Announcement

Collapse
No announcement yet.

Thuốc Cứu

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Thuốc Cứu

    Còn gọi là "ngải cứu".



    Dùng lá ngải cứu chữa ho có tốt không?

    Kim Nhật Linh


    Nội dung chính

    Nhờ khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cao, lá ngải cứu thường được dùng trong điều trị những bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp, trong đó có bệnh ho. Vậy dùng lá ngải cứu chữa ho có tốt không? người bệnh cần thực hiện bài thuốc như thế nào để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả chữa bệnh cao? Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

    Dùng lá ngải cứu chữa ho có tốt không? Cách thực hiện bài thuốc


    Dùng lá ngải cứu chữa ho có tốt không?

    Ngải cứu có danh pháp khoa học là Artemisia vulgaris. Dược liệu còn có tên gọi khác là thuốc cứu, điềm ngải, nhã ngải, thuốc điệp, y thảo, chích thảo, băng đài, ngải nhung, kỳ ngải cứu… Đây là một loại dược liệu thuộc họ Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae). Nhờ khả năng kháng viêm, kháng khuẩn cao, cây ngải cứu thường được dùng trong điều trị bệnh ho và một số bệnh lý khác liên quan đến tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp. Đó là: Bệnh viêm họng, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm phế quản, hen phế quản…

    Theo Y học cổ truyền, dược liệu ngải cứu có mùi thơm nồng, mang trong mình tính ấm, vị đắng có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, đào thải độc tố, giảm đau, lợi tiểu, điều hòa khí huyết và cầm máu. Bên cạnh đó nhờ tính ấm và vị đắng, dược liệu ngải cứu còn có khả năng bài trừ phong thấp, giảm đau nhức, chữa kiết lỵ, kích thích hệ tiêu hóa, trị đau bụng do lạnh, nôn mửa, hàn thấp, bạch đới. Thân và lá cây ngải cứu là bộ phận chủ yếu được sử dụng để làm thuốc.

    Phần lá của dược liệu có khả năng giảm đau hiệu quả. Đồng thời giúp tiêu viêm và sát khuẩn nhờ thành phần là lượng lớn tinh dầu và nhiều hoạt chất kháng khuẩn. Chính vì thế, trong Đông y, người ta còn dùng dược liệu để điều trị một số bệnh lý khác. Gồm: Bệnh viêm mũi, viêm da, dị ứng da, đau kinh, đau nhức xương khớp, viêm gan, bệnh do giun…

    Ngoài ra phần lá của cây ngải cứu còn có chứa nhiều dưỡng chất và hoạt chất có lợi mang tên: Tricosanol, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, cineol… Những hoạt chất này có tác dụng làm giảm kích thích và làm giảm cơn đau thần kinh. Ngoài ra lượng tinh dầu và những dưỡng chất khác được tìm thấy bên trong dược liệu có khả năng khắc phục bệnh ho khan, ho có đờm. Đồng thời giúp người bệnh cải thiện một số dạng ho và những triệu chứng khó chịu đi kèm. Đó là: Ho do viêm họng, ho do sốt, ngứa ngáy cổ họng, đau rát họng, sốt, ho do cảm cúm, nóng…


    Lá ngải cứu có tác dụng điều trị ho khan, ho có đờm, ho do cảm cúm, ho do sốt, ho gió…


    Hướng dẫn thực hiện bài thuốc dùng lá ngải cứu chữa ho cho cả người lớn và trẻ em

    Nhờ công dụng hữu hiệu nêu trên, chúng ta có 6 bài thuốc dùng lá ngải cứu chữa ho có đờm, ho khan, ho lâu ngày cho cả người lớn và trẻ em. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, người bệnh có thể lưu lại và áp dụng một trong những bài thuốc dưới đây:

    Bài thuốc điều trị bệnh ho bằng cách xông hơi nước lá ngải cứu

    Bài thuốc điều trị bệnh ho bằng cách xông hơi nước lá ngải cứu là một phương pháp chữa bệnh có khả năng mang lại hiệu quả điều trị cao mà không cần phải tốn quá nhiều thời gian và công sức. Bên cạnh đó, nhờ có hơi nóng bốc lên, hoạt chất trong bài thuốc còn có khả năng di chuyển và tác động sâu vào bên trong mũi và họng. Khi đó những dưỡng chất và các hoạt chất trong lá ngải cứu sẽ tác động sâu vào vị trí đang bị viêm. Điều này giúp người bệnh sớm khắc phục tình trạng viêm nhiễm, cắt giảm cơn ho khan và ho có đờm. Đồng thời giúp người bệnh giảm tình trạng đau rát và ngứa họng.

