Announcement

Collapse
No announcement yet.

Những cách nói vô tình làm tổn thương đến người khác

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Những cách nói vô tình làm tổn thương đến người khác



    (Ảnh minh họa: GETTY IMAGES)

    Tôi không hề buồn khi mình là một người bị khiếm thính. Tôi thích sự yên ắng chung quanh cũng như nền văn hoá và ngôn ngữ phong phú mà chỉ có người bị khiếm thính được ban tặng.

    Khi tôi thấy chữ "điếc" trên một vài diễn đàn, khiến cho lòng tự hào về cộng đồng người khiếm thính trong tôi lại trỗi dậy, dường như tôi đang bị gọi đích danh, như thể từ đó là tên riêng của tôi vậy.

    Do đó, tôi luôn cảm thấy buốt nhói khi biết rằng đối với nhiều người, thì chữ "điếc" lại không hề mang ý nghĩa mà tôi yêu thương, mà thực tế là, nó hầu như toàn được gán với những cách ám chỉ rất tiêu cực.

    Ví dụ, trong những bản tin thời sự thế giới, nào là tiểu bang Nevada đề xuất luật an toàn sử dụng súng, đến lời kêu gọi từ những cao tuổi ở Ontario, và những cảnh cáo về an toàn thời tiết ở Queensland các thứ, đều bị mọi người "giả điếc làm ngơ".

    Những kiểu từ ngữ gây "xúc phạm người khuyết tật" như thế xuất hiện gần như là ở mọi lúc mọi nơi trong các cuộc trò chuyện: chẳng hạn như đưa ra lựa chọn "ngu ngốc", "nhắm mắt như mù" trước một vấn đề nào đó, hành động "điên rồ", hay gọi người sếp là "đồ tâm thần", hay ai đó có một ngày bị "rối loạn lưỡng cực".

    Và, hầu hết, những người khi thốt ra những lời này hoàn toàn không hề có ý định xúc phạm bất cứ ai, và phổ biến hơn nữa, họ hoàn toàn không nghĩ rằng những câu nói này lại có thể gây ra tổn thương cho ai đó.

    Tuy nhiên, với những người bị khuyết tật như tôi, thì những câu nói thường ngày này lại ít nhiều mang tính cách xúc phạm.
    Chẳng hạn như cụm chữ "giả điếc" hiển nhiên mặc định rằng tật khiếm thính thì đi đôi với sự phớt lờ (dù cho chúng chẳng có liên quan gì đến nhau).

    Thế nhưng vượt ra ngoài những cảm nhận cá nhân rất nhiều, những cách để diễn đạt như này làm tổn thương sâu đậm đến những người bị khuyết tật và ngay cả việc có người sử dụng chúng trong các cuộc nói chuyện hàng ngày.

    Đây không hề là chuyện nhỏ
    Có khoảng 1 tỷ người trên thế giới, 15% dân số toàn cầu, hiện mắc phải một số dạng khuyết tật đã được ghi nhận.
    Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ này thậm chí còn lớn hơn, cứ khoảng 4 người thì có 1 người bị khuyết tật, và Anh quốc cũng báo cáo có tỷ lệ tương tự.

    Bất kể là các thông số này có lớn đến như thế nào, thì những người bị khuyết tật vẫn thường xuyên phải chịu sự phân biệt đối xử ở hầu hết trong mọi tầng lớp xã hội.

    Thái độ này, trong tiếng Anh gọi là "ableism", có nghĩa là việc phân biệt đối xử và có thành kiến đối với người bị khuyết tật, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau.

    Từ mức độ cá nhân, người có thành kiến và phân biệt đối xử đối với người bị khuyết tật có thể thể hiện dưới hình thức dùng khuyết tật của một người để chỉ gọi người đó, hoặc có hành động bạo lực đối với người bị khuyết tật.

    Từ mức độ xã hội, sự thành kiến và phân biệt đối xử đối với người bị khuyết tật có thể là sự bất bình đẳng mà người bị khuyết tật phải chịu do tác động của luật pháp, chính sách được giới chức trách ban hành.

    (Ảnh minh họa)
    Cô Sara Nović thảo luận về bài viết với các học sinh tại Trường Khiếm thính Rocky Mountain, tiểu bang Colorado, Mỹ

    Tuy nhiên, đôi lúc việc phân biệt đối xử người bị khuyết tật cũng có thể là gián tiếp, hoặc thậm chí vô ý, thông qua lời phát ngôn nhằm công kích một cá nhân nào đó.

