Announcement

Collapse
No announcement yet.

Đông y mách bạn cách nâng cao "chính khí" tự bản thân để chống Covid-19

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Đông y mách bạn cách nâng cao "chính khí" tự bản thân để chống Covid-19

    Trước khi có vắc-xin, loài người đã luôn phải tự đấu tranh với các "thế lực thù địch" trong tự nhiên để tồn tại. Và cơ thể chúng ta luôn tồn tại một loại "siêu vắc xin" tự bản thân.
    Click image for larger version  Name:	photo1623373586398-16233735872531234982186.jpg Views:	16 Size:	26.8 KB ID:	42360
    Dùng "chính khí" để đánh bại "tà khí"

    Trong miễn dịch học, cả Đông y và Tây y đều đặt việc phòng bệnh lên hàng đầu và về nguyên tắc là ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh tật. Cũng giống như dịch bệnh COVID-19 mới này, tiêm chích ngừa vắc-xin cũng là phương cách chính để đạt được sự miễn dịch cộng đồng.

    Y học cổ truyền Trung Hoa đề cao "phòng bệnh thông qua việc làm", đặc biệt coi trọng vị trí chủ đạo của "chính khí" đối với bệnh tật, đó cũng là quan niệm "phòng bệnh hơn chữa bệnh" trong y học hiện đại.

    Các chuyên gia hy vọng mọi người hiểu được lý thuyết này và sẽ rèn luyện chính khí để đạt đến trạng thái "Khi cơ thể có chính khí mạnh, tà khí không thể làm gì được".

    Để cho dễ hiểu hơn, chúng ta tạm hiểu chính khí là đại diện cho cái thiện, tà khí là đại diện cho cái ác, hoặc chính khí đại diện cho sức mạnh của sự rèn luyện lối sống lành mạnh, tà khí đại diện cho sự bành trướng của bệnh tật.

    Chính khí và Tà khí giống như dương và âm, tích cực và tiêu cực, mạnh và yếu, khi dương thịnh thì âm suy và ngược lại.

    Tà khí là thuật ngữ chung để gọi tên cho nhiều yếu tố gây bệnh từ chính trong cơ thể người và từ môi trường bên ngoài. Chính khí là tổng hợp của chức năng miễn dịch bình thường của cơ thể và chức năng đề kháng bệnh.

    Khi tà khí mạnh (nhân tố gây bệnh đang hoạt động mạnh), cơ thể con người dễ bị tác động bởi mầm bệnh và sinh bệnh. Tương đương với khi chính khí yếu (chức năng miễn dịch kém), cơ thể con người có thể mắc các bệnh tự miễn bất thường, hoặc cho thấy hiện tượng thiếu hiệu quả trong việc phòng thủ chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh (chẳng hạn như dễ bị cảm lạnh).

    Do đó, sự lên xuống giữa các yếu tố gây bệnh và hệ thống miễn dịch của con người quyết định sự xuất hiện của bệnh và tiên lượng (mức độ nặng nhẹ) của bệnh tật.

    Trong công tác phòng chống dịch Covid-19, một số người chỉ coi trọng khả năng miễn dịch đặc hiệu của cơ thể (như tiêm chích vắc xin) mà bỏ qua khả năng miễn dịch không đặc hiệu của cơ thể, tức là khả năng miễn dịch tự thân, giống như là một loại "siêu vắc xin" do cơ thể sinh ra.

    Vắc-xin không phải là thuốc ngăn ngừa bách bệnh

    Kháng nguyên và kháng thể chỉ là một trong những chất của cơ thể. Cơ chế phòng vệ đó không phải là duy nhất, mà chúng ta nên tận dụng sức mạnh của chính sức mạnh cơ thể để cải thiện khả năng tự phục hồi của cơ thể.

    Trên thực tế, ngành y học cổ truyền có những phương pháp và tác dụng độc đáo trong việc thúc đẩy/nâng cao miễn dịch không đặc hiệu, đó là thúc đẩy chính khí.