    Nguyên liệu:
    • 20 gram ngải cứu
    • 10 gram lá bưởi
    • 10 gram khuynh điệp
    • Muối hạt.
    Cách thực hiện:
    • Sau khi thu hái, loại bỏ phần rễ và lá úa của cây ngải cứu. Bạn chỉ nên chừa lại phần thân và phần lá nguyên của dược liệu
    • Rửa ngải cứu, lá bưởi và khuynh điệp với nước
    • Dùng muối hạt pha một lượng nước muối loãng vừa đủ
    • Ngâm tất cả vị thuốc trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Hoạt động này sẽ giúp bạn làm sạch bụi bẩn, tạp chất, giúp tăng tính kháng khuẩn. Đồng thời loại bỏ các loại vi khuẩn còn sót lại bên trên bề mặt lá và thân của các vị thuốc
    • Vớt dược liệu ra ngoài và rửa sơ với nước sạch
    • Mang các vị thuốc phơi dưới bóng râm và gió trong khoảng 5 – 10 tiếng cho héo bớt. Hoặc có thể dùng tươi
    • Cho dược liệu ngải cứu, lá bưởi và khuynh điệp vào cối, sau đó thực hiện giã nát
    • Cho ngải cứu, lá bưởi và khuynh điệp đã giã vào nồi cùng với 1 lít nước lọc
    • Thực hiện đun soi dược liệu trong 15 phút
    • Dùng khăn bông lớn hoặc mền trùm kính phần mũi họng và nồi thuốc
    • Thực hiện xông thuốc cho đến khi không còn hơi nóng bốc lên hoặc xông trong 30 phút. Người bệnh có thể đun sôi thuốc một lần nữa để xông hoặc dùng nước này để tắm cũng rất tốt.
    Người bệnh cần kiên trì sử dụng bài thuốc điều trị bệnh ho bằng cách xông hơi nước lá ngải cứu 1 lần/ngày trong 7 ngày bệnh tình sẽ thuyên giảm đáng kể. Bên cạnh đó bài thuốc còn giúp bạn thư giản cơ thể, máu huyết lưu thông.
    Lưu ý: Người bệnh cần giữ khoảng cách thích hợp từ nồi thuốc đến mũi, họng cũng như vùng da mặt để tránh gây bỏng da.

    Bài thuốc uống nước lá ngải cứu chữa ho

    Uống nước lá ngải cứu chữa ho là bài thuốc chữa bệnh vừa đơn giản dễ thực hiện vừa an toàn và không gây tác dụng phụ. Bên cạnh đó, bài thuốc có tác dụng làm sạch lượng đờm bên trong cổ họng, giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy và đau rát cổ họng. Từ đó giúp giảm ho.

    Bài thuốc uống nước lá ngải cứu chữa ho

    Nguyên liệu:
    • 30 gram lá ngải cứu tươi
    • Muối hạt.
    Cách thực hiện:
    • Sau khi thu hái, loại bỏ phần rễ và lá úa của cây ngải cứu, chừa lại phần thân và phần lá nguyên của dược liệu
    • Rửa ngải cứu với nước
    • Ngâm lá ngải cứu trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và các loại vi khuẩn còn sót lại bên trên bề mặt lá
    • Vớt dược liệu ra ngoài và rửa sơ với nước sạch, để ráo nước
    • Cho dược liệu vào cối và thực hiện giã nát
    • Thêm một chút muối hạt vào cùng và giã thêm một lần nữa
    • Dùng vải mùng chắt lấy phần nước cốt, bỏ bã
    • Ngậm và nuốt từ từ nước cốt lá ngải cứu
    • Thực hiện từ 1 – 2 lần/ngày.
    Người bệnh cần kiên trì thực hiện bài thuốc uống nước lá ngải cứu chữa ho từ 3 – 5 ngày sẽ nhận thấy tình trạng ho khan, ho có đờm được cải thiện.

