Announcement

Collapse
No announcement yet.

Suy giãn tĩnh mạch chân: Nguy hiểm nếu không được điều trị sớm

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Suy giãn tĩnh mạch chân: Nguy hiểm nếu không được điều trị sớm

    Suy giãn tĩnh mạch chân không chỉ đơn giản là vấn đề về thẩm mỹ. Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn gây ra biến chứng, vừa nguy hiểm, vừa khó điều trị và tốn kém rất nhiều chi phí.

    Thế nào là suy giãn tĩnh mạch chân?

    Suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân.

    Tĩnh mạch có các van một chiều bên trong, chúng đóng mở để giữ cho máu lưu thông về tim. Tuy nhiên, các van hoặc thành trong tĩnh mạch bị suy yếu hoặc bị tổn thương có thể khiến cho máu ứ đọng lại và thậm chí chảy ngược dòng (còn được gọi là trào ngược). Lâu dần dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân.

    Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

    Suy giãn tĩnh mạch chân và các triệu chứng thường gặp

    Đa số những người bị suy giãn tĩnh mạch chân không biết mình bị bệnh cho đến khi bệnh đến giai đoạn tiến triển, hoặc vô tình phát hiện khi đi khám các bệnh khác có liên quan. Dưới đây là một số dấu hiệu để nhận biết:

    1/ Giai đoạn đầu:
    Triệu chứng thường không rõ ràng và thoáng qua.
    Người bệnh thường cảm thấy đau chân, nặng chân, phù nhẹ và sẽ giảm đi khi nghỉ ngơi.
    Thỉnh thoảng có chuột rút vào ban đêm, tĩnh mạch nhỏ nổi li ti, nhất là ở vùng cổ chân, cẳng chân.

    2/ Giai đoạn tiến triển:
    Thường xuyên bị phù chân.
    Vùng da chung quanh cẳng chân, mắt cá có hiện tượng thay đổi màu sắc, bầm tím.
    Các tĩnh mạch giãn to, nổi rõ trên da.
    Các triệu chứng đau chân, nặng chân, tê mỏi thường kéo dài và không biến mất đi kể cả khi đã nghỉ ngơi.

    Các mức độ của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

    Biến chứng của suy giãn tĩnh mạch chân

    Mạch máu giãn to, ngoằn ngoèo.
    Những vết loét lâu ngày, có thể bị nhiễm trùng và chảy máu.
    Lâu ngày cục huyết khối trôi về tim, gây tắc động mạch phổi, có thể gây ra tử vong.

    Đối tượng và các yếu tố nguy cơ của suy giãn tĩnh mạch chân

    Những đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch chân cao hơn người bình thường, do vậy bạn cần biết để có cách phòng ngừa sớm:

    1/ Giới tính: Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao gấp 3 lần so với nam giới vì họ có nhiều yếu tố dễ mắc bệnh như: Mang giày cao gót, làm nội trợ phải đứng/ngồi nhiều, sử dụng thuốc tránh thai và quá trình mang thai.
    Các công việc đặc thù đòi hỏi phải đứng, ngồi nhiều, ít vận động.

    2/ Di truyền: Nếu ba, mẹ hoặc cả 2 người này từng bị suy giãn tĩnh mạch thì con sinh ra sẽ có tỷ lệ cao bị suy giãn tĩnh mạch.

    3/ Lối sống: Thức khuya, hút thuốc lá cũng là yếu tố là tăng mối nguy cơ mắc bệnh.

    4/ Người bị thừa cân, béo phì, bị rối loạn lipid máu.

    Người làm công việc đứng lâu có nhiều nguy cơ sẽ bị suy giãn tĩnh mạch chân.
Working...
X