Announcement

Collapse
No announcement yet.

Chiếc bàn ủi “con gà” nhà tôi

Collapse
This topic is closed.
X
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Chiếc bàn ủi “con gà” nhà tôi

    Click image for larger version

Name:	banui-768x509.jpg
Views:	558
Size:	38.4 KB
ID:	36795

    Nhờ có các chị lớn đi học mặc áo dài, cần phải ủi ngay ngắn nên nhà tôi có bàn ủi con gà khá sớm. Thời đó, quần áo nữ thường được may bằng các loại xoa như xoa Pháp, xoa suýt, nilon, xoa nhung mềm mại… dễ bị nhăn khi giặt nên cần phải ủi cho ngay ngắn.

    Bàn ủi con gà được sản xuất từ Pháp cách đây khoảng 200 năm. Sau này ở Huế, khoảng năm 1930, cũng có đúc ra loại bàn ủi giống như vầy.



    Bàn ủi con gà của Pháp được đúc bằng đồng có khả năng tích nhiệt từ than củi do chúng ta đốt sẵn từ bên ngoài cho vào. Do có một cái khóa hình con gà cũng bằng đồng cài lại cho chắc để khi ủi không bật tung ra trong lúc ủi đồ, nên người ta quen gọi nó là “bàn ủi con gà”.

    Bên trong bàn ủi có một cái vỉ kê cao khoảng một phân, nằm vừa khít với phần đáy bàn ủi. Cái vỉ này có tác dụng giữ than cách với bàn ủi cho bàn ủi không bị nóng táp dễ cháy đồ, đồng thời là chỗ chứa lớp tro tàn từ than nóng. Nếu ủi đồ nhiều, cần phải đổ than ra ngoài thay than hồng khác cho nóng.

    Trong lúc ủi, thỉnh thoảng dùng cái quạt mo quạt vào hàng lỗ dưới hông bàn ủi giúp cho tro bay bớt và than nóng lên.

    Ngoài ra, còn có một cái đế hình tam giác là nơi đặt bàn ủi những khi nghỉ tay để xoay trở áo quần.

    Khi cả nhà đi xuống chợ ở, tôi vừa nấu bếp dầu vừa nấu bếp củi. Dầu thì cứ lăn thùng phi ra cây xăng bơm vào, rồi lăn về nhà xài. Còn củi thì chở trên quê xuống, má tôi lúc nào cũng chất để dành cả chục thước củi đã được phơi khô trong nhà.

    Mấy chị tôi khi nào cần ủi đồ thì dặn tôi nấu bếp củi để có than mà ủi đồ. Tôi phải lưa những loại củi chắc cây cho than lâu tàn, nếu có mủng vùa đốt lên than sẽ rất nóng mà lại lâu tàn hơn.



    Có hôm mấy chị lười bắt tôi ủi đồ, nhờ vậy tôi ủi đồ cho mình luôn. Tôi được cái lanh tay lẹ chân nên khi ủi đồ, tôi vừa ủi vừa xoay trở áo quần mà không cần đặt bàn ủi xuống. Chỉ ở chỗ khó phải căng ra ủi cẩn thận, tôi mới đặt bàn ủi xuống.

    Có những lúc vội vàng, tôi gài cái khóa con gà không kỹ, vừa xách lên thì than đổ ra đất tùm lum. Lại có lần tôi quên không thử bàn ủi trước, nên bị cháy một lỗ to. Khi bỏ than vào, bàn ủi tích nhiệt rất nóng nên phải ủi qua miếng lá chuối tươi cho đến khi nó khô quéo mới an tâm mà ủi quần áo.

    Sau 1975, bàn ủi con gà cũng theo tôi về trên quê. Lúc đó tôi đi học ở trường Trương Định – Gò Công. Quần áo lúc đó không có nhiều, nên lắm lúc mắc mưa, đồ giặt không kịp khô. Khuya tôi dậy nấu cơm sớm, đốt lấy than để ủi đồ. Củi than cháy chưa hết, bỏ vào bàn ủi, lúc ủi khói bay lên cay chảy nước mắt. Đã vậy quần áo còn ướt, ủi năm lần ba lượt mới khô, nếu không còn nóng phải đi thay than khác.