    Bài thuốc kết hợp lá sả, lá tần dầy, lá tía tô và lá ngải cứu chữa ho

    Lá sả, lá tần dầy, lá tía tô đều có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cao. Bên cạnh đó các vị thuốc còn có tác dụng ức chế sự phát triển, hoạt động và tiêu diệt các tác loại vi khuẩn gây hại. Hơn thế nhờ những hoạt chất có lợi, lá sả và lá tía tô còn có tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương bên trong cổ họng, giúp hạ sốt và giải cảm. Đồng thời giúp người bệnh cắt giảm cơn ho, làm tiêu đờm, giúp giảm ngứa và đau rát cổ họng. Chính vì thế sự kết hợp của lá ngải cứu, lá sả, lá tần dầy và lá tía tô sẽ tạo ra một bài thuốc điều trị bệnh ho hoàn hảo.

    Nguyên liệu:
    • 10 gram lá ngải cứu
    • 10 gram lá sả
    • 10 gram lá tần dầy
    • 10 gram lá tía tô.
    Cách thực hiện:
    • Mang lá ngải cứu, lá sả, lá tần dầy, lá tía tô rửa sạch với nước
    • Ngâm các vị thuốc với nước muối pha loãng để tăng tính kháng khuẩn, làm sạch tạp chất và bụi bẩn
    • Vớt lá ngải cứu, lá sả, lá tần dầy, lá tía tô ra ngoài và rửa lại với nước
    • Cho tất cả vị thuốc vào nồi cùng với 600ml nước lọc
    • Thực hiện đun sôi thuốc với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 200ml
    • Chắt lấy lượng nước thuốc, bỏ bã và uống ngay khi còn ấm.
    Người bệnh thực hiện bài thuốc kết hợp lá sả, lá tần dầy, lá tía tô và lá ngải cứu chữa ho 2 lần/ngày cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.

    Bài thuốc chữa ho bằng lá ngải cứu khô

    Bài thuốc chữa ho bằng lá ngải cứu khô có khả năng mang những dưỡng chất đi sâu vào trong mũi và họng. Không chỉ có tác dụng chữa ho khan, ho có đờm, bài thuốc này còn giúp người bệnh thông mũi, thông thoáng cổ họng. Đồng thời giúp hạ sốt và giải cảm.

    Bài thuốc chữa ho bằng lá ngải cứu khôNguyên liệu: 50 gram thân và lá ngải cứu.

    Cách thực hiện:
    • Mang thân và lá ngải cứu rửa sạch, để ráo nước
    • Phơi ngải cứu trong bóng râm đến khi khô
    • Người bệnh mang ngải cứu khô đốt trong một chiếc chậu
    • Sau khi đốt, bệnh nhân hít khói của cây ngải cứu khô
    Người bệnh cần thực hiện bài thuốc chữa ho bằng lá ngải cứu khô 1 lần/ngày trong 3 – 5 ngày.

    Bài thuốc từ bách bộ, cúc tần, cam thảo, tơ hồng vàng và lá ngải cứu chữa bệnh ho

    Người lớn và trẻ em có thể điều trị ho lâu ngày, ho khan, ho có đờm kèm theo sốt, cảm và sổ mũi bằng bài thuốc từ bách bộ, cúc tần, cam thảo, tơ hồng vàng và lá ngải cứu chữa bệnh ho. Bài thuốc này là sự kết hợp của các loại thảo dược quý có tác dụng làm dịu niêm mạc, nhuận phế, bổ phổi, hỗ trợ làm ấm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và đường hô hấp.
    Bên cạnh đó, bài thuốc từ bách bộ, cúc tần, cam thảo, tơ hồng vàng và lá ngải cứu chữa bệnh ho còn có tác dụng điều trị ho do thay đổi thời tiết, cảm cúm. Đồng thồi giúp người bệnh điều trị ho gió, ho có đờm, ho khan, viêm phế quản, nhiệt miệng, viêm phổi, đau rát cổ họng, hạn chế dùng kháng sinh cực hiệu nghiệm.