    Chắc hẳn tất cả chúng ta đều luôn muốn suy nghĩ thấu đáo và cẩn thận với những câu chữ mà chúng ta chọn, thế nhưng loại ngôn ngữ nhằm phân biệt người bị khuyết tật lại khá dồi dào trong kho tàng chữ nghĩa nói chung.

    Với văn hoá đại chúng hiện nay, có vô vàn ví dụ cho những từ ngữ này, và chắc hẳn gần như chính bạn cũng đã từng sử dụng qua rồi.

    Thông thường, những ngôn ngữ nhằm xúc phạm người bị khuyết tật (được gọi là ngôn ngữ "disableist") xuất hiện trong những tiếng lóng mà người ta hay sử dụng, chẳng hạn như gọi ai đó là "ngu ngốc" hay "đồ què quặt", hoặc nói những câu cảm thán như, "Ôi tôi đúng là mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế quá đi".

    Mặc dù những lời này nghe có vẻ như không có gì to tát cho lắm, chỉ là những câu cảm thán thông thường, thế nhưng chúng vẫn có thể gây ra tổn thương đáng kể đến người khác.

    Jamie Hale, giám đốc điều hành Pathfinders Neuromuscular Alliance, một tổ chức thiện nguyện ở Vương Quốc Anh, có trụ sở chính tại London, chuyên giúp đỡ những người bị mắc chứng thần kinh cơ bắp và được điều hành bởi những người mắc bệnh này, khuyến cáo rằng những từ ngữ nói trên vẫn sẽ có nhiều khả năng gây tổn thương cho người bị khuyết tật cho dù là người sử dùng ngôn từ này không có ý xấu gì cả.

    "Có một sự thật là khi mọi người sử dụng những lời phát ngôn này, thì những người bị khuyết tật có thể sẽ cảm thấy mình không có giá trị gì hết trong xã hội", Hale nói. "Thông thường thì cũng không ai muốn cố tình xúc phạm người bị khuyết tật qua những lời nói này, thế nhưng nó góp phần tạo ra một thế giới quan mà ở đó người bị khuyết tật là biểu tượng của sự xui xẻo hay sự tồi tệ nào đó".

    Cách sử dụng ngôn ngữ đểkhiến cho sự khiếm khuyết ở một con người trở nên tương đồng với thứ gì đó tiêu cực t có thể trở nên một vấn đề nghiêm trọng xét trên nhiều phương diện.

    1/ Thứ nhất, những từ ngữ này mang lại một hình ảnh không đúng về người bị khuyết tật.
    "Việc nói rằng ai đó như đang 'bị liệt' bởi điều gì đó thì có lẽ chính là gọi họ là 'đồ thiểu năng lực' hay 'đồ tàn phế'", Hale nói. "Nhưng đó không phải là những gì mà tôi cảm thấy về bản thân mình".

    2/ Sử dụng phép ẩn dụ về người tàn tật cũng là một cách bóp méo hình ảnh của họ.
    Chẳng hạn như cụm từ "giả điếc" cổ súy cho những định kiến đồng thời cũng không phản ánh được chính xác tính chất của sự việc đang được trình bày.

    Điếc là một trạng thái không tự nguyện, còn những người không bị điếc thì cố tình "giả điếc" để lờ đi những lời đề nghị mà họ nghe được. Việc gán cho họ chữ "điếc" chính là đặt họ vào vị trí thụ động, thay vì xác định họ là những người chủ động trong việc đưa ra các quyết định của chính mình.

    Hale nói thêm rằng, việc lạm dụng cách diễn đạt về khuyết tật này để nói theo chiều hướng tiêu cực chính là củng cố cho cách hành xử, hành động tiêu cực, và "châm dầu" thêm cho những nạn áp bức còn tồn đọng trong xã hội. "Chúng ta xây dựng nên một thế giới với ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng, và chừng nào chúng ta vẫn còn thấy thoải mái khi sử dụng những loại ngôn ngữ này, thì ngày đó chúng ta vẩn còn tiếp tục tạo nên những xã hội phân biệt đối xử người bị khuyết tật".

    Nói gì bây giờ?
    Nếu như lời nói làm xúc phạm người bị khuyết tật có thể tai hại đến như vậy, thì tại sao chúng lại đượ phổ biến rộng rãi đến như thế? Tại sao những người không hề có ý xúc phạm người bị khuyết tật nhưng vẫn có thể dùng những từ ngữ có tính chất xúc phạm như vậy?

    Lời nói làm xúc phạm người khuyết tật cũng có tính thông dụng giống như tiếng lóng vậy: nhiều người khi nói lại không kip suy nghỉ gì cả, cứ quen miệng là thốt ra bởi vì họ đã quen nghe được người khác nói như thế, một kiểu bắt chước và lan truyền trong cộng đồng tạo ra cảm tưởng như những từ này dường như là vô hại.

