Announcement

Collapse
No announcement yet.

Du lịch Mỹ và vùng Grand Canyon: Arches National Park, công viên phải đến khi tới Utah + Ngày trở về

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Du lịch Mỹ và vùng Grand Canyon: Arches National Park, công viên phải đến khi tới Utah + Ngày trở về


    GRAND COUNTY, Utah (NV) – Utah là tiểu bang có nhiều công viên quốc gia (National Park) nhất nước Mỹ. Ở đó, các điêu khắc tuyệt tác của thiên nhiên như các mái vòm đá, và nhiều hình thù kỳ dị khác đã giúp cho Utah trở thành tiểu bang có nhiều thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng trên thế giới.

    Click image for larger version  Name:	!!! 45unnamed.jpg Views:	1 Size:	149.9 KB ID:	54365

    Cổng đá vòm Delicate Arch tại Arches National Park, tiểu bang Utah. (Hình: ATNT Tours & Travel)


    Trong số các bảo vật thiên nhiên kể trên, phải nói đến cổng vòm đá nổi danh thế giới Delicate Arch và Landscape Arch nằm trong công viên quốc gia Arches (Arches National Park).
    Nếu bạn là khách phương xa có dịp đến thăm “thành phố tội lỗi (Sin City)” Las Vegas, sau khi đã “chán ngấy” phồn hoa đô hội của Sin City ở Nevada, mời bạn hãy thử làm một chuyến du ngoạn đến Arches National Park xem sao!
    Từ Las Vegas, Nevada, bạn lái xe lên xa lộ 15 hướng Bắc, sau đó chuyển sang xa lộ 70 hướng Đông và sau cùng lấy Highway 191 về hướng Nam là đến công viên quốc gia nổi tiếng khắp thế giới này. Đường đi không đến nỗi “quá xa,” chỉ chừng 400 dặm (khoảng 650 cây số nếu tôi nhớ không lầm!). Nhưng trên đoạn đường đi này, bạn có thêm rất nhiều cơ hội thưởng ngoạn các thắng cảnh thiên nhiên đẹp nằm dọc theo hai bên đường.
    Trước tiên, bạn sẽ đến thành phố Moab, một thành phố nhỏ nằm về phía cuối Đông Nam của tiểu bang Utah. Dân số ở đây chỉ khoảng hơn năm ngàn người nhưng Moab lại là một tọa điểm nghỉ đêm hết sức thuận lợi cho những du khách muốn đến du ngoạn hai công viên quốc gia gần đó là Arches và Canyonland National Park.
    Khi vào du ngoạn Arches National Park, du khách phải đóng lệ phí vào cửa, có hiệu lực cho thời gian một tuần, có nghĩa bạn có thể lái xe ra vào công viên trong suốt một tuần mà không phải trả thêm tiền. Còn nếu bạn vào hàng cao niên, trên 62 tuổi, bạn chỉ cần trả một lần $10 (giá có thể thay đổi), sau đó, bạn trở thành “membership trọn đời,” không phải trả thêm tiền vào cửa của bất cứ National Park nào. (Nếu bạn đi chung một xe với gia đình thì cả gia đình bạn đều miễn phí tiền vào cửa).
    Sau khi vào cổng, bạn cần phải ghé đến Trung Tâm Hướng Dẫn Du Khách (Visitor Center, cách đó không xa lắm) để xin bản đồ công viên, hỏi thăm thời tiết và các thông tin cần biết của khu vực trong ngày hôm đó. Họ sẽ cho bạn một số thông tin quan trọng về thời tiết và gợi ý bạn nên đi chỗ nào trước, chỗ nào sau, chỗ nào đáng đi tùy theo thì giờ của bạn. Nếu bạn muốn đi thăm đầy đủ các thắng cảnh trong đây, bạn cần ít nhất hai ngày với điều kiện đôi chân của bạn “còn tốt.”
    Cổng mái vòm đá Landscape Arch mỏng manh trong Devil’s Garden. (Hình: ATNT Tours & Travel)Arches National Park tương đối khá lớn, rộng gần 31,000 hécta, có nhiều tác phẩm kiến trúc nghệ thuật được thiên nhiên tạo dựng trong vùng đất sa mạc phía Nam tiểu bang Utah với hơn 2,000 vòm cổng đá sa thạch và hàng trăm tảng đá hình thù kỳ dị, rất lạ mắt.
