Announcement

Collapse
No announcement yet.

Mã Đề

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Mã Đề

    Cây Mã Đề


    Cây mã đề? tại sao lại gọi tên là cây mã đề? Đặc điểm thực vật học cây mã đề, phân bổ và thu hái, thành phần hóa học tác dụng dược lý, các bài thuốc chữa bệnh từ cây mã đề...

    Tên tiếng anh/Tên khoa học: Chinese plantain/Plantago asiatica L.

    Tại sao lại gọi tên là cây mã đề?
    Từ xa xưa, dân gian thường thấy một loài cây mọc hoang dại tập trung nhiều ở những nơi có vết chân ngựa kéo xe nên gọi là cây mã đề. Ngày này, cây mã đề mọc hoang rất ít, với nhiều tác dụng trong chữa bệnh, cây mã đề đã được trồng nhiều trong vườn thuốc làm cây dược liệu.

    - Tên tiếng anh: Chinese plantain, obako, arnoglossa

    - Tên khoa học: Plantago asiatica L. (Plantago major L. var. asiatica Decaissne).

    - Thuộc họ Mã đề: Plantaginaceae

    - Tên gọi khác: bông mã đề, xa tiền thảo, xa tiền tử, suma (theo dân tộc Tày), nhả én dứt (theo dân tộc Thái). (Trong đông y: Hạt Mã đề phơi hay sấy khô gọi là Xa tiền tử, toàn cây Mã đề bỏ rễ phơi hay sấy khô gọi là Xa tiền thảo, lá dùng tươi hoặc sấy khô gọi là Xa tiền).

    1. Mô tả sơ bộ về cây mã đề

    - Mã đề là loại cây sống lâu năm, thân ngắn, cây cao khoảng 10-15 cm.- Lá mọc thành cụm ở gốc, cuống dài, phiến lá hình thìa hay hình trứng (dài 5-12cm, rộng 3,5 -8cm), có gân dọc theo sống là và đồng quy ở ngọn và gốc lá.
    Lá cây mã đề
    - Khi cây ra hoa, cụm hoa được gọi là bông, xuất phát từ kẽ lá, cao tới 40-50cm. Hoa đều, lưỡng tính, đài 4, xếp chéo, hơi dính nhau ở gốc, tràng màu nâu tồn tại, gồm 4 thùy nằm xen kẽ ở giữa các lá đài. Nhị 4 chỉ nhị mảnh, dài, 2 lá noãn chứa nhiều tiểu noãn. Mã đề thường ra hoa vào mùa hè từ tháng 4 đến tháng 8.
    Hoa cây mã đề
    - Quả dạng hộp, hạt rất nhỏ hình bầu dục hoặc dẹt, hạt già chỉ dài khoảng 1mm, có màu nâu hoặc màu tím đen, bóng. Trên hạt có chấm nhỏ màu trắng.

    2. Phân bố và thu hái

    - Phân bố: Mã đề là loài cây cỏ, dễ sống, cây mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia và nhiều nước khác.- Bộ phận dùng làm thuốc: toàn cây, lá, hạt.

    - Thu hái: Bộ phận sử dụng là lá thu hoạch vào tháng 4-7, hạt thu hoạch tháng 6-8, cắt những bông thật già, phơi khô, vò sát trên sàng rồi sẩy sạch, sau đó tiếp tục phơi khô cho đến khi độ ẩm còn 10%.

    3. Đặc điểm sinh thái cây mã đề

    Mã đề là loại cây ưa sáng, chịu bóng, thích ứng với khí hậu và đất đai của hầu hết khắp các vùng trên cả nước. Đất thích hợp để trồng cây mã đề là đất tơi xốp, không bị ô nhiễm. Có thể trồng được trong thùng xốp hoặc trong vườn nhà.

    4. Thành phần hóa học của cây mã đề

    - Lá Mã đề chứa iridoid (aucubosid, catalpol), acid phenoic và este phenylproraroic của glycosid, majorosid và chất nhày với hàm lượng 20%.

    - Hạt chứa chất nhày giàu D-galactose, L-arabinose và có khoảng 40% acid uronoic, dầu béo trong đó có acid 9-hydroxy-cis-11-octadecenoic.

    - Trong mã đề còn có nhiều flavonoid: apigenin, quercetin, scutelarein, baicalein, hispidulin (5,7,4’-trihydroxy-6-methoxyflavon), luteolin-7-glucosid, luteolin-7-glucoronid, homoplantaginin(=7-O-b-D-glucopyransoyl-5,6,3’,4’-trihydroxyflavon).

