Announcement

Collapse
No announcement yet.

Bệnh của ngũ tạng phản ảnh qua sắc mặt

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Bệnh của ngũ tạng phản ảnh qua sắc mặt

    Trong y học cổ truyền phương Đông, dựa vào khí sắc và biểu hiện trên khuôn mặt, người thầy thuốc cũng có thể đoán ra bệnh nội tạng bên trong. Dưới đây là những biểu hiện cho thấy bạn cần phải đi khám hoặc thay đổi thói quen sống.

    1/ Mối liên quan giữa khuôn mặt và các cơ quan nội tạng
    Một cuộc khảo sát gần đây của các giới khoa học Anh cho thấy các cơ quan nội tạng của cơ thể con người, như tim, dạ dày và thận có "mối liên hệ" cụ thể với các bộ phận khác nhau trên khuôn mặt.
    - Nếp nhăn: Nếu nếp nhăn trên trán tăng lên, điều đó có nghĩa là gan bị quá tải. Do đó, bạn phải bỏ hút thuốc, uống rượu, ăn ít chất béo động vật và uống ít nhất 3 lít nước mỗi ngày.

    (Ảnh minh họa)
    - Quầng thâm: Nếu xuất hiện quầng thâm ở mắt và thị lực kém, chứng tỏ gánh nặng ở 2 quả thận quá nặng. Nhớ phải ăn ít muối, ít đường, uống ít cà phê, ăn nhiều cà rốt, củ cải trắng hoặc uống nước bồ công anh.
    - Sắc mặt xám xịt: Nếu gần đây sắc mặt của bạn không tốt, phần da má xám xịt, điều này chứng tỏ cơ thể thiếu ôxy, chức năng phổi cũng không tốt. Kiến nghị mọi người nên thường xuyên đi bộ, tập thể thao, bổ sung nhiều các loại rau xanh, protein, khoáng chất và chất xơ.
    - Mũi đỏ: Khi thức dậy đột nhiên thấy mũi của bạn chuyển sang màu đỏ, hãy kiểm tra xem gần đây bạn có ăn quá nhiều đường hay không. Quá nhiều thực phẩm ngọt sẽ hình thành các mạch máu đỏ trên mũi, lúc này nên ăn nhiều các loại hạt, hoa quả hoặc sữa chua thay vì sô cô la, bánh ngọt,… Tuy nhiên nếu toàn bộ mũi chuyển sang màu đỏ, chứng tỏ là tim đang quá tải, cần phải thư giãn cơ thể, nghỉ ngơi, từ bỏ hút thuốc và ăn ít các chất béo.
    (Ảnh minh họa)
    - Môi sưng: Đôi lúc môi bị sưng lên không thể giải thích được, thường là do đau dạ dày. Lúc này nên sử dụng khoai tây, vì nó tốt cho dạ dày và có tác dụng làm ấm dạ dày, gián tiếp có lợi cho vẻ đẹp của đôi môi.

    2/ Vị trí mọc mụn cảnh cáo bệnh tật
    - Mụn mọc trên trán
    Nguyên nhân: Áp lực cao và tính khí thất thường, gây ra các vấn đề về tim và lưu thông máu.
    Cải thiện: Đi ngủ sớm và dậy sớm, uống nhiều nước. Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng với đầy đủ dưỡng chất và tránh xa thức ăn vặt, nhiều dầu mỡ.
    - Mụn mọc ở giữa lông mày
    Nguyên nhân: Do tức ngực, rối loạn nhịp tim, đánh trống ngực.
    Cải thiện: Tập thể dục thích hợp, tránh thuốc lá, rượu, thức ăn cay.
    - Mụn ở đầu mũi
    (Ảnh minh họa)
    Nguyên nhân: Dạ dày bị rối loạn, hệ tiêu hóa bất thường, hay tuần hoàn máu kém.
    Cải thiện: Ăn ít thức ăn cay nóng, ăn nhiều các loại trái cây, rau quả, các loại cá bổ sung chất béo tốt như omega 3.
    - Mụn ở cánh mũi
    Nguyên nhân: Có liên quan đến chức năng của buồng trứng hoặc hệ thống sinh sản.
    Cải thiện: Quan hệ tình dục ở mức độ vừa phải, và hít thở không khí trong lành ngoài trời.
    - Mụn ở má phải
    Nguyên nhân: Rối loạn chức năng phổi.
    Cải thiện: Chú ý duy trì đường hô hấp, ăn ít các loại thực phẩm như xoài, khoai môn, hải sản và các thực phẩm có thể gây dị ứng khác.
    - Mụn ở má trái
    (Ảnh minh họa)
    Nguyên nhân
    : Chức năng gan không thuận lợi, có nhiều độc tố trong cơ thể.
    Cải thiện: Làm việc và nghỉ ngơi một cách khoa học, giữ tâm trạng vui vẻ, tránh môi trường quá nóng bức.
    - Mụn ở quanh môi
    Nguyên nhân: Táo bón dẫn đến tích tụ độc tố trong cơ thể, hoặc sử dụng kem đánh răng có quá nhiều fluoride.
    Cải thiện: Ăn nhiều rau và trái cây chứa chất xơ
    - Mụn ở dưới cằm
    (Ảnh minh họa)
    Nguyên nhân: Rối loạn nội tiết.
    Cải thiện: Ăn ít đồ lạnh
    - Mụn ở trên thái dương
    Nguyên nhân: Mụn nhỏ gần thái dương cho thấy chế độ ăn uống của bạn chứa quá nhiều thực phẩm chế biến, gây tắc nghẽn túi mật, và bạn cần làm sạch cơ thể nhanh chóng.