    Lâu rồi cái khóa con gà bị lờn, cài lại không dính nên tôi phải dùng sợi dây vải cột từ tay cầm bàn ủi tròng qua đầu con gà giữ cho chặt.

    Những năm tháng đó nếu không có bàn ủi con gà thì không biết làm sao, chẳng lẽ mặc đồ ướt đồ nhăn đi học, nhất là vải xoa dễ nhăn.

    Rời quê lên Sài Gòn, tôi quên khuấy mất cái bàn ủi con gà thân thương. Cứ vài ba ngày tôi ủi đồ cho cô dượng tôi bằng bàn ủi điện, nhẹ nhàng không có khói và nhất là không sợ cháy đồ như bàn ủi than.

    Nhưng khi bước ra đường, tôi lại thấy bàn ủi con gà ở một vài góc phố lúc cần đi ép nhựa giấy tờ. Họ cắt miếng nhựa đặt giấy tờ trong đó, rồi đặt miếng giấy lụa lên, đẩy bàn ủi đi bốn phía. Sau này người ta dùng máy điện để ép nhựa, ép plastic, tôi vẫn thấy còn vài người ngồi góc đường vời bàn ủi con gà ép nhựa giấy tờ.

    Tôi nhớ, một thời những người này còn ép bìa bao tập vở cho học sinh. Sau nữa có những cuốn sách quá khổ cũng nhờ bàn ủi con gà ép cho cái bìa bao. Có người có thâm niên ép nhựa cả 40 năm…

    Bàn ủi trở nên món đồ cổ khi người ta xài bàn ủi điện, cho nó ra rìa. Nhưng nhờ vậy, bàn ủi con gà càng tăng giá trị cùa nó mà theo báo chí đưa tin là có những tay săn lùng tìm mua với giá bạc tỷ.



    Bàn ủi con gà có giá, nói nào ngay, cũng vì nó đặc biệt. Đó là “con gà” gắn trong bàn ủi phải là loại đồng lạnh, tức là nó không hấp nhiệt; trong bàn ủi có than, vậy mà rờ vào “con gà” vẫn không thấy nóng.

    Nghe nói có một người đàn ông ở ngoài Nha Trang đã sưu tầm cả trăm cái bàn ủi than đủ loại – mà ông gọi là bộ sưu tập “Ký ức thời thơ ấu”. Ngoài bàn ủi con gà đủ loại với năm sản xuất khác nhau, ông còn có những loại bàn ủi khác như bàn ủi hoa sen triều Nguyễn, bàn ủi hình đầu lính La Mã, bàn ủi của Mỹ nhỏ nặng khoảng 100 gram…

    Tôi không quan tâm đồ cổ vì đôi khi vật chất vô hồn, người giữ nó phải có tâm thì mới thổi hồn vào cho nó trở nên sống động. Tôi chỉ có thể nhớ đến một thời bàn ủi con gà mà lắm khi trong dòng đời trôi chảy tôi vô tình quên nó đi.

    Cảm ơn sự hiện diện của cái bàn ủi con gà trong hành trình của tôi, như một người bạn đã giúp đỡ tôi những lúc cần đến…

    Theo Fb DẤU QUÊ



    Bộ sưu tập bàn ủi con gà

    Hơn 5 năm cất công sưu tầm, ông Ngụy Như Ánh đã sở hữu hơn 100 chiếc bàn ủi con gà của nhiều quốc gia trên giới. Những chiếc bàn ủi ấy không chỉ là ký ức tuổi thơ của ông mà còn của nhiều thế hệ người Việt khác.