    - Bên cạnh đó Mã đề còn chứa nhiều chất khác như aicd cimaric, acid p. coumaric, acid ferulic, acid cafeic, acid clorogenic, caroten, vitamin K, vitamin C.

    5. Tác dụng dược lý của mã đề

    Cây mã đề là loại cỏ giàu dược tính. Tác dụng chính của cây mã đề thường là tác dụng lợi tiểu, chữa ho, làm kháng sinh. Nhiều nơi đã dùng và cho thấy tất cả các bộ phận của cây mã đề đều có những tác dụng nhất định.

    - Trong y học cổ truyền Nhật Bản: nước sắc của cây Mã đề trị ho hen, bệnh tiết niệu tiêu thũng, tiêu viêm.

    - Ở Ấn Độ, cây mã đề dùng cầm máu và trị vểt thương, bỏng và viêm các mô. Lá dùng làm mát, lợi tiểu, làm săn và hàn vết thương, nước hãm lá trị tiêu chảy và trĩ. Rễ mã đề có tác dụng làm săn, chữa sốt và ho. Hạt làm dịu viêm, lợi tiểu, bổ, trị lỵ, tiêu viêm.

    - Ở Trung Quốc, hạt Mã đề sắc uống chữa bệnh đái tháo đường, ho, vô sinh.

    - Ở Thái Lan, toàn cây hoặc lá dùng lợi tiểu, sốt, hạt nhuận tràng chống viêm và đầy hơi.

    - Ở một số nước châu Âu, mã đề còn được dùng để loại bỏ cơn đau và nọc độc của các loại cây độc như tầm ma, thường xuân độc.

    - Tại Việt Nam, mã đề đã được dân gian biết đến và dùng làm thuốc. Mã đề là loại cỏ giàu dược tính. Lá mã đề có vị nhạt, tính mát. Hạt có vị ngọt nhạt, nhớt, tính mát, vào 4 kinh: can, phế, thận, tiểu tràng, có tác dụng thanh nhiệt, lợi phế, tiêu thũng, thông tiểu tiện.

    + Theo Đông y, mã đề vị ngọt, tính lạnh, tác dụng mát máu, khử nhiệt, ngưng cháy máu cam, tiểu tắc nghẽn, làm sáng mắt, thông mồ hôi, làm sạch phong nhiệt tại gan, phổi, chữa chứng thấp nhiệt ở bàng quang, lợi tiểu tiện mà không chạy khí, khiến cường âm tích tinh.

    + Theo GS Đỗ Tất Lợi trong cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, cây mã đề có những tác dụng dược lý sau đây:
    • Tác dụng lợi tiểu: Uống nước sắc mã đề lượng nước tiểu tăng, trong nước, tiểu lượng urê, acid uric và muối đều tăng.
    • Tác dụng chữa ho: Mã đề có tác dụng trừ đờm, tác dụng này kéo dài 6 - 7h, mạnh nhất sau khi uống 3 - 6h.
    • Tác dụng kháng sinh: Nước sắc mã đề (toàn cây 1ml - 1g mã đề) có tác dụng ức chế đối với 1 số vi trùng ngoài da. Mã đề tán bột chế thành thuốc dầu đắp lên mụn nhọt đỡ mưng mủ, đỡ bị viêm tấy.
    • Ngoài ra, trên nghiên cứu lâm sàng, mã đề còn được dùng chữa cao huyết áp có kết quả. Ngày hái 20 - 30g cây mã đề tươi non, thêm nước vào sắc kỹ chia 3 lần uống trong ngày.
    6. Tính năng và công dụng của cây mã đề
    • Tính năng: Lá mã đề có vị nhạt, tính mát. Hạt có vị ngọt nhạt, nhớt, tính mát, vào 4 kinh: can, phế, thận, tiểu tràng, có tác dụng thanh nhiệt, lợi phế, tiêu thũng, thông tiểu tiện.
    • Công dụng:
    + Công dụng nổi bật nhất của mã đề là thông tiểu nên dân gian thường dùng loài cỏ này nấu nước uống để có tác dụng lợi tiểu, giải độc cơ thể.

    + Công dụng chữa nhiều bệnh về thận: Phần lá của cây mã đề có tác dụng lợi tiểu, tăng thải trừ urê, acid uric và muối trong thận, dùng mã đề làm thuốc rất có lợi cho thận và đường tiết niệu.