    3/ Màu da trên mặt dự đoán sức khỏe nội tạng
    Tờ báo Daily Mail của Anh đã xuất bản một bài báo chỉ ra rằng da mặt của một người không chỉ thể hiện tình trạng sức khỏe căn bản, mà thông qua phần mặt còn giải thích tình trạng sức khỏe bên trong cơ thể.
    - Mũi đỏ: Có thể là do huyết áp cao, chức năng tim gan bị rối loạn hoặc do uống quá nhiều rượu.
    - Da mặt màu vàng: Chức năng gan và lá lách bị rối loạn.
    - Sắc mặt nhợt nhạt: Có thể là do chức năng tuyến suy yếu, gan bị sung huyết hoặc chức năng gan hoạt động không tốt, thiếu máu.
    - Loét miệng: Thiếu vitamin B2, rối loạn tiêu hóa.


  • Font Size
    #2
    Đọc thêm:
    Xem sắc mặt biết được tình trạng của ngũ tạng

    "Diện chẩn" là một khái niệm mà Đông y quen dùng để chỉ việc nhìn các dấu hiệu trên mặt đoán bệnh bên trong cơ thể, từ đó có thể biết và điều trị kịp thời.

    Đầu tiên, phải biết quan sát sự thay đổi của làn da trên khuôn mặt. Những màu sắc trên các vùng da trên mặt thay đổi đều có những nguyên nhân ẩn sâu bên trong.

    Khi nói đến một làn da khỏe mạnh, mọi người luôn nghĩ đến từ "trắng và hồng", nhưng người châu Á đều có làn da vàng, làn da khỏe mạnh sẽ là như thế nào?

    Cách nhận biết màu sắc và trạng thái sức khỏe thay đổi trên làn da
    Trên cơ sở màu da vàng của người châu Á, một số người thường có màu da hơi đen, hơi trắng và hơi vàng, nhưng khi chúng không khỏe mạnh, màu vàng, trắng, đen nguyên bản của da sẽ biến đổi sang màu vàng nhạt và xỉn màu, tối sẫm như thể cây thiếu chất dinh dưỡng và khô héo.


    Làn da khỏe mạnh của chúng ta thường có màu vàng thiên về hồng hào, mịn màng và láng bóng. Làn da khỏe là phải sáng màu (dù da bạn là đen hay trắng thì đều cần phải bóng mịn đều màu), là một màu vàng thiên hồng khỏe mạnh.

    Ngoài màu sắc chính, khuôn mặt còn có màu phụ (còn gọi là màu khách), trong đó bao gồm sự thay đổi khuôn mặt do khí hậu, chế độ ăn uống, thay đổi tâm trạng, thể thao, môi trường làm việc, v.v..



    Các bộ phận nội tạng trên khuôn mặt

    Xem sắc mặt chẩn đoán tình trạng ở ngũ tạng

    1/ Màu xanh: Đông Y cho rằng, gan là cơ quan phản ánh tâm tình của con người. Do đó, những người có sắc xanh trên mặt đa số đều nóng nảy, dễ cáu, cần đề phòng các chứng bệnh về gan.

    2/ Màu sắc xanh tím trên mặt rất có thể là dấu hiệu của việc máu bị ứ đọng, thiếu dưỡng khí, dễ sinh ra cảm giác đau nhức hoặc nguy cơ đột tử bất ngờ.

    3/ Màu trắng: Người có sắc mặt quá trắng chủ yếu bắt nguồn từ nguyên nhân thiếu máu. Nếu đi kèm với các dấu hiệu như mất sức, ra nhiều mồ hôi, đây là biểu hiện của chứng máu hư, khí hư.