    Tuy nhiên, theo giáo sư Ngôn ngữ học DW Maurer từ Đại Học ở Louisville thì tuy bất cứ ai cũng có thể tạo ra tiếng lóng, nhưng chúng chỉ "trở nên thịnh hành khi nhiều người khác cũng bắt chước sử dụng theo".

    Điều này cho thấy rằng, việc những tiếng lóng mang hình ảnh người bị khuyết tật trở nên phổ biến ở khắp nơi là điều khó tránh khỏi, bởi vì, xét theo một góc độ nào đó, thì những người sử dụng chúng tin rằng nói như thế là đúng.

    Nhiều người hoàn toàn có thể không hay biết gì về những thành kiến hàm chứa trong cách suy nghĩ của họ, và cứ vô tâm để cho nạn phân biệt đối xử người bị khuyết tật có xuất hiện trong những lời nói thường ngày.

    Thế nhưng trên thực tế, những bàn thảo về hậu quả tiêu cực của những từ như "đần độn" chẳng hạn, một từ ngữ mà nghĩa ban đầu mô tả một người điếc không thể nói được, nhưng hiện nay đã trở nên phổ biến với nghĩa dèm pha, chỉ những thứ ngu ngốc, hay ám chỉ những người có trí tuệ kém phát triển, đã xuất hiện nhiều trong cộng đồng người bị khuyết tật hàng thế kỷ nay.

    Theo bà Rosa Lee Timm của Tổ chức The Maryland, Giám đốc Tiếp thị của một tổ chức phi lợi nhuận cung cấp Dịch vụ kết nối trợ giúp người điếc, những cuộc thảo luận này gần như rất ít được công chúng biết đến bởi vì những người lành lặn tin rằng nạn phân biệt đối xử theo cách nói này không gây ra tác hại gì, và ngôn ngữ xúc phạm người bị khuyết tật thì cứ duy trì sự biện minh cho niềm tin đó.

    "Ngôn ngữ phân biệt đối xử người bị khuyết tật cổ suý cho một nền văn hóa phân biệt. Nó định nghĩa, loại trừ, và gạt người ta ra ngoài lề",Timm nói.

    Bà cũng chia sẻ thêm là điều này cho phép những người lành lặn trở thành những người kẻ bàng quan chỉ biết vô tri trơ mắt nhìn một xã hội phân biệt đối xử người bị khuyết tật tiếp tục phát triển.

    Hiệu ứng boomerang
    Mặc dù rõ ràng là những câu văn và các cách biểu đạt này gây ra tổn hại đến những cộng đồng chịu thiệt thòi trong xã hội, nhưng những người lành lặn thường xuyên sử dụng loại ngôn ngữ này cũng có khả năng bị lây bởi các ảnh hưởng tiêu cực.

    "Chuyện gì sẽ xảy ra với nhóm người lành lặn này trong cuộc sống sau này, giảm thính lực, gặp tai nạn, vấn đề sức khoẻ, lão hoá hoặc bất cứ điều gì khác khiến cho họ không may trở thành người tật nguyền?" Timm chia sẻ. "Đau lòng thay, chính những ngôn từ xúc phạm ngày trước họ dùng đã góp phần tạo nên một xã hội bức bách người bị khuyết tật".

    (Ảnh minh họa)

    Một trong những cách thức hiệu quả nhất để tránh xa ngôn ngữ xúc phạm người bị khuyết tật là thấu hiểu, trò chuyện, và lắng nghe nỗi lòng họ

    Timm ghi nhận rằng xã hội ngày nay gây ảnh hưởng nặng nề đến lòng tự tôn của người bị khuyết tật.

    "Tiêu chuẩn về cái đẹp là một ví dụ điển hình, xét về sức mạnh tâm lý của ngôn ngữ", bà chia sẻ. "Là bậc làm cha làm mẹ, nếu như hàng ngày tôi cứ nói 'ôi chao, sao mà đẹp thế' hoặc là 'ối trời, xấu quá', thì con tôi sẽ nghe thấy và học theo… Điều này có thể gây ra tác động sâu sắc, đặc biệt là nếu chúng tự nhìn nhận bản thân và cảm thấy rằng chúng không đạt được tiêu chuẩn… Tương tự như vậy khi nói về năng lực hành xử".

    Hale cũng đồng tình với ý kiến là những người trước lành lặn mà sau không may bị tật nguyền cũng có thể sẽ bị ảnh hưởng xấu bởi những ngôn ngữ xúc phạm mà chính họ hiện đang sử dụng.