    Nguyên liệu:
    • 10 gram bách bộ
    • 10 gram cúc tần
    • 10 gram cam thảo
    • 10 gram tơ hồng vàng
    • 10 gram lá ngải cứu.
    Cách thực hiện:
    • Mang bách bộ, cúc tần, cam thảo, tơ hồng vàng và lá ngải cứu rửa sạch với nước
    • Ngâm các vị thuốc với nước muối pha loãng
    • Sau 15 phút vớt bách bộ, cúc tần, cam thảo, tơ hồng vàng và lá ngải cứu ra ngoài và rửa lại với nước
    • Cho tất cả vị thuốc vào nồi cùng với 800ml nước lọc
    • Thực hiện đun sôi thuốc với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 400ml
    • Chắt lấy lượng nước thuốc, bỏ bã
    • Chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày và uống ngay khi còn ấm.
    Để cải thiện tình trạng ho khan, ho có đờm và một số bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp, người bệnh cần áp dụng bài thuốc từ bách bộ, cúc tần, cam thảo, tơ hồng vàng và lá ngải cứu chữa bệnh ho trong 5 ngày.

    Bài thuốc chữa bệnh ho từ lá ngải cứu hấp trứng gà cách thủy

    Bài thuốc chữa bệnh ho từ lá ngải cứu hấp trứng gà cách thủy phù hợp cho những bệnh nhân là người lớn và trẻ em bị ho do sốt, ho do cảm. Bởi bài thuốc này không chỉ giúp người bệnh cắt giảm cơn ho mà còn giúp người bệnh giải cảm, hạ sốt, giúp giảm đau nhức đầu, giảm nghẹt mũi, sổ mũi và cắt giảm cơn ho. Hơn thế bài thuốc chữa bệnh ho từ lá ngải cứu hấp trứng gà cách thủy còn giúp người bệnh bồi bổ cơ thể, nâng cao sức khỏe và phòng ngừa một số bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp khác.


    Bài thuốc chữa bệnh ho từ lá ngải cứu hấp trứng gà cách thủy

    Nguyên liệu:
    • 20 gram lá ngải cứu
    • 1 trứng gà ta.
    Cách thực hiện:
    • Trứng gà mang đi rửa thật sạch
    • Rửa ngải cứu với nước
    • Ngâm lá ngải cứu trong nước muối pha loãng 15 phút để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và các loại vi khuẩn còn sót lại bên trên bề mặt lá
    • Vớt dược liệu ra ngoài và rửa sơ với nước sạch, để ráo nước
    • Thái ngải cứu thành từng khúc vừa ăn
    • Mang trứng và lá ngải cứu chưng cách thủy với lửa nhỏ từ 45 – 60 phút. Hoặc bạn có thể cho lá ngải cứu và trứng gà vào nồi sau đó ninh nhừ lên
    • Ăn cả lá ngải cứu, trứng gà và uống cả nước vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
    Người bệnh kiên trì thực hiện bài thuốc chữa bệnh ho từ lá ngải cứu hấp trứng gà cách thủy mỗi ngày cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
    Bài viết là thông tin xoay quanh vấn đề “Dùng lá ngải cứu chữa ho có tốt không? Cách thực hiện”. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo an toàn và tính hiệu quả, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi đưa các bài thuốc vào quá trình chữa bệnh. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và các phương pháp điều trị thay cho bác sĩ có chuyên môn.

  • Font Size
    #2

    Ngải cứu: Thần dược chữa ho đờm, ho lâu ngày, ho khan “thần thánh”

    Ngải cứu từ lâu được coi là một vị thuốc quý chữa ho đờm, ho khan, ho lâu ngày cho trẻ cực tự nhiên và hiệu nghiệm cho trẻ mà ít mẹ biết.

    Ngải cứu và thực hư tác dụng chữa ho cho trẻ?

    Trong dân gian, cây ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris L thuộc họ cúc có tính hơi ôn, vị cay. Ngoài được biết đến là loại rau ăn hàng ngày, ngải cứu còn được biết đến là một vị thuốc trị kho han, ho đờm lâu ngày rất hiệu quả.

