Announcement

Collapse
No announcement yet.

Dứa !!!

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Dứa !!!

    Miền Bắc kêu dứa là thơm của miền Trung và miền Nam nhưng là khóm của miền Tây.

    Quê mình ở vườn thơm từng nức tiếng một thời. Ở đó trồng toàn là thơm nhưng người ta mua thơm và mua khóm. Rồi khi bán ra người tiêu thụ thì là cả ba thứ khóm thơm dứa. Đi hơn chục năm dìa lại quê thấy chợ xã có bán ... khóm ... hỏi ra mới biết không ai ở đó còn trồng thơm nữa ...


    Dứa ... có bao nhiêu loại ???
    Trừ dứa thơm khóm ra dứa có nhiều tên gọi khác: dứa hoang, dứa biển, dứa rừng, dứa núi, dứa gỗ, dứa gai … và ... dứa thơm.
    Click image for larger version

Name:	qua-dua-co-cong-dung-chua-benh-gi-va-cach-dung-qua-dua-chua-benh-700x427.jpg
Views:	274
Size:	43.4 KB
ID:	40742



    Dứa hoang, dứa biển, dứa rừng, dứa núi, dứa gỗ, dứa gai chỉ là một thứ ở tùy vùng và dứa thơm là một thứ khác nên hai loại cuối cùng là dứa gai và dứa thơm.

    Dứa thơm để lấy màu xanh để lấy mùi làm bánh ... nấu chè.

    Dứa gai ... lấy lá làm muỗng (truyền thống) ăn xôi bắp ... ngày nay nhiều nơi dùng lá thơm (dứa, khóm) thay cho lá dứa. Trước đây trái để cho đẹp cảnh đẹp vườn. Ngày nay để làm thuốc ...

  • Font Size
    #2

    🔍




    Quả Dứa Dại Chữa Thận
    Là loại quả mọc hoang ở ven suối
    Dùng để làm thực phẩm và chữa bệnh rất tốt, đặc biệt là bệnh thận.

    Việt Nam nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều những thảo dược tự nhiên. Quả dứa dại là một ví dụ, đây là loại quả vừa có thể làm thực phẩm, vừa có thể làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả.

    Cây dứa dại là gì?

    Cây dứa dại có tên khoa học là Pandanus Tectorius Sol, thuộc họ dứa dại Pandanaceae. Nó còn có tên gọi khác là dứa gỗ, dứa gai. Cây có thân nhỏ, cao khoảng 2 – 4m và có rất nhiều rễ phụ mọc thòng xuống mặt đất. Lá dài từ 1 – 2m, có gai nhọn. Hoa của loại cây này rất thơm và mang quả gồm nhiều cụm thành khối hình trứng, có cuống màu da cam. Qủa có nhiều hốc ngăn nhỏ, khi chín có màu vàng và có mùi rất thơm.

    Loại cây này mọc hoang ở ven các bờ suối trên các cánh rừng Tây Bắc khá nhiều. Bà con ở đây thường lên rừng hái về để chế biến thức ăn và đặc biệt là dùng để làm thuốc chữa bệnh rất tốt.


    Công dụng của quả dứa dại trong việc chữa bệnh.

    Theo Đông y, quả dứa dại có vị ngọt, tính bình, chứa các thành phần như Ancaloit, Sterol, Tecpenoit, Pandanus, Amaryllifioliu và các axit hữu cơ,… Nó có công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như:
    – Hỗ trợ điều trị viêm gan siêu vi
    – Chữa kiết lị, tả
    – Làm sáng mắt, chữa mắt sinh màng mộng, thị lực giảm dàn, nhìn không rõ
    – Giúp bổ máu
    – Giúp tiêu đờm
    – Giải độc rượu
    – Bồi bổ cơ thể
    – Hỗ trợ điều trị say nắng
    – Đặc biệt, quả dứa dại có tác dụng chữa bệnh thận rất tốt.


