Announcement

Collapse
No announcement yet.

Làm đàn ông, bạn sợ nhất điều gì?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Làm đàn ông, bạn sợ nhất điều gì?

    Xã hội quy định rằng, "Là đàn ông phải luôn mạnh mẽ, phải rắn rỏi để đương đầu với mọi phong ba bão táp, phải là điểm tựa vững chắc để cho người phụ nữ và gia đình của mình dựa vào". Nhưng có ai hiểu được rằng, đằng sau sự "ủy thác" mà xã hội phân công ấy, đàn ông chúng tôi cũng biết sợ, những nỗi sợ được chôn giấu mà chẳng mấy ai thấu hiểu.

    Nỗi sợ khởi đầu mang tên "Sự nghiệp"
    Nếu như thời còn sinh viên, bạn còn lắm bận tâm về mọi vấn đề của cuộc sống, về những mối tình tan vỡ của thuở học trò. Thì khi bước chân ra khỏi cánh cổng đại học, mọi sự chú ý và tâm huyết của bạn đều sẽ chỉ dồn về một hướng: đó chính là "lập nghiệp".
    Click image for larger version

Name:	2-4.jpg
Views:	644
Size:	11.8 KB
ID:	109977
    (Ảnh minh họa)
    Khoảng thời gian 3-5 năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ thấy một sự khủng hoảng và nỗi sợ bao trùm khi đi đâu cũng bị hỏi, "Làm gì rồi?".
    Tôi còn nhớ như in khi vừa bước chân về nhà sau mấy năm đèn sách, dự định là sẽ tự thưởng cho bản thân vài tháng ăn chơi để tạo sự cân bằng lại cuộc sống, thế nhưng, cuộc đời không như là mơ ước. Hàng xóm, người thân, bạn bè…luôn miệng nhắc nhở về công việc, họ hối thúc và hỏi dồn dập như thể tôi đang "mắc nợ" họ lâu ngày chưa trả vậy! Và cứ đều đặn như thế qua từng ngày, tôi dần dần cảm nhận được nỗi sợ khi bước chân ra khỏi nhà (thậm chí khoảng 1 năm rưỡi đầu tiên tôi còn chẳng dám về quê) khi mọi ánh mắt soi xét cứ đổ dồn về một phía.

    Trong tiềm thức của mình, tôi tự hiểu được bản thân sẽ phải làm gì? Con đường đi sẽ ra sao? Và chuẩn bị điều gì là tốt nhất cho con đường sự nghiệp sắp tới? Ngặt một nỗi, mâu thuẫn giữa ý muốn bản thân với sự hài lòng của mọi người nó luôn là một khoảng đối nghịch to lớn. Vấn đề này tôi đã từng được nghe các tiền bối kể lại về nỗi sợ sau khi ra trường, và lúc đó tôi chỉ nghĩ bụng, "Có phải mọi người đang thổi phồng điều đó lên không trong khi bản thân mình cảm nhận thấy nó quá bình thường?". Nhưng quả đúng là khi bản thân đặt mình vào vị trí ấy, trải qua cảm giác ấy mới thấy thấu những gì mà họ đã kể cho tôi chẳng hề sai lệch chút nào.

    Nối tiếp sau đó là đến sợ "thất bại"
    Tôi hiểu cảm giác ấy. Đôi lúc, chúng ta cảm thấy mình là kẻ bỏ đi của thế giới này. Đôi lúc, mình làm đâu hư đó và chẳng có gì ra hồn cả. Nhưng đó đơn giản chỉ là cuộc sống.
    Click image for larger version

Name:	3-6.jpg
Views:	58
Size:	15.8 KB
ID:	109978
    (Ảnh minh họa)
    Gánh nặng của đàn ông không nhiều lắm, tứ bề bủa vây chung quanh, khi bạn chưa có gia đình bạn có thể thỏa sức làm, thỏa sức thử nghiệm…Và đôi khi là sẵn sàng đương đầu với thất bại để tích lũy kinh nghiệm cho lần trở lại may ra sẽ hoàn hảo hơn.

    Nhưng bạn có tin không, khi bạn có cho mình một gia đình nhỏ rồi, bạn sẽ thấy dù có làm bất cứ điều gì thì mọi ngã rẽ cũng chỉ hướng về gia đình. Liệu bạn có còn đủ mạnh mẽ để làm lại, đủ dũng khí để đứng lên, đủ kiên cường để làm tiếp công việc vốn dĩ vẫn dang dở mà trước đó bạn chưa kịp hoàn thiện hay không?
    Trong đầu bạn luôn thầm nghĩ, "Lỡ như lần này việc không thành thì mọi chuyện sẽ như thế nào?", dần dần cứ thế bạn chấp nhận yên phận với một công việc ổn định, yên phận với những gì mình đang có, bạn chấp nhận từ bỏ hết mọi ước mơ, dự định được ấp ủ vì nỗi lo sợ thất bại.

    Nếu có ai đó bảo điều gì có thể "dọa" được cánh đàn ông chúng tôi, khiến cho chúng tôi luôn sợ hãi (chẳng phải ma quỷ hay ngáo ộp nào mà mọi người vẫn hay nhắc đến). Tôi sẽ mạnh dạn mà trả lời đó chính là "sợ thất bại".

    Nhưng trên tất cả, nỗi sợ lớn nhất của người đàn ông là "không có tiền"
    Tôi đã từng rất thấm thía với câu nói này, "Đàn ông không tiền như sói không răng", đồng tiền tuy không phải là tất cả đối với một người đàn ông. Nhưng tiền bạc chiếm đến "quá nửa" sự quan trọng đối với cuộc đời của họ, nếu bạn không tin hãy thử đi tìm một người đàn ông đã "nhẵn túi", bạn sẽ hiểu được cảm giác "lạc lõng và bơ vơ" là như thế nào.