    Ngải cứu được mọc nhiều ở các mô đất hoang, ruộng đồng lâu năm, cây có rãnh dọc, hay mọc với nhau thành từng cụm. Ngoài ra, cây ngải cứu còn được các hộ gia đình trồng nhiều tại vườn nhà.


    Chữa ho cho trẻ hiệu quả từ ngải cứu

    Cây ngải cứu nhìn bề ngoài khá giống với các loài cỏ khác. Tuy nhiên, bạn có thể phân biệt rõ bằng mùi vị hăng đặc trưng của nó.

    Thực tế, từ nhiều năm nay, nhiều người vẫn thường sử dụng các bài thuốc chữa ho bằng ngải cứu. Nguyên nhân là vì chất tinh dầu bên trong của cây ngải cứu có tác dụng rất tốt trong việc kháng viêm, tiêu đờm, trị ho gió, ho khan, ho lâu ngày không khỏi. Đặc biệt, sử dụng các bài thuốc từ ngải cứu rất an toàn, lành tính và không có tác dụng phụ.

    Những bài thuốc ngải cứu chữa ho đờm, ho lâu ngày, ho khan “thần thánh”

    Khi trẻ bị ho đờm, ho lâu ngày, ho khan, để giúp con thoát khỏi tình trạng này, mẹ nên sử dụng những bài thuốc ngải cứu chữa ho cho bé sẽ rất hiệu quả.

    Bài thuốc xông hơi với nước ngải cứu

    Để thực hiện bài thuốc này, mẹ có thể đem nắm lá ngải cứu rửa sạch để ráo nước. Sau đó, mẹ có thể dùng tươi hoặc phơi khô tùy ý.

    Xông hơi bằng ngải cứu

    Bỏ vào nồi sắc cùng với các loại thảo dược khác như khuynh điệp, lá bưởi. Sau khi đun sôi để ấm, mẹ có thể cho bé ngồi kế bên, trùm chăm nỏng để xông hơi. Điều này giúp các mạch máu được lưu thông và giúp thư giãn cơ thể trẻ. Mẹ có thể sử dụng nước thảo dược trên tắm cho con cũng khá hiệu quả.

    Bài thuốc cho trẻ uống nước lá ngải cứu tươi

    Một cách đơn giản hơn, mẹ có thể lấy một nắm lá ngải cứu tươi rửa sạch. Sau đó, mẹ giã nát nắm lá này và cho một chút muối vào giã cùng.
    Mẹ vắt lấy nước ngải cứu, bỏ bã rồi cho trẻ uống trực tiếp cũng giúp làm sạch đờm trong cổ họng, giảm ho cho bé.

    Nước ngải cứu tươi giúp trị ho hiệu nghiệm

    Bài thuốc trị ho từ ngải cứu + tía tô, lá tần dầy, lá sả

    Mẹ có thể dùng lá ngải cứu tươi đem sắc cùng với tía tô, lá tần dầy, lá sả lấy nước uống cho bé hàng ngày cũng giúp giải cảm cúm, chữa ho cho trẻ.

    Mẹ nên cho trẻ uống 2 lần/ngày và sử dụng liên tiếp trong 3- 5 ngày để cải thiện rõ rệt cơn ho của con.

    Ngải cứu, tía tô, lá sả… là bài thuốc trị ho nhiều mẹ sử dụng cho con

    Bài thuốc hít khói từ ngải cứu khô

    Ngoài những biện pháp trên, mẹ có thể sử dụng 1 nắm cây ngải cứu, đem rửa sạch để ráo nước và phơi khô trong bóng râm.
    Khi ngải cứu đã khô, mẹ có thể đem thân và lá cây đã phơi khô đốt trong 1 chiếc chậu. Sau đó cho bé hít khói của cây ngải cứu khô này cũng giúp trị ngạt mũi, sổ mũi và giảm ho nhanh chóng.

