Announcement

Collapse
No announcement yet.

Phân loại những điểm nút cơ (Trigger point) khác nhau

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Phân loại những điểm nút cơ (Trigger point) khác nhau



    (Ảnh minh họa)

    Phân loại những điểm nút cơ (trigger point)


    Điểm nút cơ là gì?

    Điểm nút cơ tiếng Anh là Trigger point là một trong những "bệnh" hay gặp nhất của hệ thống cơ bắp. Tỷ lệ bệnh này nhiều hơn rất nhiều so với các chứng bệnh về cơ khác như giãn cơ, căng cơ, nhược cơ, teo cơ… Để đơn giản hiểu về những điểm nút cơ này, bạn hãy tưởng tượng nó giống như bạn đang có chiếc áo thật đẹp nhưng chẳng may lại bị vướng vào cái móc và bị sút chỉ, điểm sút chỉ này chính là điểm nút cơ. Điểm nút cơ tạo thành một vùng bị "co rút" trên chiếc áo, khiến cho bạn khó lòng cảm thấy thoải mái nếu tiếp tục mặc nó.

    Cơ thể người có hàng trăm cơ khác nhau, chúng được xếp thành từng lớp, từng bó, từng nhóm nhằm đảm bảo chức năng mà cơ thể giao phó. Nhưng nhiều lúc, cơ thể đã "giao phó" những công việc vượt quá khả năng xử lý của những lớp cơ đó, vì thế chúng "bị buộc" phải hình thành điểm nút cơ để có thời gian "nghỉ ngơi tịnh dưỡng". Tuy nhiên câu chuyện không đơn giản dừng lại ở chỗ nghỉ ngơi hoặc làm việc, mà vấn đề chính là những gì sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai.

    Trong bài viết này, chúng ta cần tìm hiểu kỹ hơn về sự phát triển của điểm nút cơ từ khi nó còn "bé tí xiu" cho đến lúc nó biểu hiện thành những cơn đau nhức mà bất cứ ai cũng phải bận tâm để ý đến. Nào chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về các loại điểm nút cơ (trigger point) có thể xuất hiện trong cơ thể của chúng ta.

    Điểm "nút cơ tiềm tàng" và "hoạt động"

    1/ Điểm nút cơ tiềm tàng không có khả năng biểu hiện thành một cơn đau ngoại trừ trường hợp có những tác động vật lý bên ngoài bởi người trị liệu. Hay nói cách khác, cơ bắp của bạn nếu hoàn toàn không cảm thấy vấn đề bất thường nào thì sẽ có 2 khả năng, một là hoàn toàn không có điểm nút cơ, hai là chỉ có điểm nút cơ dưới dạng tiềm tàng. Điểm "nút cơ tiềm tàng" sẽ làm gia tăng tình trạng co cơ mà cơ thể không hề hay biết. Hậu quả cuối cùng là tình trạng yếu dần đi của một cơ, tất cả mọi chuyện đều diễn ra vô cùng âm thầm lặng lẽ.

    2/ Điểm nút cơ hoạt động tiếp tục được chia thành 2 loại là "nguyên phát" (primary trigger point) và "thứ phát" (secondary trigger point).
    Điểm "nút cơ nguyên phát" xuất hiện khi có sự quá tải đầu tiên (nguyên phát) của một cơ. Nó hiện sự tồn tại của nó qua cơn đau cơ cấp tính. Ví dụ: từ trước đến giờ bạn là người hoàn toàn khoẻ mạnh, khi bạn cúi xuống bê vác vật nặng, sau đó bị đau lưng không thể cử động tự nhiên được, thì đấy chính là do cơ lưng đã hình thành điểm nút cơ nguyên phát.
    Điểm "nút cơ thứ phát" hình thành do hoạt động của một điểm nút cơ "nguyên phát". Trong trường hợp đau mãn tính, điểm nút cơ thứ phát có thể chính là một phần nguyên nhân của cơn đau mãn tính này.
    Điểm nút cơ thứ phát tiếp tục được chia thành 2 loại là điểm nút cơ chức năng và vệ tinh, phân loại dựa vào cách mà chúng được hình thành ra.