    + Theo y học hiện đại, mã đề chứa một chất làm se với lực hút mạnh mẽ tên là aucubin (có nhiều trong thân và lá) có tác dụng chống độc rất hiệu nghiệm và bảo vệ gan. Mã đề thường được dùng để hút những mảnh vụn, chất độc; lá có thể dùng để làm dịu vết cắn của côn trùng, chó, rắn và các sinh vật có nọc độc.

    + Trên thực tế, mã đề được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, tả lỵ, mắt đỏ đau. Hay dùng làm thuốc chữa ho cho trẻ em, nhưng nhược điểm là hay khiến trẻ em đái dầm. Nhân dân còn dùng lá giã nát đắp ngoài để trừ mụn nhọt, làm mụn nhọt mau vỡ, chóng lành, dùng ngoài không kể liều lượng.

    7. Các bài thuốc có sử dụng mã đề

    - Làm lợi tiểu: 10g hạt mã đề, 2g cam thảo, 600ml nước, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.

    - Chữa viêm cầu thận cấp tính: 16g mã đề, 20g thạch cao làm thuốc, 12g ma hoàng, 12g bạch truật, 12g đại táo, 8g mộc thông, 6g gừng, 6g cam thảo, 6g quế chi. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

    - Chữa viêm cầu thận mãn tính: 16g mã đề, 12g hoàng bá, 12g hoàng liên, 12g phục linh, 12g rễ cỏ tranh, 8g trư linh, 8g mộc thông, 8g hoạt thạch, 8g bán hạ chế. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

    - Chữa đi tiểu ra máu: 12g lá mã đề, 12g ích mẫu, giã nát, vắt nước cốt uống.

    - Chữa sỏi đường tiết niệu: 20g mã đề, 30g kim tiền thảo, 20g rễ có tranh. Sắc uống ngày 1 thang hoặc hãm uống như chè nhiều lần trong ngày.

    - Chữa viêm bàng quang cấp tính: 16g mã đề, 12g hoàng bá, 12g hoàng liên, 12g phục linh, 12g rễ cỏ tranh, 8g trư linh, 8g mộc thông, 8g hoạt thạch, 8g bán hạ chế. Sắc uống ngày 1 thang.

    - Chữa ho tiêu đờm: Mã đề 10g, Cam thảo 2g, Cát cánh 2g, nước 400ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.

    - Chữa sốt xuất huyết: Mã đề tươi 50 g, củ sắn dây 30 g. Hai thứ trên rửa sạch đun trong 1 lít nước, sắc kỹ còn một nửa, chia làm 2 lần uống lúc đói trong ngày. Có thể cho thêm đường, uống liền trong 3 ngày.

    - Chữa viêm gan siêu vi trùng: Mã đề 20 g, Nhân trần 40 g, Chi tử 20g, lá Mơ 20g. Tất cả thái nhỏ sấy khô, hãm như chè để uống, ngày uống 100-150 ml.

    - Chữa lỵ: Mã đề, dây mơ lông, cỏ seo gà mỗi vị 20 g. Sắc uống ngày một thang.

    - Ngoài việc sử dụng làm thuốc, từ cây mã đề có thể được dử dụng làm món ăn có tac dụng chữa bệnh:

    + Canh mã đề: Canh mã để nấu từ lá mã đề, gừng, hành, muối ăn có công dụng chữa bệnh đái ra máu và đau buốt niệu đạo khá hiệu quả.

    + Cháo mã đề: Được nấu từ lá mã đề, gạo tẻ, hành, muối, có công dụng thanh nhiệt, trị đờm, sáng mắt, lợi tiểu. Món cháo này khá nổi tiếng và là món ăn được ưa chuộng ở Trung Quốc.

    * Lưu ý: Đối với phụ nữ có thai khi dùng lá cây mã đề phải thận trọng, người già thận kém, đái đêm nhiều không nên dùng. Những người không phải thấp nhiệt nên dùng hạt mã đề thận trọng. Khi sử dụng mã đề chú ý kiêng chất kích thích, gây nóng như rượu, bia, cà phê, các loại gia vị nóng.

    N.Ha tổng hợp từ:
    - Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam - Tác giả: Đỗ Huy Bính và cộng sự.
    - Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Tác giả: GS. Đỗ Tất Lợi

  • Font Size
    #2

    15 tác dụng của cây mã đề đối với sức khỏe con người

    Suckhoedoisong.vn - Cây mã đề - dường như đây là một cái tên khá quen thuộc với ông bà ta mỗi khi nhắc đến những loại bệnh về bài tiết.