    Cách sử dụng quả dứa dại hiệu quả.

    Mặc dù là loại quả dại, sạch từ thiên nhiên nhưng trước khi sử dụng, bạn cần phải rửa sạch phấn và các hốc của quả vì phần quả có tính độc không tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, quả dứa dại thì bạn không cần phải khoét mắt kỹ như quả dứa ta thường ăn. Sau khi đã rửa xong, bạn bổ dọc quả rồi lấy tay bóc các khối liên kết trong quả dứa ra.

    Cách ngâm rượu quả dứa dại tươi.

    Qủa dứa dại tươi sau khi chế biến, bạn dùng ngâm với rượu nếp nấu thủ công khoảng 40 độ. Tỷ lệ ngâm 1:3 ( 1 kg quả dứa dại tươi với 3 lít rượu nếp ). Ngâm trong thời gian 30 ngày là có thể dùng được.

    Cách ngâm rượu dứa dại khô.

    Đem phơi khô quả dứa dại tươi hoặc sấy khô. Nhưng không nên phơi dưới ánh nắng mặt trời quá gắt, còn nếu sấy thì nên để ở nhiệt độ thấp. Sau đó ngâm với rượu nếp nấu khoảng 38 độ. Ngâm trong khoảng 100 ngày là có thể dùng được. Đặc biệt các bạn có thể kết hợp với chuối hột rừng thì bình rượu nhà bạn sẽ thơm ngon hơn rất nhiều.

    Qủa dứa dại ngâm rượu

    Để chữa trị sỏi thận từ quả dứa dại, rất đơn giản. Chỉ cần 30 gam dứa dại khô nấu chung với 30 gam Kim Tiền Thảo nấu trong 2.5 lit nước dùng thay trà hàng ngày. Sử dụng thường xuyên, sẽ giúp đào thải, phòng ngừa sỏi tái phát mà không gây đau đớn, và tốn kém.


    Comment


    • Font Size
      #3
      Quả dứa dại - Tin vui cho ai bị GOUT, TIỂU ĐƯỜNG
      16/03/2021


      Mục lục
      Quả dứa dại với tên khác dứa rừng là một loại quả phổ biến, đa số mọc hoang ở nước ta. Nó thường được sử dụng trong đông y để trị sỏi thận, viêm đường tiết niệu, viêm gan và một số bệnh khác. Ngoài quả các bộ phận còn lại của cây cũng đều có công dụng tốt. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về dứa dại và tác dụng của nó qua bài viết dưới đây nhé!

      Tìm hiểu về quả dứa dại
      1. Những thông tin chung về dứa dại

      Tên khoa học của cây: Pandarus tectorius Sol
      Thuộc họ dứa dại: Pandanaceae
      Tên gọi khác: dứa rừng, dứa núi, dứa gai…
      1.1. Hình ảnh cây dứa dại

      Quả dứa dại là một bộ phận của cây thuốc quý - cây dứa dại. Đặc điểm cây nhỏ, phân nhánh ở ngọn, cao 3 - 4m, có nhiều rễ phụ thả xuống đất
      Lá dứa dại mọc ở đầu nhánh thành chùm, hình bản, dài 1 - 2m, mép có gai sắc nhọn. Hoa thường mọc đơn độc, đơn tính, có màu trắng, mùi rất thơm.

      Quả hình trứng dài khoảng 16 - 22cm, có cuống, bề mặt sần sùi. Khi non quả có màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng cam. Quả dứa rừng chia thành nhiều múi, tách được dễ dàng. Các múi này chính là nguyên liệu sử dụng làm thuốc.

      Hình ảnh cây dứa dại
      1.2. Quả dứa rừng mọc ở đâu?