    Điểm nút cơ chức năng (functional trigger point) hình thành từ điểm nút cơ nguyên phát theo 2 cơ chế rối loạn chức năng khác nhau:
    - Một là: làm cho cơ mang nó bị quá tải, và rồi hình thành điểm nút cơ chức năng ở chính cơ quá tải đó
    - Làm cho cơ thể phải ở trong tư thế chống đau —> theo thời gian, cơ thế chống đau sẽ làm một nhóm các cơ khác bị quá tải —> tạo thành điểm nút cơ chức năng ở một cơ khác.

    Điểm nút cơ vệ tinh là một điểm nút cơ thứ phát đã trở thành hoạt động bởi vì nó nằm bên trong vùng đau xuất chiếu của một điểm nút cơ nguyên phát đã xuất hiện từ trước. Vùng đau xuất chiếu từ điểm nút cơ nguyên phát này tạo thành một sự "phản ứng bảo vệ" trong vùng bị đau, nó sẽ làm quá tải cơ (hoặc 1 nhóm cơ) tại vùng phản ứng đó.

    Nói cho đơn giản hơn, thì 1 cơ bị quá tải nó sẽ truyền tín hiệu đau sang cơ có liên quan, làm cơ có liên quan bị co rúm lại và lâu dần chính cơ nhận tín hiệu đau lại bị quá tải. Khi cơ quá tải thì hình thành điểm nút cơ, điểm nút cơ này gọi là điểm nút cơ vệ tinh vì nó được "bắn ra từ 1 điểm trên mặt đất"
    Ví dụ: 1 điểm nút cơ nguyên phát ở vùng cơ thang sẽ tạo ra 1 vùng đau xuất chiếu lên vùng thái dương. Chứng đau đầu này làm cho người bệnh căng cơ thái dương không tự nhiên, dẫn đến tình trạng hình thành điểm nút cơ. Những điểm nút cơ trong cơ thái dương được gọi là điểm nút cơ vệ tinh trong tình huống này.

    Màu xanh là vùng đau của điểm nút cơ nguyên phát, màu đỏ là nơi sẽ tạo ra điểm nút cơ vệ tinh

  • Font Size
    #2
    Tìm hiểu cách giải tỏa điểm nút cơ



    Nút cơ là bệnh về cơ bắp phổ biến nhất

    Một trong những "bệnh" phổ biến nhất của hệ thống cơ bắp không phải là do bị co cơ, giãn cơ mà chính là ở điểm nút cơ. Để có thể giải tỏa điểm nút cơ (Trigger point) thì điều quan trọng là cần phải hiểu rõ chi tiết về chúng, càng hiểu đầy đủ bao nhiêu thì sẽ càng tăng khả năng giải tỏa nút cơ nhanh chóng và đạt hiệu quả tốt bấy nhiêu. Trong bài viết này, sẽ giải thích tường tận về lý do hình thành điểm nút cơ (Trigger point) theo cách đơn giản và dễ hiểu nhất.

    Một chút về giải phẫu học

    Hãy cùng nhau tìm hiểu xem, tại sao trong cơ lại hình thành điểm nút cơ, sẽ có bao nhiêu điểm và mối liên hệ giữa chúng ra sao. Để hiểu được vấn đề này, không còn cách nào khác là phải biết một chút kiến thức căn bản nhất về hoạt động của hệ thống thần kinh cơ bắp trong cơ thể.
    • Một cơ bắp mà bạn đang hình dung trong đầu được tạo thành bởi nhiều thành phần nhỏ được gọi là sợi cơ, chúng được bó lại bởi một lớp màng (chính là lớp màng bao quanh mà bạn thấy khi bạn mua một miếng thịt). Trong một sợi cơ thì lại bao bồm nhiều sợi bé hơn nữa được gọi là các tơ cơ là những sợi rất rất nhỏ. Bạn có thể hình dung bó cơ giống như một dây thừng, những sợi bé nhất thì là tơ cơ, chúng bó lại với nhau tạo thành bó lớn hơn được gọi là sợi cơ, các sợi cơ lại được bó lại với nhau thì sẽ thành cái dây thừng.
    • Khi một cơ bị co lại, thì đồng nghĩa với việc hàng ngàn những tơ cơ nhỏ li ti sẽ phải bị co lại, chúng trượt lên nhau khá giống hoạt động của pít-tông, cái nọ trượt qua cái kia làm cho cơ rút ngắn khoảng cách và bị co lại. Khi trượt lên nhau như vậy thì các tơ cơ sẽ ngắn hơn và dầy hơn
    • Một cơ có thể co được và giãn ra là do thần kinh vận động chi phối. Thần kinh được nối với sợi cơ bằng khớp nối thần kinh cơ. Các khớp nối thành thường được tìm thấy ở phần bụng cơ, có chức năng chuyển đổi tín hiệu xung thần kinh sang tín hiệu hoá chất để điều khiển cơ bị co lại.

