Announcement

Collapse
No announcement yet.

3 cách khoa học giúp bảo vệ cho vai của bạn khỏi bị đau nhức

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    3 cách khoa học giúp bảo vệ cho vai của bạn khỏi bị đau nhức

    Nhiều người trong chúng ta đã từng chơi các môn thể thao như cầu lông, bóng bàn, tennis và thường được các thầy nhắc nhở rằng: "Hãy bảo vệ đôi vai của bạn! Đừng chỉ dùng cánh tay, hãy dùng toàn bộ cơ thể". Tất cả những lời nhắc nhở này, có chung một mục đích là tránh cho khớp vai của chúng ta khỏi bị tổn thương trong khi tập luyện.

    Một số các trường hợp khác chúng ta có thể gặp trong ngày thường như việc là việc nhấc chiếc vali nặng từ trong xe vào sảnh trong phi trường, mở một cánh cửa nặng, bế con của mình v..v.., với tất cả những trường hợp này, chúng ta đều có thể gián tiếp hay trực tiếp làm tổn thương đến khớp vai của mình.

    Nguyên nhân phần lớn là do chúng ta làm những việc đó một cách thiếu tập trung và không cẩn thận. Chính vì khớp vai rất dễ bị tổn thương, nên ngày nay tỷ lệ những người bị đau khớp vai đã gia tăng nhanh chóng, nguy hiểm hơn là tình trạng tổn thương lại xảy ra ở người trẻ tuổi với tỷ lệ ngày càng tăng. Điều này khiến cho bản thân mỗi người chúng ta cần phải được biết những kiến thức căn bản để giúp bảo vệ cho khớp vai khỏi những chấn thương không đáng có. Có 3 lời khuyên giúp bảo vệ khớp vai của bạn khỏi bị đau nhức:
    • Thứ nhất: chúng ta cần được biết là sự vận động của cánh tay không đơn thuần chỉ là do một mình khớp vai đảm nhiệm. Chúng ta cần có một đai vai để thực hiện nhiệm vụ đó. Đai vai bao gồm xương đòn, xương bả vai và xương cánh tay cùng phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng thì mới có thể giúp vận động được cánh tay. Hay nói cách khác đơn giản hơn, là mỗi khi chúng ta đưa tay lên trên, thì xương đòn phải vận động, xương bả vai phải vận động, khớp vai vận động. Vì thế, để bảo vệ được khớp vai thì trong mỗi sự vận động này, chúng ta cần phải buông lỏng toàn bộ bả vai, xương đòn và khớp vai.
      (Ảnh minh họa)
    • Thứ hai: hai cơ bắp lớn của cơ thể là cơ bắp ở ngực lớn và cơ bắp ở lưng rộng (hình vẽ bên dưới) cũng đóng vai trò trong sự cử động của khớp vai. Vì vậy, để bảo đảm cho khớp vai khi vận động được thoải mái, dễ chịu thì cơ bắp ở ngực lớn (phần ngực) và cơ bắp ở lưng rộng (mạng sườn và vùng sau lưng trên) cần được thư giãn. Trong trường hợp 2 cơ bắp này bị căng thẳng, thì nó sẽ kéo cánh tay vào bên trong, gây cản trở vận động bình thường của khớp vai.
    • Thứ ba: cột sống phải được giử thẳng tự nhiên. Nếu trong khi bạn vận động khớp vai, mà cột sống cổ và lưng trên bị mất đường cong sinh lý tự nhiên, thì sự vận động đó cũng sẽ gây ra tổn thương cho khớp vai và chính bản thân cột sống.
    Tóm lại, để bảo vệ khớp vai khỏi những tổn thương không đáng có trong sinh hoạt đời sống, hay tập luyện thì chúng ta cần nhớ làm những việc sau một cách thường xuyên.
    1. Buông lỏng hai vai bất cứ khi nào nếu có thể
    2. Buông lỏng xương đòn, bả vai và khớp vai
    3. Buông lỏng cơ ngực và phần mạng sườn
    4. Giữ cột sống thẳng tự nhiên
Working...
X