    Khi không có tiền, bước chân ra đường của bạn luôn thấy "nặng trĩu". Ánh mắt của bạn luôn tự ti (thay vì có thể nhìn ngang nhìn dọc, thay vì có thể xà vào bất cứ quán ăn nào mà mình yêu thích) thì bạn chỉ có thể đi thẳng mà không dám dừng lại ở bất cứ chỗ nào. Khi không có tiền, bạn đành chấp nhận chọn cho cha mẹ mình những nơi khám bệnh "rẻ nhất", con cái mình phải học những nơi "bình dân" nhất, và vợ mình đôi khi cũng buộc phải chọn những món đồ mà mình không hề thích.

    Dẫu biết rằng đồng tiền sẽ không bao giờ là đủ, khi có nhiều thì lại càng muốn có nhiều hơn. Nhưng làm một người đàn ông (nhất là khi bạn là trụ cột của gia đình) thì trách nhiệm kiếm tiền, thậm chí là có nhiều tiền để trang trải mọi thứ trong cuộc sống là điều mà bạn phải luôn luôn lo nghĩ và bận tâm.

    Đừng nghĩ rằng đồng tiền là xấu, là trách nhiệm "không biết từ đâu" mà được chuyền từ tay người này qua người khác và đang đè lên vai bạn. Mà hãy xem mỗi đồng tiền mình kiếm được chính là một sự cố gắng, một sự sáng tạo, một sự ghi nhận và đánh đổi của bản thân mà có được. Hay nói cách khác, bạn càng kiếm nhiều tiền thì năng lực của bạn càng được xã hội ghi nhận và học hỏi.

    Và hãy ghi nhớ một điều cốt yếu, tất cả những người đàn ông thành đạt đều đã từng sống và vượt qua được tất cả những nỗi sợ kể trên (thậm chí là nhiều hơn thế) để xây dựng được riêng các thành tựu cho bản thân mình. Vì lẽ đó, hãy biến nỗi sợ thành các hành động cụ thể, chứ đừng để nỗi sợ là lý do cản bước bạn đến với thành công nhé!
    Last edited by trungthuc; 04-26-2022, 06:42 PM.

  • Font Size
    #2
    Theo tôi, cái sợ của người đàn ông không đơn giản là chờ đến khi đã tốt nghiệp, bắt đầu bước chân vào xã hội để tạo cho bản thân có một nghề nghiệp, một chức phận nào đó, và hình thành một cuộc sống hoàn toàn mới với nhiều khát vọng và mục tiêu cụ thể.

    Cái đáng sợ nhất là phải biết học cách làm người từ lúc còn chập chững bước đi trong vòng tay của cha mẹ. Nếu xuất thân của cha mẹ là ít học, nghèo khổ thì khó bảo đảm cho con em mình có đủ cơ hội để tiến thân trong đời sống. Chỉ có lo nuôi ăn, nuôi học cũng vẩn không đủ mà còn phải nuôi dưỡng con em mình thụ đắc được nhân cách tốt đẹp ngay từ lúc còn bé. Cho nên với kiến thức hiểu biết cùng với kinh nghiệm sống của cha mẹ sẽ giúp cho cho con em biết cách nào để xử thế đúng đắn, nhận thức được đúng sai, xấu tốt và tránh vấp cạm bẩy đời từ hoàn cảnh sống, trong học tập, nhất là biết chọn bạn tốt để chơi.

    Dù cho xuất thân từ gia đình giàu có hay nghèo khổ nhưng nếu không được cha mẹ giám sát đầy đủ thì rất dể dàng chạy theo thói hư tật xấu của xã hội, từ đó đánh mất cái nhân cách tốt đẹp ở con người: sống trung thực, biết lể độ, và luôn lạc quan yêu đời.

    Thử hỏi, một con người chỉ ham mê chơi, mê games, mê gái, mê rượu chè thì cho dù có tốt nghiệp với điểm số cao nhất, dù có nhận công việc thuận lợi nhất, nhưng vẩn luôn dể dàng bị sa vào cạm bẩy đời đang giăng chờ từng giây, từng phút trong đời sống.

    Nếu chỉ nói sợ bị thất nghiệp, sợ thất bại, sợ không làm ra tiền thì quả thật chỉ đúng theo bài bản sách vở của các chuyên gia về tâm lý học. Một người đàn ông khi đã biết học làm người tốt, trung thực thì không bao giờ đầu hàng với số phận mà phải hiên ngang, mạnh dạn vững bước đi lên từ các thất bại, thất vọng trong cuộc sống. Ai sống mà không mắc phải sai lầm lớn hay nhỏ, nhưng phải biết ngẩng đầu lên mà sống, phải biết trách nhiệm với việc làm của mình cho dù chưa biết kết quả cuối cùng sẽ là tốt hay xấu. Biết sai thì sửa ngay, biết đúng thì phát huy thêm, chớ cứ sợ sệt, lo lắng không đâu thì dể bị xã hội loại bỏ, cả đời không thể ngóc đầu để sống được.

    Xin đừng nghĩ rằng, phải chờ, phải đợi cho đến khi có sự nghiệp vững vàng rồi mới toan tính những chuyện sắp tới, e rằng đã đánh mất nhiều cơ hội tốt đẹp. Phải biết bắt đầu cuộc sống từ con số 0 to tướng, phải chấp nhận vấp ngả nhiều lần và biết đứng lên tiếp tục tao ra cơ hội mới để thay đổi cuộc đời mình. Đừng nên quá trông đợi vào gia đình, hay sự may mắn nào đó để tạo dựng cuộc sống cho bản thân mình, để rồi lại thất vọng, chán nản, và chán đời.

    Comment

    Working...
    X