    Thần kinh vận động gắn vào cơ

    Sự mắc kẹt không đáng có

    Điểm nút cơ được hình thành là do khớp nối thần kinh cơ hoạt động kém chức năng. Bạn có thể hiểu sự kém chức năng ở đây nghĩa là điểm khớp nối đó bị kẹt ở vị trí "ON", tức là luôn làm cho cơ ở vào trạng thái hoạt động, vì thế nó sẽ điều khiển cơ liên tục bị co lại mà không thể nào chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi "OFF". Trạng thái bị co liên tục sẽ dẫn đến việc hình thành những điểm co rất nhỏ nằm bên trong sợi cơ, hay có thể hiểu đơn giản là "sợi cơ đã bị chuột rút".

    Tơ cơ bị co lại

    Nhưng hạt đậu phiền toái

    Nhiều điểm nút cơ li ti tích tụ lại lâu dần trong các sợi cơ tạo thành nhóm điểm nút cơ rất nhỏ không thể sờ thấy. Ngày qua ngày, chúng sẽ hình thành nên điểm nút cơ thực thụ mà chúng ta có thể sờ thấy bên dưới lớp da. Chúng giống hệt như hạt đậu nhỏ, di chuyển khi bị tay tác động vào, trượt lên trượt xuống, sang trái sang phải. Những điểm nút cơ này nằm ở vùng cơ lật đật khi dùng tay day ấn vào đó. Vì thế, khi thực hiện các kỹ thuật để giải tỏa điểm nút cơ thì điều quan trọng nhất là phải tìm ra vị trí chính xác của điểm này thì việc trị liệu mới đạt kết quả cao.

    Nhóm điểm nút cơ rất nhỏ

    Nếu hiểu đúng sẽ làm đúng

    Điểm nút cơ nên được xem là vấn đề có liên quan đến chức năng của cơ chứ không phải một căn bệnh thực thụ. Người trị liệu cần xem xét vấn đề theo hướng như vậy thì sẽ nhận thấy việc giải tỏa nút cơ là một quá trình chuyển công tắc từ ON thành OFF chứ không hẳn phải là xử lý một vấn đề nghiêm trọng về cơ.

    Trị liệu đúng cách

    Loại bỏ những điểm nút cơ sẽ là cách tốt nhất để giúp hệ cơ bắp khoẻ mạnh hơn, đây chính là chìa khoá vàng được lựa chọn đầu tiên khi bị đau nhức cơ bắp. Xử lý nhanh chóng điểm nút cơ là việc hoàn toàn nằm trong tầm tay, bất cứ ai trong chúng ta cũng có khả năng xử lý chúng chỉ với những thao tác đơn giản. Chương trình hướng dẫn massage giải cơ mang lại những kỹ năng tuyệt vời, giúp bạn nắm rõ từng kỹ thuật một để giúp làm mềm cơ trong 5 phút.



    Comment


    • Font Size
      #3
      Vài thí dụ trị liệu bằng trigger point

      1/
      Trị chứng bị chuột rút

      Trị chứng bị chuột rút (Ảnh minh họa)

      Một cách thức hay, dễ hiểu để trị bị chuốt rút và các khó chịu lặt vặt khác


      Các bạn hãy phóng to hình ở trên và để nhìn kỹ vị trí các điểm trigger point tại vùng cơ đóng vai trò nguyên nhân chính gây ra chứng bị chuột rút.

      Khi tác động vào những vùng cơ này trong trường hợp cấp tính hay để phòng bệnh bị chuột rút thì bạn còn nhận thêm được những hiệu quả bên dưới. Ngoài ra massage xoa bóp các huyệt trigger point này hàng ngày và tất nhiên là hai chân của bạn đều đặn cùng với chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì chúng tôi tin rằng sẽ chẳng bao giờ bạn bị chuốt rút cả.