      Dứa dại phân bố nhiều ở Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Cây ưa mặn cao, phát triển mạnh ở các khu vực ven biển, rừng ngập mặn, đất liền dọc bờ sông… Ở Việt Nam thấy nhiều ở các tỉnh, thành phố ven biển như Quảng Nam, Quảng Bình, Đồng Nai, Đà Nẵng, Kiên Giang, Bình Thuận…

      1.3. Bộ phận dùng và thu hái quả dứa rừng

      Hầu hết các bộ phận của cây dứa dại đều được sử dụng: rễ, hoa, quả, lá và đọt non. Có thể thu hái quanh năm đối với rễ, lá, đọt non dứa dại.

      Dứa dại có ăn được không?

      Câu trả lời là có các bạn nhé! Đọt non có thể ăn, phần trắng và mềm của cuống lá đôi khi cũng có thể ăn được. Ngoài ra, đọt non và rễ còn được sử dụng làm thuốc. Phần rễ còn non chưa bám sâu vào đất sẽ tốt hơn. Sau khi thu hoạch làm sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô để dùng dần.
      Quả dứa dại thu hái tốt nhất là vào mùa đông, đem về rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi khô đều được.

      1.4. Thành phần hóa học của quả dứa dại

      Trong dứa dại có chứa hàm lượng tinh dầu cao khoảng 70%, nước thơm. Ngoài ra còn có một số chất có hoạt tính khác như aldehyd, bromelain, methyl ether, benzyl alcohol, linalool, silymarin, geraniol...

      2. Tác dụng của quả dứa dại

      Ngày càng có nhiều người tìm mua dứa dại để trị bệnh. Vậy tác dụng của quả dứa dại là gì? Tác dụng của nó ra sao? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
      Cho đến nay chưa có nghiên cứu khoa học rõ ràng về tác dụng của quả dứa dại. Theo quan điểm của y học cổ truyền quả dứa có vị ngọt, tính mát với nhiều tác dụng như ích huyết, cường tâm, bổ tỳ vị, tiêu đờm, mát gan, thải độc, thải sỏi, hỗ trợ điều trị tiểu đường...Nước dứa hỗ trợ điều trị cảm nắng, say nắng, giúp thư giãn thần kinh.

      Dứa rừng chữa bệnh gì?

      Dưới đây là một số công dụng và bài thuốc trị bệnh từ dứa dại, các bạn có thể tham khảo:

      Bài thuốc quả dứa dại chữa bệnh sỏi thận

      Sỏi thận hình thành là do tích tụ khoáng chất từ nước tiểu hay do thói quen hay nhịn tiểu. Điều này khiến các chất cặn bã lâu ngày dồn lại thành viên sỏi. Vì vậy muốn loại sỏi thận ra khỏi cơ thể, người bệnh cần dùng các loại thuốc, thực phẩm có tác dụng lợi tiểu. Và quả dứa dại khá nổi tiếng với tác dụng đó.
      • Bài thuốc như sau: Kim tiền thảo 18g, hạt chuối hột 12g và hạt dứa dại 15g. Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
      • Hoặc dùng cỏ bợ, ngải cứu và đọt non của cây dứa rừng, mỗi vị 20g giã nát, lọc lấy nước uống. Có thể thêm chút đường cho dễ uống
      Dứa dại hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường

      Dứa dại hỗ trợ chữa bệnh tiểu đườngBệnh tiểu đường hay đái tháo đường là một bệnh chuyển hóa mãn tính, biểu hiện đường máu luôn ở mức cao hơn so với người bình thường. Bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt, mạch máu, bàn chân…, ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường là ổn định đường huyết ở mức chấp nhận được, hạn chế xảy ra biến chứng nguy hiểm.

      Theo kinh nghiệm dân gian người bệnh tiểu đường có thể dùng quả dứa dại thái lát mỏng, đem phơi khô rồi hãm với nước, uống trà đều đặn mỗi ngày. Hoặc có thể dùng lá dứa dại đun đun lấy nước uống cũng được.



      Comment

      Working...
      X