    Là một nhà sưu tầm tem có tiếng tại Khánh Hòa và là giảng viên trường Đại học Khánh Hòa, ông Ngụy Như Ánh (62 tuổi, ngụ P.Vĩnh Phước, Nha Trang) còn được biết đến là người sưu tầm bàn ủi con gà độc đáo với hơn 100 cái thuộc đủ mọi thể loại.

    Theo ông Ánh, gọi bàn ủi con gà bởi phần chốt mở của nắp đậy loại bàn ủi than thường được đúc hình gà trống để trang trí và cách nhiệt tốt. Nên khi mở nắp để cho thêm hay lấy bớt than chỉ cần cầm con gà sẽ không gây phỏng cho người dùng, từ đó nhiều người quen gọi bàn ủi con gà.

    Đối với ông Ánh, nhắc đến bàn ủi con gà là nhắc đến những trận đòn của cha mẹ phạt do ông làm thủng áo quần khi sử dụng bàn ủi than chưa thành thạo.



    “Hồi nhỏ tôi hay bị ba đánh đòn vì tự ý ủi áo quần, không khéo nên quần áo cháy xém do than hồng rơi vãi. Có những lần để than quá nóng, lúc ủi in hằn cả vệt ố vàng hình cái bản ủi lên áo. Thấy vậy, mẹ mới chỉ cho cách trước khi ủi quần áo thì nên thử trên miếng vải khác để xem độ nóng vừa phải rồi mới ủi”, nhà sưu tầm Ngụy Như Ánh chia sẻ.

    Khi giới sưu tầm rỉ tai nhau về trào lưu sưu tầm “ký ức thời thơ ấu”, hình ảnh bàn ủi con gà ngày nào lại hiện ra trong tiềm thức của ông giáo già. Vậy là ông quyết định đi tìm những chiếc bàn ủi than đã gắn với ông và nhiều gia đình Việt trong suốt thời gian dài. Sau hơn 5 năm đi khắp Việt Nam, ông Ánh đã sở hữu hơn 100 bàn ủi gà.

    Ông Ánh sở hữu hơn 100 chiếc bàn ủi con gà với chất liệu, hình dáng phong phú. Có chiếc chỉ nhỏ vừa lòng bàn tay, có chiếc nặng tới 3,5 kg.

    Chiếc bàn ủi gà chưa tới 100g của Mỹ, một trong những chiếc bàn ủi yêu thích của ông Ánh.

    Bàn ủi đầu lính La Mã nặng hơn 3kg thuộc loại hiếm trong giới sưu tầm bàn ủi gà

    Về chất liệu, bộ sưu tập ông có đủ loại được làm bằng đồng, nhôm, gang, sắt. Hoa văn trên quai cầm có hình cá chép, hình bông hoa… Các lỗ thông gió thì từ 5 lỗ đến 30 lỗ, hình bán nguyệt, hình tròn, hình răng cưa… Theo dân sưu tầm bàn ủi gà, gà con là những bàn ủi dưới 1,5kg, gà trống là loại dưới 2kg và gà mái phải trên 2kg

    Chiếc bàn ủi thân bằng nhôm nắp sắt hai lỗ khá hiếm trên thị trường được ông Ánh gì giữ một cách cẩn thận.

    Khi bắt tay sưu tầm bàn ủi gà cũng là lúc ông Ánh nhận ra, hằng tháng có một nhóm người chuyên về các vùng quê để mua bàn ủi gà bằng đồng theo dạng đồng nát. Nhóm người này mua bàn ủi đồng về nấu chảy để đúc chuông và các đồ thờ khác.

    Là một nhà sưu tầm, ông cảm thấy rất buồn và sợ rằng một ngày nào đó những chiếc bàn ủi đồng sẽ “tuyệt chủng” nên đã cố công tìm kiếm để mua lại dù giá rất cao.

    Dù trải qua hằng chục năm, nhưng chiếc bàn ủi gà bằng đồng vẫn sáng bóng như ngày đầu.