      Các hiệu quả kèm theo:
      • Giảm đau mặt sau khớp gối, giảm đau khi đi lên cầu thang hoặc đi xuống dốc
      • Giảm đay vùng lòng bàn chân mỗi khi đi
      • Giúp đi lại dễ dàng, nhanh nhẹn hơn. Tạo bước đi đúng sinh lý và chính xác với bàn chân
      • Giảm đau gân gót
      Cách tiến hành:
      • Xác định chính xác vị trí của trigger point
      • Dùng ngón cái day ấn nhẹ nhàng, từ nông vào sâu, từ nhẹ đến mạnh
      • Ấn khoảng 6-8 giây mỗi huyệt, làm từ 10-15 lần là được
      • Làm xong xoa nhẹ, làm các động tác thư giãn bắp chân và bàn chân
      2/ Trị mỏi cổ & tê cánh tay

      Trị mỏi cổ & tê cánh tay (Ảnh minh họa)

      Ngày nay, khi ngồi làm việc với chiếc máy tính để bàn hoặc xách tay là một chuyện rất bình thường với rất nhiều người trong chúng ta. Và cũng rất có thể bạn đã và đang bị mỏi cổ gáy, mỏi vai kèm theo cánh tay bị tê bì. Những biểu hiện này làm cho bạn cảm thấy khó chịu, đau đớn và làm giảm năng suất làm việc. Có nhiều yếu tố gây ra hiện tượng khó chịu, đau đớn vùng cổ vai gáy này ví dụ như ngồi lâu trong một tư thế, ngồi sai tư thế hoặc công việc của bạn thật sự "nhàm chán" bạn buộc phải thực hiện nó chứ chẳng có chút hứng thú nào cả...

      Có nhiều nhóm cơ tại vùng cổ vai tay khi bị tổn thương sẽ dẫn đến tình trạng đau đớn, khó chịu cho bạn, chúng tôi đã có nhiều bài viết nói về cách chữa trị cho chứng đau cổ vai gáy này, và đây cũng là một bài phân tích và đưa ra thêm một nguyên nhân nữa gây nên các phiền toái, đau đớn kể trên. Dưới đây là hình ảnh của nhóm cơ đấy. Nhóm cơ này có tên là cơ bậc thang nằm tại vùng cổ bên và trước của chúng ta.


      Khi các cơ bậc thang này xuất hiện những điểm trigger point là lúc cơ thể bạn có thể xuất hiện một trong những những dấu hiệu và triệu chứng sau:
      • Đau vùng trước ngực theo kiểu 2 ngón tay (two-fingered)
      • Đau bờ trong của bả vai vùng gần cột sống
      • Đau cổ gáy
      • Tê tay, giật giật ngón tay cái và ngón trỏ
      • Đau vai (shoulder pain)
      Xem hình bên dưới để thấy rõ hơn

      Để giải quyết những vấn đề trên, trước tiên bạn cần phải xác nhận rằng đây đúng là do cơ bậc thang vùng cổ xuất hiện trigger point, chứ không phải là do một cơ nào khác.

      Bạn tác động vào những điểm trigger point theo hình vẽ trên (vùng đánh dấu nhân màu trắng). Và tất nhiên là để giúp cho người thân và gia đình của bạn được thoải mái, dễ chịu thì hãy thể hiện những kỹ thuật massage xoa bóp mà bạn được học để trị liệu và làm thư giãn toàn bộ vùng cổ vai gáy. Chúng tôi tin rằng, chắc chắn bằng đôi tay ấm áp, mềm mại, uyển chuyển kết hợp với những động tác massage xoa bóp được học, bạn sẽ làm giảm đi đáng kể những sự đau đớn cho người thân trong gia đình bạn sau mỗi lần tự trị liệu.

      Có 1 huyệt là giúp làm mềm, nhả cơ vùng cổ gáy, bạn có tin không, xin hãy làm thử?

      Tất nhiên là quá khó tin với những ai lần đầu tiên hoặc mới tiếp xúc với bộ môn xoa bóp bấm huyệt nhưng thực tế là bạn hoàn toàn có thể tin tưởng bởi vì đã có rất nhiều người thực hiện thành công chỉ với 1 huyệt mà giúp cải thiện tới 80% tình trạng vẹo cổ cấp chỉ sau 5 phút day bấm.