    Timm và Hale cũng ghi nhận rằng tính chất gây bất hoà của ngôn ngữ phân biệt đối xử người bị khuyết tật thậm chí còn có thể tác động tiêu cực đến cả những người không bao giờ bị tật nguyền.

    "Nó làm tổn thương đến tất cả chúng ta, khi chúng ta phi nhân cách các hình thức tồn tại của con người, và gầy dựng nó hoàn toàn theo chiều hướng tiêu cực", Hale và Timm nói.

    Dỡ bỏ tình trạng dùng ngôn ngữ phân biệt đối xử người bị khuyết tật

    Do các nền tảng phân biệt đối xử người bị khuyết tật đã ăn sâu trong xã hội của chúng ta, việc loại bỏ hoàn toàn nó là một điều khó khăn.

    Ý thức và hiểu rõ những từ ngữ mà bạn sử dụng mỗi ngày là một bước thiết yếu trong quá trình này. "Việc xoá bỏ việc sử dụng ngôn ngữ xúc phạm đến người bị khuyết tật không phải là cần khởi đầu bằng ngôn ngữ, mà là bằng cách xây dựng một thế giới không tồn tại tình trạng đó, điều đòi hỏi là chúng ta phải biết cách thay đổi lời nói của mình", Hale nói.

    Việc xem xét lại những câu nói của mình và nếu thấy chúng không phù hợp thì cố gắng thay thế chúng với những từ ngữ tuy đồng nghĩa nhưng không mang tính chất xúc phạm và đó sẽ là một khởi đầu tốt. "Hãy suy nghĩ kỹ trước khi nói. Đừng lặp lại một câu nói chỉ vì bạn nghe thấy nhiều người khác đã từng nói như thế mà hãy nghĩ về những gì mà bạn đang thật sự muốn truyền đạt". Hale nói.

    Thông thường, để tránh những từ ngữ nhạy cảm này thì chúng ta có thể chọn những từ ngữ đơn giản và rõ nghĩa hơn, thay vì là những cụm từ như "giả điếc", thì có thể nói là "phớt lờ", hoặc "lựa chọn không tham gia".

    Ngôn ngữ luôn có sự thay đổi không ngừng, vì vậy nỗ lực giảm thiểu tính xúc phạm người bị khuyết tật trong vốn liếng chữ nghĩa của bạn sẽ là cả một quá trình liên tục thay vì là một chiến thắng chớp nhoáng.

    Lúc đầu bạn có thể chưa quen, thế nhưng nếu luôn sát cánh và thăm hỏi ý kiến của người bị khuyết tật là một cách thức hiệu quả để giúp cải thiện vốn từ ngữ lành mạnh hơn.

    "Lời khuyên của tôi là bạn nên luôn luôn lắng nghe", Timm nói. "Đặt câu hỏi, tránh vơ đũa cả nắm tất cả mọi thứ, và tập lắng nghe từ những người bị tác động nặng nề nhất. Hãy suy nghĩ xem liệu những từ ngữ mà bạn chọn có làm tổn thương đến họ hay không".

    Quá trình này tuy không dễ dàng, thế nhưng chính những sự khó chịu và tổn thương dẫn đếnsự kiểm điểm nghiêm túc đối với bản thân, chính là những chìa khoá mà Hale đã chỉ ra để chung tay loại bỏ các thái độ và lời nói làm xúc phạm đến người bị khuyết tật.

    "Theo tổ chức đấu tranh bình đẳng cho người khuyết tật Scope, thì có khoảng hai phần ba dân số nước Anh cảm thấy ngần ngại khi phải nói chuyện với một người bị khuyết tật", Hale chia sẻ. "Tại sao? Nếu bạn có thể lý giải được sự khó chịu của mình, thì bạn đang trên con đường thay đổi nó".

    Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Worklife.


  • Font Size
    #2
    Một bài viết khá dài dòng, chỉ cần nhấn mạnh đến yếu tố tâm lý thì sẽ giúp giãi tỏa ức chế ở người bị khuyết tật và người lành mạnh. Chỉ cần người bị khuyết tật không nên cảm thấy tự ti, xấu hổ về tật bệnh của mình và người lành mạnh không nên dèm pha, bêu xấu người khác thì từng bước sẽ khắc phục được lối phát ngôn bừa bãi, vô trách nhiệm, đôi lúc ác ý ám chỉ người bị khuyết tật. Đơn giản vậy thôi, chấm dứt ngay cách dè biểu, chê bai người khác nếu được nhắc nhở thì sẽ rất khó để dẩn đến những tình huống khó xử cho người bị khuyết tật!!!

    Comment

    Working...
    X