Announcement

Collapse
No announcement yet.

Đường: Một thứ nicotine trong thời đại mới và các chiêu trò "tẩy trắng" nó của ngành công nghiệp thực phẩm chế biến

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Đường: Một thứ nicotine trong thời đại mới và các chiêu trò "tẩy trắng" nó của ngành công nghiệp thực phẩm chế biến

    Có thể bạn sẽ không biết, nhưng ông chủ bán thuốc lá Marlboro và bánh Oreo cho bạn đã từng là cùng một người.

    (Ảnh minh họa)

    Đó không phải là gã chủ tiệm trà đá quần đùi áo may ô sẽ tính nhẩm 5 ngàn cộng 10 ngàn cho bạn. Mà là những gã đàn ông Mỹ trung niên mặc vest bảnh bao, đi xe sang trên đường phố Virginia, có người mở cửa cho khi bước vào phòng họp hội đồng cổ đông của Altria mỗi năm một lần.

    Altria, tập đoàn này chính là công ty mẹ của Philip Morris, hãng thuốc lá khổng lồ đang bán ra hàng chục tỷ điếu Marlboro mỗi năm trên thế giới. Trước năm 2007, họ cũng làm chủ cả Nabisco, công ty sản xuất ra những gói bánh Oreo xanh lừ ngọt ngậy với doanh số bán ra gần 100 triệu chiếc mỗi ngày.

    34 tỷ chiếc bánh Oreo được bán ra mỗi năm trên thế giới, so sánh với 391 tỷ điếu thuốc lá Marlboro.
    Và cũng thật kỳ lạ, nếu bạn để ý, sẽ thấy mô hình này được sao chép gần như giống hệt ở Việt Nam. Những ông chủ bán thuốc lá Thăng Long cũng đã từng bán bánh trứng Tipo cho bạn. Nếu không thoái vốn vào năm 2017 thì Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam bây giờ vẫn nắm cổ phần sở hữu cả Thực phẩm Hữu NghịBánh kẹo Hải Hà.
    Vậy điều gì đã khiến cho các công ty thuốc lá thích thú và từng muốn lấn sân sang ngành thực phẩm chế biến đến vậy? Hóa ra, chúng có cùng một công thức kinh doanh khá đơn giản: Khiến mọi người nghiện thứ sản phẩm mà họ mua về.

    1/ Đường, nicotine và cuộc đua đến não bộ
    Khi bạn cầm chiếc bật lửa và đốt một điếu thuốc Marlboro, 0,6 mg nicotine trong nó bắt đầu xếp hàng ngay ngắn trước vạch đầu lọc. Chúng giống như một đội kỵ binh tinh nhuệ sẵn sàng tràn vào đường hô hấp của bạn.
    Nicotine cưỡi trên những hạt hắc-ín, chạy đua với nhau trong một đường ống dài hơn 20 cm của khí quản. Chúng ùa vào phổi bạn như những đội quân hắc mã chiếm đóng lấy hai bên quảng trường (đường hô hấp). Ôxy bị đẩy dạt sang bên, nicotine gõ cửa xông vào từng phế nang.

    Từ đó mà chúng đi được vào máu, tiếp tục di chuyển tới mọi ngõ ngách trong hệ tuần hoàn của bạn. Nicotine có thể băng qua một hàng rào máu trên não bộ như những "dũng sĩ công thành thiện chiến".
    Tại đây, chúng chiếm đóng hệ mesolimbic dopamine, một trong những "con đường tơ lụa" trong não bộ vận chuyển hoóc-môn dopamine từ khu vực tegmental của não giữa, tới vùng amygdale, nhân acbenz, sang vỏ não trung gian trước trán rồi đến khu vực hồi hải mã và hệ limbic.

    Khi thứ hoóc-môn hạnh phúc ấy được sản sinh và trôi nổi chung quanh não bộ, người hút thuốc sẽ bị đắm chìm vào cảm giác khoan khoái, dễ chịu và thỏa mãn trước khi lại thèm muốn hút thêm một hơi thuốc nữa. Điều đáng nói là tất cả quá trình này chỉ diễn ra trong vỏn vẹn khoảng 8 giây.
    Nicotine hít vào từ đường thở có thể khuynh đảo não bộ của bạn nhanh như cách thuốc tiêm được truyền thẳng vào tĩnh mạch.