    Ngải cứu khô

    Bài thuốc từ ngải cứu hấp trứng gà cách thủy

    Cầu kỳ và tốt hơn, những bà mẹ trẻ có thể sử dụng dùng ngải cứu kết hợp với trứng gà trị ho. Mẹ nên rửa trứng gà thật sạch. Ngải cứu cũng rửa sạch và thái khúc vừa ăn. Sau đó mang trứng gà ngải cứu hấp cách thủy trong 45- 60 phút hoặc ninh nhừ lên.

    Mẹ có thể sử dụng cho bé ăn cả trứng, nước và lá ngải cứu nấu kèm và nên cho con ăn vào thời điểm buổi tối trước khi đi ngủ. Những cơn ho sẽ giảm rất nhanh và giúp bồi bổ cơ thể khi bé ốm một cách hiệu quả.

    Trứng gà, ngải cứu tần

    Bài thuốc từ ngải cứu + bách bộ + cúc tần + cam thảo + tơ hồng vàng

    Ngoài sử dụng các bài thuốc dân gian trên, mẹ có thể sử dụng cho con bài thuốc trị ho đờm, ho khan, ho lâu ngày, sổ mũi bằng sự kết hợp của ngải cứu với những thảo dược dễ tìm khác như bách bộ, cúc tần, cam thảo, dây tơ hồng vàng.

    Đây là những thảo dược nổi tiếng dễ tìm ở bất cứ nơi đâu, có tác dụng bổ phổi, nhuận phế, dịu niêm mạc, hỗ trợ làm ấm và tăng cường sức đề kháng đường hô hấp, giúp làm giảm các triệu chứng ho do thay đổi thời tiết, cảm cúm, ho gió, ho khan, ho có đàm, đau rát cổ họng, nhiệt miệng, viêm phế quản, viêm phổi, hen (suyễn), hạn chế dùng kháng sinh cực hiệu nghiệm.


    Bách bộ, cúc tần, tơ hồng vàng kết hợp cùng ngải cứu chữa ho hiệu quả

    Do đó, trẻ em và người lớn bị các triệu chứng ho, đàm, viêm họng, nhiệt miệng, chảy nước mũi, khò khè khó thở, viêm khí phế quản, viêm phổi, hen, viêm nhiễm đường hô hấp nên kết thân với bài thuốc này để đạt hiệu quả sớm.

    Comment


    • Font Size
      #3
      Thanks anh ba khía hen, đôi khi thuốc ta của mình còn tốt hơn cả thuốc tây. Ta thì 1 khi trị có thể trị tận gốc còn tây thì chỉ trị hết mà ko dứt hẳn. Chia sẻ thêm nha anh 3 khía.

      Comment


      • Font Size
        #4
        Originally posted by betiti View Post
        Thanks anh ba khía hen, đôi khi thuốc ta của mình còn tốt hơn cả thuốc tây. Ta thì 1 khi trị có thể trị tận gốc còn tây thì chỉ trị hết mà ko dứt hẳn. Chia sẻ thêm nha anh 3 khía.
        Cám ơn Títi nha ...nhưng Títi nè ... hổng sợ ... bị bùa hả !?!?!?
        nhưng thôi ... người hiền thì chắc sẽ không sao ... chả hiểu ai gán cái tên ngải vô nghe nó ơn ớn ... anh biết thuốc cứu là tên cúng cơm của nó từ hồi đi học ở quê nó mọc dọc hai bên đường ... mấy cô nàng hay hái lá ép vô tập để làm dấu trang ... nói là sẽ dễ học thuộc bài ... ngoài ra không biết nó "cứu" gì khác ... bây giờ thấy người ta kêu nó là "ngải" ... ngải gì !?!?!? thôi kệ nó ...

        Títi có thấy nó trong vườn nhà hay ở đâu gần nhà hông ??? nhà không có thì nên trồng ... có nhiều hữu dụng lắm đó ... vừa là đồ ăn vừa là thuốc ... nhà anh có nhiều ... hàng năm lấy phơi khô đến khi có cây mới thì bỏ thay đợt khác ... hông ngờ là để càng lâu càng tốt ... nên đem pha trà ...
        Tặng Títi và cô nào tin bài thuốc dưỡng da nè ... rửa mặt bằng nước trà "lá thuốc cứu" sẽ làm sạch da mặt ...
        Google "thuốc cứu hay ngải cứu trị bịnh gì" thì biết thêm ...