    Thế nhưng ngày nay khi công nghệ y học dần tiến bộ thì người ta dần lãng quên công dụng những cây thuốc quý và khá quen thuộc như vậy.

    Cây mã đề là gì?

    Mã đề hay còn gọi cách khác là “mã tiền xá”, xa tiền thảo có tên khoa học là Plantago asiatica. Là loài là cây thân thảo và là loại cây sống lâu năm. Đây là một loại cây có chức năng tái sinh, tái sinh bằng rất nhiều cách đặc biệt là bằng nhánh và có khi là bằng hạt, và đặc biệt thân cây có độ cao tầm 10 – 15 cm.

    Ảnh minh hoạ
    Là loại cây có thể dễ biết bởi phiến lá có hình dạng “thìa”, có khi lại có hình giống như hình quả trứng, lá có gân lại hình cung dọc theo đường sống lá và tất cả đồng quy ở ngọn và gốc lá.

    Mã đề có vị ngọt, tính lạnh: tác dụng chính của loại cây này là chữa đái dắt, ho lâu ngày, viêm phế quản, dịch tả, lỵ và một số chứng bệnh khác đôi khi lại gây nhức mắt. Hoặc có triệu chứng đau mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, gây lợi tiểu, hoặc làm cho thanh phế hóa đàm… Bộ phận dùng làm thuốc: hạt mã đề phơi hay sấy khô gọi là xa tiền tử; toàn cây bỏ rễ phơi hay sấy khô gọi là xa tiền thảo; lá cây để tươi hay phơi hoặc sấy khô.

    Thành phần hóa học có trong cây mã đề

    Trong lá cây mã đề rất giàu canxi và có chứa rất nhiều khoáng chất chứa thành phần khác. Với 100g lá thì có chứa một lượng vitamin A tương đương với chất này trong củ cà rốt.

    Toàn thân chứa một glucozit gọi là aucubin. Trong lá có chất nhầy, chất đắng hay các loại vitamin C, K yếu tố T. Trong hạt chứa chất nhầy, axit plantenolic.

    Tác dụng của cây mã đề và các bài thuốc từ cây mã đề cho 15 chứng bệnh thường gặp:

    1. Viêm cầu thận cấp tính

    Để có tác dụng này, ta sử dụng bằng cách sử dụng mã đề, ma hoàng, thạch cao làm thuốc, đại táo có thêm quế chi và cam thảo 6g. Mỗi ngày phải sắc uống 1 thang thuốc.

    2. Viêm cầu thận mạn tính

    Kết hợp mã đề 16g, phục linh 12g, hoàng bá 12g, rễ cỏ tranh phải có đủ 1 lượng 12g, hoàng liên cần 12g, mộc thông cần 8g, trư linh 8g. Mỗi ngày nên sắc uống 1 thang.

    Ảnh minh hoạ
    3. Viêm bàng quang cấp tính

    Mã đề 16g, hoàng liên 12g, phục linh cần 12g, hoàng bá đo một lượng 12g, trư linh sẽ có 8g, rễ cỏ tranh, mộc thông cần 8g, bán hạ chế và hoạt thạch . Mỗi ngày sắc uống thành 1 thang thuốc

    4. Viêm đường tiết niệu cấp

    Gồm 20g mã đề, 15g bồ công anh, 15g hoàng cầm, 15g lá chi tử , các loại khác như: kim tiền thảo, cỏ nhọ nồi, ích mẫu, rễ cỏ tranh và một vài gram cam thảo. Mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc nên cần sử dụng liên tục trong vòng 10 ngày.

    5. Viêm bể thận cấp tính

    50g mã đề tươi, 50g loại rễ cỏ tranh tươi, nửa kí cỏ bấc đèn tươi. Mỗi ngày chỉ cần sắc 1 thang thuốc uống 2 lần. Khoảng 5 – 7 ngày là được.

    6. Sỏi bàng quang

    30 gram mã đề, 30g loại rau ngư có tinh thảo (là một cái tên khác của rau diếp cá), kim tiền thảo. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc uống 2 lần. Uống liên tục trong 5 ngày.

    7. Sỏi đường tiết niệu

    Mã đề 20g và rễ cỏ tranh 20g, kim tiền thảo 30g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang thuốc hoặc dừng uống, uống giống trà nghĩa là uống nhiều lần trong một ngày. Tham khảo thêm cách chữa bằng Kim tiền thảo.

    8. Chứng bí tiểu tiện

    Hạt mã đề 12g sắc uống được chia thành nhiều lần trong ngày, ta nên hoặc có thể kết hợp thêm khi uống là lá mã đề.

