ranh giới an toàn đồng nghĩa rằng bạn là một người có đủ bản lĩnh, bạn dám dấn thân để thay đổi những giá trị nhàm chán đã đeo bám từ rất lâu. Sự thay đổi này có thể thực hiện từ từ để cho bản thân có thể tập làm quen đối với chính hình ảnh mới mẻ trong con người của bạn, và thích nghi với những sự mới lạ ở cuộc sống ở chung quanh.

    Với một thời đại mà kỹ thuật mới lên ngôi như ngày nay, việc mà các bạn dám liều lĩnh dấn thân chinh phục những "vùng đất mới", thậm chí là sẵn sàng đối diện với những sự rủi ro thì đó cũng là yếu tố quan trọng của bí quyết thành công trong công việc mà bạn xứng đáng nhận được.

    Hãy luôn tự tin bước qua những ranh giới an toàn bằng cách dám nói, dám nghĩ, dám hỏi những điều bạn cho là ngớ ngẩn và sẵn sàng nghe những lời chỉ trích. Quan trọng nhất là bạn dám đối diện với bản thân mình về những thất bại, nếu có.



    Last edited by trungthuc; 04-26-2022, 06:58 PM.
Working...
X