    (Ảnh minh họa)
    Nicotine sau khi vượt qua được hàng rào máu não sẽ chiếm đóng hệ mesolimbic dopamine, một trong những "con đường tơ lụa" vận chuyển hoóc-môn dopamine đi khắp não bộ.

    Tốc độ kích thích não bộ là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ gây nghiện của nicotine. Một chất nào đó chạm được vào mạch mesolimbic dopamine càng nhanh, tác động của nó sẽ càng mạnh.
    Đó là lý do tại sao khi cocaine được tiêm vào tĩnh mạch lại tàn phá khủng khiếp hơn hít qua đường mũi. Và cùng một liều nicotine thì thuốc lá thì tạo ra khoái cảm cho người hút, còn những miếng dán để hấp thụ nicotine qua da thì không có tác dụng.

    Bây giờ, hãy cùng xem xét đến những chiếc bánh Oreo. Mỗi một chiếc bánh Oreo có chứa 3,67 gram đường và nó cũng kích hoạt một cuộc đua từ đầu lưỡi của bạn đến hệ mesolimbic dopamine trong não bộ.
    Vào khoảnh khắc bạn cắn miếng bánh đầu tiên, vị ngọt của đường chạm đến các nụ vị giác ở đầu lưỡi kích hoạt tín hiệu trên đầu dây thần kinh sọ não số VII. Dây thần kinh số VII chính là sợi dây nối liền phần lớn các thụ thể trên lưỡi với thân não của bạn.

    Trong khi bạn nhai bánh, dây thần kinh hầu họng số IX, nối từ phần sau lưỡi đến vùng medulla oblongata trong thân não, sẽ trở thành con đường thứ 2 bật sáng. Cho đến khi bạn nuốt 3,6 gram đường cùng những chất phụ gia khác tạo ra chiếc bánh Oreo tiếp tục truyền các tín hiệu mới băng qua dây thần kinh số X nối gốc lưỡi với vùng medulla của thân não.

    Ba dây thần kinh này gom thông tin vị giác về cùng một khu vực được gọi là vỏ vị giác chính. Đây chính là nơi 5 vị căn bản gồm đắng, mặn, chua, ngọt và umami được phân tích và cân đo đong đếm giúp bạn cảm nhận được hương vị đặc trưng của từng loại thức ăn.

    Một chiếc bánh Oreo dĩ nhiên được đặc trưng bởi vị ngọt của nó. Một khi vị của đường được nhận diện, vỏ vị giác chính lập tức bắn một luồng tín hiệu sang vùng não giữa dopaminergic. Và thế là một lần nữa, mạch mesolimbic dopamine được khuấy đảo.
    Tín hiệu bắt đầu chạy qua lại các trung tâm não bộ khác nhau như một quả bóng trong trò chơi Pinball, nó đi từ hạch hạnh nhân, sang nhân đuôi rồi sang vỏ não trước. Dopamine lại được xả ra giúp bạn thấy vui vẻ và thỏa mãn với miếng bánh của mình.


    Khói từ thuốc lá mất khoảng 10 giây để khuấy động não bộ, nhưng một chút đường chạm vào lưỡi sẽ khiến điều đó xảy ra trong vòng hơn nửa giây, chính xác là 600 mili/giây.
    Điều thú vị ở đây là khác với nicotine, đường không cần phải chạy vào hệ tiêu hóa, sang hệ tuần hoàn rồi mới kích hoạt tín hiệu dopamine trong não của bạn. Nó sử dụng con đường tín hiệu thần kinh và do đó kích thích xảy ra ở một tốc độ nhanh hơn rất nhiều.

    "Khói từ thuốc lá mất khoảng 10 giây để khuấy động não bộ, nhưng một chút đường chạm vào lưỡi sẽ khiến điều đó xảy ra trong vòng hơn một nửa giây, chính xác là hơn 600 mili giây", Michael Moss, nhà báo điều tra từng đoạt giải Pullitzer, tác giả cuốn sách "Mắc câu: Thực phẩm, ý chí tự do và cách những công ty khổng lồ khai thác cơn nghiện của chúng ta" cho biết.
    "Đường tác động vào não bộ nhanh hơn thuốc lá 20 lần".

    2/ Khi cơn nghiện được kích hoạt
    Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tác hại của đường như một chất gây nghiện. Các nhà khoa học cho biết đường có thể tác động đến hệ thống tưởng thưởng dopamine trong não bộ giống với các chất gây nghiện khác, từ nicotine, rượu cho đến cocaine.