      Đó là huyệt Hậu khê: (Xem hình minh nọa bên dưới)
      Vị trí:chỗ lõm dưới ụ xương ở bờ ngón tay út
      Tác dụng đặc hiệu với vùng cổ gáy:
      Vì nằm trên đường kinh Tiểu trường, đường kinh này có liên hệ với rất nhiều các nhóm cơ vùng cổ gáy liên quan đến tình trạng vẹo cổ cấp tính như cơ nâng vai, cơ ức đòn chũm, cơ thang, cơ bậc thang, do đó khi huyệt Hậu khê này được day bấm sẽ thông qua tác dụng của kinh Tiểu trường mà làm nhả toàn bộ các nhóm cơ này
      • Vì là cửa mở dẫn năng lượng (Khí = Prana) vào toàn bộ cột sống, vì thế nó giúp các cơ sâu bên trong cột sống được mềm ra, giúp đám rối thần kinh cánh tay được giải tỏa từ bên trong tuỷ sống do đó sẽ tạo ra tác động giải tỏa cơ sâu bị cứng bên trong
      • Khi dây thần kinh được thông thoáng, cơ đã mềm mại thì sẽ giúp cho mạch máu lưu thông thuận lợi, và giúp đem chất dinh dưỡng, bổ xung yếu tố vi lượng, đào thải nhanh acid lactic ra khỏi vùng cơ bó này.Khi day bấm huyệt Hậu khê sẽ làm thông kinh Tiểu trường, nhờ vậy mà gân, cơ, thần kinh, mạch máu vùng cổ gáy được làm mềm và thông thoáng hơn.Huyệt Hậu khê với 3 tác dụng đặc hiệu tại vùng cột sống cổ
      Lưu ý:
      1. Khi ấn những huyệt ở 2 bên cơ thể, bạn hãy thận trọng để cảm nhận về sự khác nhau giữa cảm giác của huyệt mỗi bên, xem bên nào huyệt tỏ ra nhạy cảm hơn hoặc ít cảm giác hơn.
      2. Nếu bạn nhận thấy có sự khác biệt thì hãy dành thời gian day ấn nhiều hơn những huyệt ít cảm giác hơn.
      3. Thời gian bấm huyệt kết thúc khi những biểu hiện đau nhức, khó chịu, ứ trệ, tắc nghẽn tan biến từ 70-100%.
      4. Nếu bạn tìm mọi cách tác động vào huyệt mà không thấy bất cứ sự cải thiện nào, thì hãy tham khảo ý kiến nhà chuyên môn.
      (Còn tiếp)







      Comment


      • Font Size
        #4
        Vài thí dụ trị liệu bằng trigger point (tiếp theo)

        3/ Trị đau tay, cổ tay bằng trigger point



        Trị đau tay, cổ tay bằng trigger point

        Khi bạn bị tê cẳng tay, bàn tay hoặc các ngón tay sau một thời gian dài làm việc nhà hoặc làm việc với chiếc máy tính và con chuột. Lý do là vì các cơ vùng cánh tay của bạn đã hình thành ra "điểm nút cơ" (trigger point) tức là nó bị co rút hay bị thắt nút lại ở một vị trí nào đó trên cơ bắp. Vì thế việc giải tỏa các trigger point này là rất quan trọng để giúp lưu thông máu tốt, làm giãn cơ, mềm cơ và giải tỏa dây thần kinh bị "kẹt" ở vùng cẳng tay. Dưới đây là một số điểm nút cơ (trigger point) để bạn thao tác.

        1/ Trigger point ở cơ gấp cổ tay quay
        • Nằm ở đường giữa cánh tay, dưới lằn cánh tay 3-4 thốn
        • Duỗi tay thẳng ra, dùng ngón tay cái bấm vào trigger point với lực vừa phải, rồi thả lỏng cánh tay về vị trí duỗi tự nhiên
        • Làm từ 5-10 lần là được


        2/ Trigger point của cơ gấp cổ tay trụ:
        Vị trí như hình vẽ bên dưới
        • Dùng ngón cái ấn trong tư thế cẳng tay duỗi
        • Ấn đúng vào trigger point, rồi từ từ gập cánh tay lên giữ lực bấm như thế khoảng 6-8 giây, sau đó thả lỏng tay về vị trí bình thường
        • Lập lại 10 – 15 lần