    Cụ thể, Đông y điều trị bệnh bằng cách cố gắng điều chỉnh sự mất cân bằng bên trong cơ thể, tận dụng sự điều hòa của chính khí để khiến cho bệnh tật không thể có cơ hội phát triển, tấn công cơ thể. Điều này tạm hiểu rằng, khi bạn làm cho cơ thể của mình khỏe lên, thì bệnh tật sẽ bị giảm đi. Người càng khỏe thì bệnh càng khó tấn công.

    Sự xuất hiện và phát triển của bệnh tật có liên quan đến 3 yếu tố: chính, tà, và yếu tố môi trường. Điều này được hiểu là người mắc bệnh không có triệu chứng sẽ có liên kết đến 3 yếu tố: THỂ LỰC, SỨC MẠNH CỦA VIRUS, MÔI TRƯỜNG CHUNG QUANH

    1/ Nếu người bị nhiễm bệnh có thể chất khỏe mạnh, ngay cả khi họ bị nhiễm Covid-19, thì ngay chính bản thân họ cũng có thể loại bỏ virus trong một khoảng thời gian nhất định, khả năng chống lại virus cao hơn.

    2/ Nếu số lượng virus bị nhiễm ít thì người lành mạnh khỏe sẽ đủ sức chống lại độc tính của virus. Giống như khi hệ miễn dịch và virus "đánh nhau", bên nào mạnh hơn bên đó sẽ thắng.

    3/ Nếu số lượng virus bị nhiễm nhiều và thể trạng người bị nhiễm yếu ớt, thì khi đó tà khí sẽ chiến thắng chính khí, virus sẽ sinh sôi mạnh lên và dần dần xâm nhập vào cơ thể người, sau đó phát ra các triệu chứng, và bạn sẽ trở thành một người được xác định định đã nhiễm bệnh.

    4/ Ngoài ra còn có ngoại cảnh, nếu nhiệt độ và độ ẩm của ngoại cảnh thích hợp, có lợi cho thân tâm thì sẽ nâng cao chính khí. Hiểu nôm na, thời tiết tốt thì cơ thể cũng khỏe mạnh hơn.

    Theo quan điểm của y học cổ truyền, cơ chế bệnh sinh của Covid-19 chủ yếu là thể "ẩm", do thể chất và môi trường khác nhau nên khi virus xâm nhập vào cơ thể sẽ hình thành hai loại bệnh sinh là nhiệt ẩm hàn ẩm (nóng và lạnh).

    Theo quan niệm Đông y, cơ chế bệnh sinh thay đổi: đàm bị nhiệt, huyết bị ứ sẽ tạo ra đàm ẩm, đàm bị ẩm, nhiệt ứ sẽ dẫn đến thân, thượng, trung, hạ và nội tạng sẽ bị ảnh hưởng, sẽ làm tổn hại rất nhiều đến cơ thể con người.

    Đông y cho rằng, qua những lần tham khảo các bệnh nhân do Covid-19 cho thấy, hầu hết các bệnh nhân có lớp phủ trên mặt lưỡi trắng và dày, nhờn và hôi, lưỡi béo và to hoặc có dấu răng, thường trơn nhớt, ướt và có nhiều mảng bám, và các dấu hiệu của sự tổn thương rõ ràng.

    Người già, bệnh mãn tính, béo phì dễ bị nhiễm COVID-19 cũng cho thấy rằng Covid-19 có đặc điểm là mầm bệnh này ưa ẩm ướt và dễ làm tổn thương đến dương khí.

    Ứng dụng chính khí và tà khí thế nào?

    Khác với những bệnh nhiễm trùng có triệu chứng cụ thể, việc phòng và điều trị những bệnh nhiễm trùng không có triệu chứng phải chú trọng đến chính khí và tà khí như đã nói ở trên, đồng thời sử dụng phương pháp bồi bổ cho cơ thể để cải thiện trạng thái môi trường của cơ thể, nhằm giảm sự phát tán và lây lan của mầm bệnh.