    Những người bị béo phì cũng thường bị rối loạn chức năng hệ thống tưởng thưởng dopamine trong não bộ của họ, khiến cho họ thèm ăn giống với cách những người nghiện ma túy thèm thuốc. Điều này đã được xác nhận bởi ảnh chụp PET não bộ trên người và trước đó là các thí nghiệm trên động vật.

    Năm 2008, một nhóm khoa học gia nghiên cứu đến từ Đại học Princeton, Hoa Kỳ đã thực hiện một thí nghiệm kinh điển trên chuột để chứng minh rằng chuột cũng có thể bị nghiện đường. Các nhà khoa học đã cho lũ chuột uống nước đường mỗi ngày để theo dõi mô hình hoạt động của dopamine trong não bộ cũng như hành vi thể hiện ra bên ngoài của chúng.
    Kết quả cho thấy khi những con chuột uống nước đường, não bộ chúng tiết ra một số lượng lớn chất dopamine. Lặp đi lặp lại điều này dẫn đến sự suy giảm thụ thể dopamineopioid trong não bộ của chúng, giống với những gì xảy ra với những con chuột tiếp xúc với cocaineheroine.
    Giảm thụ thể trong não khiến cho những con chuột bị lờn với đường. Trong những bữa ăn tiếp theo, chúng cần nhiều đường hơn để đạt được nồng độ dopamine trước đó. Nếu không được thỏa mãn, lũ chuột sẽ có các biểu hiện của cơn nghiện, chúng trở nên lo âu, run rẩy, thèm khát và hung hăng giống với những hành vi của một người nghiện ma túy không được dùng thuốc.


    Tiêu thụ đường thoả mãn 5/11 tiêu chuẩn định nghĩa tình trạng nghiện của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ gồm có:
    1. Sử dụng một lượng lớn hơn trong thời gian dài hơn dự định ban đầu
    2. Có sự thèm muốn sau khi sử dụng
    3. Tiêu thụ bất chấp các tác hại nguy hiểm
    4. Xảy ra quá trình dung nạp, nhờn thuốc
    5. Xuất hiện triệu chứng cai nghiện


    Các thí nghiệm tương tự trên chuột liên tục được lặp lại và xác nhận kết quả của nhóm Princeton. Năm 2017, một nhóm các nhà khoa học khác đến từ Viện Sức Khỏe Tim mạch Trung Mỹ Saint Luke đã tổng hợp lại tất cả các bằng chứng này để đi đến kết luận rằng "có một sự tương đồng và trùng lặp đáng kể giữa chứng nghiện ma túy và nghiện đường".

    "Tiêu thụ đường tạo ra các hiệu ứng tương tự như cocaine, làm thay đổi tâm trạng thông qua hệ thống tưởng thưởng dopamine và tạo ra niềm vui trong não bộ. Điều này dẫn đến việc chúng ta liên tục tìm kiếm đường", các tác giả viết. "Có lẽ đó là chất gây nghiện được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới".

    Mặc dù không hoàn toàn đồng ý với so sánh đường với chất cocaine, nhưng một nghiên cứu vào năm 2018 đăng trên tạp chí Frontiers in Psychiatry cho rằng mức độ nghiện đường có thể được so sánh ngang với nicotine trong thuốc lá.

    Các nhà khoa học đã đối chiếu hành vi tiêu thụ đường với 11 tiêu chuẩn định nghĩa tình trạng nghiện của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ. Kết quả cho thấy sự trùng lặp ở 5/11 tiêu chuẩn bao gồm: sử dụng một số lượng lớn hơn trong thời gian dài hơn dự định, có sự thèm muốn, tiêu thụ bất chấp sự nguy hiểm, có quá trình dung nạp và triệu chứng cai nghiện.

    Chính Steven C. Parrish, cựu giám đốc điều hành của Altria, trước đây là Philip Morris, cũng phải nhấn mạnh sự nguy hiểm của cơn khát đường. Ông cho biết mình có thể bỏ thuốc lá sau giờ làm việc nhưng những chiếc bánh Oreo của công ty thì không.
    "Tôi cảm thấy bị đe dọa khi có một túi khoai tây chiên, Doritos hay Oreo trong tầm tay mình. Tôi thậm chí không dám bóc một túi Oreo, bởi thay vì ăn một hoặc hai cái, tôi sẽ ăn cả nửa gói", Parrish nói.

    (Xem tiếp phần cuối)
Working...
X