    4/ Màu đen: Toàn bộ gương mặt chuyển sang màu đen là dấu hiệu nghiêm trọng báo trước các chứng bệnh mãn tính về thận, kèm với đó là các biểu hiện như đầu gối bủn rủn, khả năng tình dục suy giảm, bài tiết nước tiểu thất thường…

    5/ Màu vàng: Sắc vàng quá độ báo trước tình trạng không ổn định của tỳ vị, cùng với đó là những dấu hiệu như ăn không ngon, dễ trướng bụng, đi tiêu chảy thường xuyên, đại tiện loãng.
    Nếu bỏ qua các dấu hiệu này, cơ thể của chúng ta dễ xuất hiện các tình trạng bị béo giả hoặc bệnh vàng da.

    6/ Màu đỏ: Sắc đỏ quá nhiều trên gương mặt dễ bị xem là "hồng hào", khiến nhiều người lầm tưởng mình có tình trạng sức khỏe tốt.
    Kỳ thực, những người có dấu hiệu này nên cảnh giác với các chứng bệnh về tim, chứng nóng trong, bệnh thương hàn và lao phổi.

    Bệnh của ngũ tạng phản ánh qua sắc mặt theo Đông y

    1/ Bệnh về phổi: Xem màu sắc giữa hai chân mày
    Khoảng cách giữa hai chân mày được gọi là "ấn đường". Vị trí này xuất hiện màu đen đồng nghĩa với cơ thể đang mắc những căn bệnh nguy hiểm; màu đỏ là phổi nóng; màu trắng bệch là máu hư, khí hư; màu xanh là máu bị ứ đọng.

    2/ Bệnh về tim: Xem màu sắc giữa hai mắt
    Màu sắc giữa hai mắt quá đỏ, báo trước tình trạng tim nóng, dễ xuất hiện các biểu hiện như phiền muộn, bực dọc, thần kinh không ổn định.
    Giữa hai mắt xuất hiện màu xanh tím là biểu hiện của máu ứ đọng hoặc các bệnh về động mạch vành.

    3/ Bệnh về gan: Xem màu sống mũi
    Sống mũi ửng đỏ là biểu hiện của gan nóng. Vị trí này xuất hiện màu đen xanh lại là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm như xơ cứng gan hay ung thư gan.

    4/ Bệnh về mật, tuyến tụy: Xem màu hai bên sống mũi
    Màu sắc của mặt bên phải sống mũi có liên quan trực tiếp tới tình trạng của túi mật. Vị trí này xuất hiện màu đỏ là dấu hiệu của chứng nóng trong, dễ đi kèm triệu chứng buồn nôn, nôn mửa; màu đen, xám nâu lại là biểu hiện của bệnh giun đũa.

    Trong khi đó, tình trạng của tuyến tụy lại được phản ánh thông qua màu sắc của mặt bên trái sống mũi. Vị trí này có màu tái nhợt là do tuyến tụy bị hư hàn.

    5/ Bệnh về lá lách: Xem màu chóp mũi
    Chóp mũi đỏ là dấu hiệu của tỳ vị phát nhiệt hoặc bệnh tiểu đường. Chóp mũi trắng bệch phản ánh tình trạng khí hư, màu xanh là biểu hiện của máu ứ đọng, khí trệ.

    6/ Bệnh về dạ dày: Xem màu cánh mũi
    Cánh mũi có màu trắng báo trước tình trạng rối loạn tiêu hóa, đi kèm với các triệu chứng như chán ăn, đầy hơi.
    Trong khi đó, màu đỏ nhạt lại phản ánh tình trạng bất ổn của nước bọt, gây ra các vấn đề như khô miệng, nứt môi, phân khô.
    Nếu cánh mũi xuất hiện màu quá đỏ đồng nghĩa với việc dạ dày bị nóng, xuất hiện tình trạng hôi miệng, lợi sưng đau.

    7/ Bệnh về thận: Xem màu má
    Nếu hai má sáng sủa, láng mịn là biểu hiện bình thường ở thận. Ngược lại, má xuất hiện màu đỏ lại dấu hiệu của bệnh thận nặng.

    8/ Bệnh về tử cung, tuyến tiền liệt: Xem màu ở nhân trung
    Nhân trung có màu trắng là biểu hiện của chứng khí hư, máu hư; màu vàng báo hiệu tỳ hư.
    Vị trí này xuất hiện màu đỏ đồng nghĩa với việc nữ giới mắc bệnh xói mòn cổ tử cung, nam giới mắc viêm tuyến tiền liệt. Nhân trung xuất hiện màu xanh hoặc đen là dấu hiệu đặc biệt nguy hiểm, có thể liên quan tới các bệnh ung thư.


    Nhân trung là phần nằm giữa vị trí ở mũi và miệng (Ảnh: Internet)










    Comment

    Working...
    X