    Phòng chống dịch Covid-19 phải bắt đầu với tuyến phòng thủ kép từ bên trong cơ thể kết hợp với bên ngoài môi trường.
    Từ quan điểm môi trường, có thể chia thành hai tuyến phòng thủ, trong và ngoài.

    1/ Thứ nhất là bức tường bên ngoài: Phải làm tốt các biện pháp khử trùng và thanh lọc môi trường. Khái niệm này được y học hiện đại gọi là 5K (Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tụ tập, Khai báo y tế).

    2/ Thứ hai là bức tường bên trong: Thành màng nhầy, niêm mạc da, đường hô hấp và đường tiêu hóa là tuyến phòng thủ cuối cùng để bảo vệ cho cơ thể.

    Giảm thiểu việc sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi, giảm những nguy cơ làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh, giảm thức ăn đồ ngọt và đồ lạnh, giảm uống nước đá lạnh.

    Những dấu hiệu báo động về hệ miễn dịch yếu kém

    - Thường xuyên bị bong tróc miệng, viêm môi, mép.
    - Viêm niệu đạo tái phát, viêm âm đạo tái phát nhiều lần.
    - Mệt mỏi kéo dài và thiếu năng lượng, thiếu sức sống.
    - Kém ăn lâu ngày.
    - Đau thắt lưng và nặng lưng không rõ nguyên nhân.

    * Tác giả của bài viết này là Lin Wanling, bác sĩ điều trị tại Khoa Y học Cổ truyền, Đại học Y khoa Đài Bắc, Đài Loan. (Theo CommonHealth)
    Last edited by trungthuc; 06-04-2022, 11:31 AM.

  • Font Size
    #2
    Sở dĩ tôi thường post bài nói về Đông y và một vài phương pháp trị bệnh cổ truyền vì nhận thấy Đông y đánh giá rất đúng và chính xác về nguồn gốc của bệnh tật và chủ yếu nhấn mạnh đến yếu tố tâm lý. "Tâm ổn, thân khỏe", đó là tâm niệm mà tôi thường nhắc nhở bè bạn, người thân để phòng tránh bệnh tật, cho dù mắc bệnh nặng cũng không nên chán nản, u buồn vô ích. Sống mà thiếu nghị lực cũng giống như ngọn đèn bị hết dầu vậy, chờ ngày tắt hẳn ánh sáng và phải luôn nhớ rằng, căn bệnh về tâm lý không có thuốc thần kỳ nào chửa trị hết bệnh cả, bác sĩ kê toa nói là "thuốc an thần", thật ra toàn là thuốc ngủ từ liều thấp đến cao, khí "dính" vô rồi rất khó loại bỏ được.
    Chúng ta không phủ nhận các phát minh khám phá "thần kỳ" của y khoa hiện đại với máy móc ngày càng tối tân để phát hiện đủ loại bệnh tật, thậm chí có thể thấy tận mắt các sinh vật li ti đang ngoạy ngọ trong cơ thể người, chỉ tiếc rằng, khi thực hiện cách chửa trị thì người ta lại quá chú trọng đến chuyện kiếm cho thật nhiều tiền và bỏ qua yếu tố nhân đạo, nhân sinh. Vì thế cho dù cho công thức thuốc rất hiệu nghiệm (và chủ yếu thí nghiệm trên loài động vật như chuột, chó, khỉ, v..v..), nhưng khi sản xuất ra thì không đáp ứng đầy đủ để chửa bệnh, do giá "gia công quá thấp", do "nguyên liệu kém chất lượng", do muốn "hạ giá thành phẩm", khiến cho người bệnh phải kéo dài thời gian uống thuốc, thậm chí còn được chỉ dẩn: "uống suốt đời".
    Đây chỉ là vài cảm nhận của cá nhân tôi, không dám đào sâu vấn đề chuyên môn này. Xin cảm ơn đã đọc.

    Comment

    Working...
    X