    9. Đi tiểu ra máu

    Lá mã đề 12g và lá ích mẫu 12g. Mang lấy giã nát, vắt lấy nước cốt uống.
    Chữa chứng tiểu ra máu, cơ thể nhiệt ở người già: Hạt mã đề đem ra giã nát vụn cho đến khi thành bột, dùng khăn vải sạch thật sạch rồi bao vào, cho vào đấy 2 bát nước sắc còn một bát, bỏ đi bả , cho vào thành phẩm ấy 3 cốc hạt kê rồi nấu thành cháo để ăn lúc đói. Uống loại thuốc này nhiều có tác dụng làm mát người, hay có khi giúp mắt sáng hơn .

    10. Làm lợi tiểu

    Hạt mã đề 10g, cam thảo 2g, 600ml nước,sau đó sắc lấy 200 milit chia thành các phần làm 3 lần uống trong ngày.

    11. Đẩy lùi ho, tiêu đờm

    Mã đề 10g, cát cánh 2g và cam thảo 2g. Mỗi ngày sắc uống một tháng.

    Ảnh minh hoạ
    12. Chứng phổi nóng và ho dai dẳng

    Mã đề tươi 20g-50g rửa sạch sắc kĩ uống 3 lần trong ngày, uống nóng mỗi lần cách 3 giờ.

    13. Viêm gan siêu vi trùng

    20g mã đề, 40g nhân trần, 20g lá mơ, 20g chi tử 20g. Toàn bộ cây thái nhỏ sấy khô, pha như trà để uống, mỗi ngày uống 100-150ml.

    14. Chảy máu cam

    Dùng rau mã đề tươi thật tươi để phát huy tác dụng sau đó mang đi rửa sạch và giã nát thật nát. Cho vào đấy ít nước cho thật ẩm, rồi sau đó vắt thật kỹ rồi lấy nước cốt uống.

    Người chảy máu cam nằm yên trên giường để gối cao đầu, bã của cây mã đề thì đem đắp lên trán để chữa bệnh, nếu máu cam chảy raquá nhiều ta cần dùngbông sạch cuộn tròn nút bên mũi chảy, uống thuốc khoảng vài ngày sẽ thuyên giảm.

    15. Chứng chốc lở ở trẻ nhỏ

    Dùng một nắm rau mã đề tươi mang rửa sạch và thái nhỏ cuối cùng là nấu và ăn cùng 100gam -150g giò để còn sống, ăn vài ngày trẻ sẽ khỏi.

    Những lưu ý gì khi sử dụng cây mã đề ?

    Tuy nhiên, người dân không thể sử dụng tùy tiện cây mã đề để giải khát. Loại cây này có một tác dụng đặc biệt đó là nó rất lợi tiểu. Tuy nhiên điều đó cũng mang lại tác dụng có khi không đáp ứng được cho người sử dụng.

    Phụ nữ đang trong chu kỳ mang thai (nhất là trong 3 tháng đầu ) tuyệt đối không nên dùng nước mã đề uống vì điều này có thể dẫn tới sảy thai. Người thận yếu hay có thể là suy thận mạn tính đặc biệt tuyệt đối không nên dùng loại cây này với bất kỳ mục đích gì. Người khỏe mạnh, hay một người có sức khỏe bình thường hạn chế sử dụng nước mã để vào buổi tối bởi vì điều này sẽ làm ta dậy đi tiểu vào ban đêm.

    Trên đây là những chia sẻ của Bacsicare về cây mã đề. Đây là vấn đề có thể mọi người quan tâm để ta có thể biết thêm kiến thức y học, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Ngoài ra, để cập nhật cho mình những kiến thức sức khỏe bổ ích khác. Hãy truy cập thông tin của Bacsicare theo dưới đây:
    Bacsicare.com – Thông tin sức khỏe

    Comment


    • Font Size
      #3
      4. Viêm đường tiết niệu cấp

      Gồm 20g mã đề, 15g bồ công anh, 15g hoàng cầm, 15g lá chi tử , các loại khác như: kim tiền thảo, cỏ nhọ nồi,
      Tiếng Vịt thời nay ... nghe sao diết dậy ... "cỏ nhọ nồi" ... dịch cho đúng tiếng bắc là "cỏ lọ nồi" dịch ra tiếng miền nam nó là "cỏ mực".
      Ở quê có khi hết mực thì xài tạm mồng tơi ... không có mồng tơi thì chơi cỏ mực ... mực cỏ mực màu lam ...

      Comment

      Working...
      X