    Ngoài việc chia bàn ủi theo dạng gà con, gà trống, gà mái, dân sư tầm còn chia theo lỗ trên thân, trên nắp, cần gạt trước, cần gạt sau. Trong hơn 100 cái bàn ủi gà ông sở hữu, gần như có đủ các kiểu mà dân sưu tầm tìm kiếm.

    Hai bàn ủi có lỗ phía sau nhưng khác nhau về kiểu dáng và kích thước.

    Một chiếc bàn ủi bằng nhôm có khóa mở ngược.

    Bàn ủi than bằng đồng có cần gạt ngang.

    Các họa tiết tinh tế bên trong một chiếc bàn ủi gà.

    Muốn có một bộ sưu tập hoàn chỉnh, người chơi phải tìm đủ các bộ đế của bàn ủi. Theo ông Ánh, đế là một trong những thứ khó kiếm nhất vì người sử dụng ít khi bảo quản sau khi bàn ủi điện thịnh hành.

    Ngoài bàn ủi gà, ông Ánh còn có bàn ủi hình hoa sen được sử dụng vào thời triều Nguyễn cách đây hơn 100 năm.

    BÀ TRẦN THỊ NHƯ TRANG, MỘT NGƯỜI SƯU TẦM CÓ TIẾNG Ở KHÁNH HÒA NHẬN ĐỊNH, ÔNG ÁNH LÀ MỘT NGƯỜI ĐÁNG TRÂN TRỌNG TRONG GIỚI SƯU TẦM. “TRONG GIỚI SƯU TẦM, ÔNG ÁNH SỐNG HÒA ĐỒNG, CỞI MỞ. ÔNG THƯỜNG CHỈ BẢO NGƯỜI MỚI VÀ SẴN SÀNG CHIA SẺ KINH NGHIỆM CŨNG NHƯ NHỮNG MÓN ĐỒ ÔNG CÓ ĐỂ GIÚP NGƯỜI CHƠI HOÀN CHỈNH BỘ SƯU TẬP CỦA MÌNH”, BÀ TRANG CHO BIẾT.


    ST
    Nguồn:
    MiềnNamVN.com

  • Font Size
    #2
    Đó là “con gà” gắn trong bàn ủi phải là loại đồng lạnh
    Hết ý ...

    Comment


    • Font Size
      #3
      Originally posted by Lưu Việt View Post
      Đó là “con gà” gắn trong bàn ủi phải là loại đồng lạnh
      Originally posted by Ba Khía View Post
      Hết ý ...
      Bác BK này tánh tỉ mỉ quá hén.

      Tui chỉ đọc nội dung câu chuyện thôi. Nhiều khi đọc chưa xong là bị bả bắt đi rửa chén rồi bác ui.

      Comment


      • Font Size
        #4
        Originally posted by thahuong View Post



        Bác BK này tánh tỉ mỉ quá hén.

        Tui chỉ đọc nội dung câu chuyện thôi. Nhiều khi đọc chưa xong là bị bả bắt đi rửa chén rồi bác ui.
        Được vậy thì sống lâu ...


        Mình không vạch lá tìm sâu nhưng lỡ đọc qua hai chữ
        đồng lạnh
        mà biết đó là FAKE ...
        Ai đó ở VN đã phát minh nó không phải là do vô tình ... vậy thì nên hay

        Comment


        • Font Size
          #5
          Hồi lúc nhỏ, tôi có xài qua loại bàn ủi này để ủi mấy áo sơ mi đi học vì loại vải lúc đó hay bị nhăn, mặc đi học mà không ủi cho phẳng, có li (plie, theo tiếng Tây) đàng hoàng thì dể bị chúng bạn cười chê. Nhưng quả thật rất nặng và nóng lắm, ủi xong mồ hôi đổ ra như mới tắm ra vậy!!! Ôi, bao nhiêu kỷ niệm ngọt ngào thời còn bé thơ!!!

          Comment


          • Font Size
            #6
            Originally posted by Ba Khía View Post

            Được vậy thì sống lâu ...