        3/ Trigger point ở cơ sấp tròn:

        Vị trí trigger point nằm ở 1 thốn dưới nếp lằn cổ tay
        • Dùng ngón cái để ấn huyệt như hình vẽ bên dưới
        • Ấn huyệt 6-8 giây kết hợp với gấp cẳng tay
        • Thả lỏng cẳng tay về vị trí bình thường
        • Lặp lại 10–15 lần như thế là được


        4/ Trigger point ở cơ duỗi cổ tay quay
        • Bắt đầu bằng cách úp cổ tay xuống
        • Đặt ngón cái ở nếp gấp cẳng tay, miết nhẹ xuống dưới khoảng 1 thốn để tìm kiếm trigger point
        • Bấm trigger point bằng ngón cái, kết hợp với co duỗi cẳng tay lên xuống chầm chậm, đếm từ 1 đến 8 sau đó thả ra, để tay về vị trí bình thường
        • Lặp lại 10-20 lần như vậy


        5/ Trigger point ở cơ duỗi cổ tay trụ
        • Đưa cánh tay ra trước, dùng ngón cái tìm trigger point ở dưới nếp gấp cổ tay 1-2 thốn theo bên ngón út
        • Dùng ngón cái ấn rồi co duỗi cẳng tay nhẹ nhàng, ấn giữ khoảng 8 giây
        • Thả tay về vị trí bình thường
        • Lặp lại 10 – 20 lần


        6/ Trigger point ở cơ cánh tay quay
        • Vị trí gần với huyệt Thủ tam lý của y học cổ truyền
        • Thao tác giống như trên



        7/ Trigger point chung quanh dưới ngón cái
        • Tìm huyệt như trên hình vẽ. Bàn tay để ngửa
        • Dùng ngón cái ấn khoảng 5 đến 8 giây mỗi huyệt
        • Lặp lại 4-5 lần như vây
        • Di chuyên chung quanh vùng dưới ngón cái để tìm được một vài trigger point và tác động vào là được


        4/ Trị đau ngực trước bằng trigger point

        Trị đau ngực trước bằng điểm nút cơ (trigger point)

        Nếu như bạn đang có những thói quen hoặc tình trạng như liệt kê ở dưới đây thì coi chừng những cơn đau ngực trước do cơ ngực lớn xuất hiện các "điểm nút cơ" (trigger point)
        • Ngồi máy tính lâu với tư thế đầu đưa ra trước, so vai, khum ngực lại
        • Bê vác vật nặng với tư thế khom lưng
        • Sử dụng kìm cắt tôn, cưa máy cầm tay trong thời gian dài
        • Tay bị bất động do bị bó bột
        • Cơ bắp bị lạnh trong thời gian dài đặc biệt là khi cơ thể bị mệt
        • Mệt mỏi kéo dài, lo sợ một điều gì đó
        Đặc điểm của tình trạng đau do cơ ngực lớn xuất hiện điểm nút cơ (trigger point) là:
        • Có cảm giác đau như cơn đau tim hoặc cơn đau do thiếu máu cơ tim. Tất nhiên là để loại trừ các vấn đề về tim mạch thì bạn cần phải đi khám một bác sĩ chuyên khoa về tim mạch để loại trừ những vấn đề về tim của bạn trước khi thực hiện việc trị liệu bằng trigger point.
        • Đau ngực lan xuống ngón út và ngón đeo nhẫn của bàn tay
        • Có thể đau xuống đến ngực và đầu vú trở nên nhạy cảm hơn
        • Rối loạn tuần hoàn bạch huyết có thể làm cho vú bị phình to
        • Cảm giác đau gây cho người bệnh cảm giác lồng ngực bị co rúm lại
        • Có thể hạn chế mức vận động của tay bên đau
        • Đau có thể liên quan đến cơ ức đòn chũm
        Hãy dùng ngón cái của bạn ấn lên những điểm đau như trong hình vẽ, vùng đan lan tỏa được chỉ ra là những vùng đỏ chung quanh những điểm đau đó. Sau đó bạn hãy thực hiện làm một số động tác massage xoa bóp vùng cổ vai gáy để làm thư giãn các cơ bắp chung quanh vùng bị đau.






        Comment

        Working...
        X