        Comment


        • Font Size
          #5
          Originally posted by Ba Khía View Post

          Cám ơn Títi nha ...nhưng Títi nè ... hổng sợ ... bị bùa hả !?!?!?
          nhưng thôi ... người hiền thì chắc sẽ không sao ... chả hiểu ai gán cái tên ngải vô nghe nó ơn ớn ... anh biết thuốc cứu là tên cúng cơm của nó từ hồi đi học ở quê nó mọc dọc hai bên đường ... mấy cô nàng hay hái lá ép vô tập để làm dấu trang ... nói là sẽ dễ học thuộc bài ... ngoài ra không biết nó "cứu" gì khác ... bây giờ thấy người ta kêu nó là "ngải" ... ngải gì !?!?!? thôi kệ nó ...

          Títi có thấy nó trong vườn nhà hay ở đâu gần nhà hông ??? nhà không có thì nên trồng ... có nhiều hữu dụng lắm đó ... vừa là đồ ăn vừa là thuốc ... nhà anh có nhiều ... hàng năm lấy phơi khô đến khi có cây mới thì bỏ thay đợt khác ... hông ngờ là để càng lâu càng tốt ... nên đem pha trà ...
          Tặng Títi và cô nào tin bài thuốc dưỡng da nè ... rửa mặt bằng nước trà "lá thuốc cứu" sẽ làm sạch da mặt ...
          Google "thuốc cứu hay ngải cứu trị bịnh gì" thì biết thêm ...
          Dùng bùa hay ngải chỉ có bên VN. Mình ơi Mỹ mà anh. Đôi khi VN mình cũng có nhiều thuốc ta hay lắm. Vì Tí thấy thuốc Tây trị tạm thời mà ko trị dứt. Có rất nhiều toa thuốc nhân gian mà có công dụng chữa bệnh từ rau quả đó anh. Chia sẻ thêm nha anh.😉😉

          Comment

          • This reply by Ba Khía has been deleted by Ba Khía
            dub

            Font Size
            Originally posted by betiti View Post

            Dùng bùa hay ngải chỉ có bên VN. Mình ơi Mỹ mà anh. Đôi khi VN mình cũng có nhiều thuốc ta hay lắm. Vì Tí thấy thuốc Tây trị tạm thời mà ko trị dứt. Có rất nhiều toa thuốc nhân gian mà có công dụng chữa bệnh từ rau quả đó anh. Chia sẻ thêm nha anh.😉😉
            Anh không biết nhiều nhưng nếu thấy nếu biết nếu nhớ thì ... không quên.

            Kể như là "phước chủ may thầy" cho dễ ... không chắc gì ai thua ai ... người có sở trường người có sở đoản ... anh có nghe nói có người "được" bác sĩ cho dìa nhà "bôì dưỡng" chờ ngày đi vì bị chết thận ... nhưng bị thuốc nam giữ lại ... là ông thầy Đông Y trẻ người Việt ở Chợ Lớn ... tới đó ổng bắt mạch ... nói bịnh rồi kê toa ... người bịnh "không cần khai báo" gì hết ... nếu đúng chỉ trả tiền mua thuốc ... không bịnh muốn mua thuốc ổng cũng không bán ...

            À mà ... Títi có thấy cây thuốc cứu ở gần đâu đó hông ???
            Lúc nầy là mùa nó mọc lại đó ...

          • Font Size
            #6
            Originally posted by betiti View Post

            Dùng bùa hay ngải chỉ có bên VN. Mình ơi Mỹ mà anh. Đôi khi VN mình cũng có nhiều thuốc ta hay lắm. Vì Tí thấy thuốc Tây trị tạm thời mà ko trị dứt. Có rất nhiều toa thuốc nhân gian mà có công dụng chữa bệnh từ rau quả đó anh. Chia sẻ thêm nha anh.😉😉
            Anh không biết nhiều nhưng nếu thấy nếu biết nếu nhớ thì ... không quên.