            Mình không vạch lá tìm sâu nhưng lỡ đọc qua hai chữ mà biết đó là FAKE ...
            Ai đó ở VN đã phát minh nó không phải là do vô tình ... vậy thì nên hay
            Xin lỗi bác Ba Khía,
            Người viết đơn giãn họ sờ thấy lạnh thì viết đồng lạnh, trong bải này chỉ là kỹ vật là chiếc bàn ủi con gà ngày xưa, không có gì là FAKE
            nó hiện diện hầu hết trog các gia đình người Việt thời trước.
            Người viết viết sao để vậy chỉ copy vô đề tài này, theo tôi người viết cho dễ hiểu và ai cũng hiểu chỗ đó nó nguội hơn chỗ khác...
            Viết sai hay diễn tả một một từ hơi trừu tượng chưa đúng thì cũng không thể gọi là "phát minh".
            Vậy ở Việt Nam còn thêm từ "đồng nát" thực sự nó không có nát nhưng ai cũng hiểu là mua sắt vụn đồ cũ hư bể.
            Cám ơn

            Comment


            • Font Size
              #7
              Tui không nói gì về bài viết ... về tác giả ... hay bất cứ gì khác ngoài hai chữ "đồng lạnh".

              Vì đồng lạnh là vật liệu không có thật nên tui nói là FAKE.
              Và "phát minh" là sáng tạo ra hai chữ "đồng lạnh" một vật liệu không hiện hữu.
              Không còn gì khác để nói thêm ...

              Comment


              • Font Size
                #8
                Theo tôi, vào lúc đó người ta ít xài chữ "đồng lạnh" mà thường nói "đồng thau" để chỉ các vật dụng làm từ chất đồng có pha thêm chất gì khác vì kim loại "đồng" nguyên chất khá mắc tiền, chỉ có giới giàu có mới dám mua sắm để xài mà thôi. "Đồng thau" này có màu hơi đo đỏ chớ không phải màu vàng sậm như ở loại vật dụng bằng đồng.

                Comment


                • Font Size
                  #9
                  Originally posted by Ba Khía View Post
                  Tui không nói gì về bài viết ... về tác giả ... hay bất cứ gì khác ngoài hai chữ "đồng lạnh".

                  Vì đồng lạnh là vật liệu không có thật nên tui nói là FAKE.
                  Và "phát minh" là sáng tạo ra hai chữ "đồng lạnh" một vật liệu không hiện hữu.
                  Không còn gì khác để nói thêm ...
                  Originally posted by trungthuc View Post
                  Theo tôi, vào lúc đó người ta ít xài chữ "đồng lạnh" mà thường nói "đồng thau" để chỉ các vật dụng làm từ chất đồng có pha thêm chất gì khác vì kim loại "đồng" nguyên chất khá mắc tiền, chỉ có giới giàu có mới dám mua sắm để xài mà thôi. "Đồng thau" này có màu hơi đo đỏ chớ không phải màu vàng sậm như ở loại vật dụng bằng đồng.
                  Khi nói một vật gì mà xài chữ FAKE là một kết luận hơi vội vã chỉ trừ tin giả, tin VỊT có Fact check rõ ràng
                  Những vật gia dụng có một số pha thêm chất CÁCH NHIỆT để tránh sự nóng, phỏng nên tác giả dùng thêm chữ "lạnh"
                  Chúng ta chưa biết cách chế tạo kết cấu như thế nào của một sản phẩm xưa cũ thì chưa thể kết luận là FAKE

                  Còn "phát minh" là gì?
                  Viết một chữ tả sự vật có thể chưa đúng không thể gọi là phát minh!
                  Tôi close topic ở đây!
                  Cái bàn ủi CON GÀ đã theo các gia đình người Việt một thời rất nhiều kỷ niêm.
                  Phụ chú thêm về bàn ủi con gà có chữ "đồng lạnh"


                  Comment

                  Working...
                  X