            Kể như là "phước chủ may thầy" cho dễ ... không chắc gì ai thua ai ... người có sở trường người có sở đoản ... anh có nghe nói có người "được" bác sĩ cho dìa nhà "bôì dưỡng" chờ ngày đi vì bị chết thận ... nhưng "bị" thuốc nam giữ lại ...


            À mà ... Títi có thấy cây thuốc cứu ở gần đâu đó hông ???
            Lúc nầy là mùa nó mọc lại đó ...

            Comment


            • Font Size
              #7

              8 công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây ngải cứu
              28/04/2021

              Ngải cứu phơi khô để lâu năm càng tốt. Lá ngải cứu phơi khô gọi là ngải điệp. Lá ngải cứu phơi khô vỏ cắt thành bột vụn rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung. Sau đây là 8 công dụng tuyệt vời từ cây ngải cứu mà bạn nên biết.

              Những Nội Dung Cần Lưu Ý
              Nhận biết cây ngải cứu

              Ngải cứu là loại cỏ sống lâu năm, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le không cuống, màu 2 mặt lá khác nhau, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm. Mặt dưới trắng tro, có nhiều lông nhỏ. Cây ngải cứu mọc hoang ở nhiều nơi trong cả nước, có thể trồng quanh nhà làm thuốc. Đây là một cây thuốc nam có rất nhiều công dụng chữa rất nhiều bệnh. Ngải cứu phơi khô để lâu năm càng tốt. Lá ngải cứu phơi khô gọi là ngải điệp. Lá ngải cứu phơi khô vỏ cắt thành bột vụn rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung. Sau đây là 8 công dụng tuyệt vời từ cây ngải cứu mà bạn nên biết.


              Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây ngải cứu

              1. Ngải cứu làm thuốc điều kinh


              Một tuần trước ngày kinh dự kiến, mỗi ngày lấy 6-12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5-10g) hay dạng cao đặc (1-4g).

              Ngải cứu có tác dụng điều kinh rất hiệu quả



              Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường để uống, chia 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.


              2. Ngải cứu giúp an thai

              Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác dụng an thai. Ngải cứu không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai.


              3. Sơ cứu vết thương bằng ngải cứu

              Lấy lá ngải cứu tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết thương, cầm máu nhanh, giảm đau nhức,


              4. Ngải cứu trị mụn, mẩn ngứa

              Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục như vậy sẽ có làn da trắng sáng hồng. Với trẻ em thường hay bị rôm sảy thì lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm.


              5. Ngải cứu chữa đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt

              Lấy 300gr ngải cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong (ruồi, nghệ), vắt lấy nước uống trưa, chiều. Uống liên tục trong 1-2 tuần.


              6. Ngải cứu giúp lưu thông máu lên não

              Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín rồi ăn.


              7. Ngải cứu trị suy nhược cơ thể, kém ăn

              Lấy 250gr ngải cứu, 2 quả lê, 20gr câu kỷ tử, 10gr đinh quy, 1 con gà ri (gà ác) 150gr, hầm trong 0,5 lít nước (thêm gia vị, bột nêm) còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1-2 tuần.


              8. Ngải cứu trị cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh

              Lấy 300gr ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh). Nấu trong 2 lít nước. Sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút. Cách thứ 2: Nấu lá thuốc cứu với 100gr lá tía tô, 100gr tần dầy lá, 50gr lá sả trong 1 lít nước còn 0,5 lít. Uống mỗi lúc khát, liên tục trong 3-5 ngày.

              Ngải cứu được coi là tốt cho sức khỏe, chữa được rất nhiều bệnh



              Ngải cứu được coi là tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều cũng có thể gây ra ngộ độc. Độc tính của ngải cứu khi dùng quá liều là làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân co giật; Sau vài lần có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt. Kiểm tra bằng kính hiển vi có thể phát hiện các tổn thương ở tế bào não. Sau khi khỏi bệnh, vẫn thường để lại những di chứng như hay quên, ảo giác, viêm thần kinh,…
              Thầy thuốc Việt Nam tổng hợp
              https://thaythuocvietnam.vn/cong-dung-chua-benh-tuyet-voi-tu-cay-ngai-cuu/

              Comment

              Working...
              X