    Trên danh sách xếp hạng 10 cổng đá vòm nổi tiếng thế giới thì đã có đến bảy cổng đá vòm thuộc về tiểu bang Utah. Và trong số bảy cổng đá vòm ở Utah thì có đến bốn cổng đá vòm hiện diện ở Arches National Park.
    Các cổng đá vòm đó gồm Delicate Arch, Landscape Arch, North Window – South Window Arch – Turret Arch, và Double Arch. Bạn chỉ cần đến thưởng ngoạn các hình tượng đá thiên nhiên tại Arches National Park trên không thôi thì cũng đã không uổng công đi đoạn đường dài đến du ngoạn Utah. Chưa kể trong công viên quốc gia này còn rất nhiều những thắng cảnh khác (không kể các cổng vòm đá) làm du khách ngẩn ngơ thưởng ngoạn như Courthouse Towers, the Three Gossips, Devils Garden, Parade of Elephants, Tower of Babel and Park Avenue.
    Đứng đầu danh sách các tác phẩm thiên nhiên tuyệt mỹ đó, cổng vòm đá Delicate Arch đã được ưu ái phong tặng mỹ danh là một điêu khắc cổng vòm sa thạch thiên nhiên hùng vĩ, kỳ ảo và diễm lệ nhất thế giới. Đây là một trong những thắng cảnh kỳ quan chính của Utah được thế giới biết đến và được xem là biểu tượng cho Arches National Park nói riêng và cho cả tiểu bang Utah nói chung.
    Cổng đá vòm Delicate cao khoảng gần 20 thước, đứng riêng rẽ giữa “đồng bằng” đá, quả là một hình ảnh tuyệt đẹp. Muốn đến xem cổng đá vòm này, nếu bạn không có một chút “ý chí” thì rất dễ bỏ cuộc vì đoạn đường đi bộ từ nơi đậu xe đến cổng đá vòm Delicate Arch tương đối khá xa, gần 3 cây số cho một lượt vào hoặc ra (có nghĩa hơn 5km cho đoạn đường vào-ra), đường đồi cao, đá núi gập ghềnh. Người nào đi nhanh thì mất khoảng gần hai tiếng đồng hồ, bình thường mất khoảng ba tiếng, nghĩa là từ 4 cho đến 6 tiếng cho cả hai lượt đi vào và đi ra.
    Cổng vòm đá lạ lẫm North-South Window Arches. (Hình: Trần Nguyên Thắng ATNT Tours)Trong một chuyến du ngoạn mùa Hè, tôi đã không có dịp đến tận chân cổng đá vòm Delicate Arch vì thời tiết lúc đó rất nóng, 100 độ F, một phần vì không có đủ thời giờ. Tuy tiếc hùi hụi nhưng chuyến đi đã không chuẩn bị đầy đủ nên đành đợi dịp khác! Mùa Đông, tôi trở lại đây với tâm tư khao khát muốn in hình ảnh cổng vòm Delicate vào trí nhớ mình. Tôi chỉ sợ mình không có dịp nhìn tận mắt hình ảnh không gian của cổng mái vòm Delicate Arch. Qua các thông tin và hình ảnh trên báo chí và video cho thấy sự mỏng manh của các cổng mái vòm đá kể trên, không một ai có thể biết được các tuyệt tác điêu khắc thiên nhiên đó còn tồn tại được bao lâu! Chúng có thể chia tay với nhân loại bất cứ lúc nào!
    Sau khi vượt qua đỉnh núi cao được vách núi che khuất, cổng vòm đá Delicate Arch hiện ra sừng sững uy nghi, lẫm liệt, đứng giữa triền núi và vực thẳm. Càng ngắm nhìn không gian của cổng vòm đá, tôi càng cảm nhận được sự thách đố của cổng vòm Delicate như muốn đương đầu với thời gian và không gian khi nó đứng ngạo nghễ ngay bên cạnh bờ vực thẳm!
    Dưới chân cổng vòm Delicate là một thung lũng đá đỏ, độ sâu có đến 40 thước bề mặt màu sắc và trơn nhẵn, càng làm tăng thêm nét hùng vĩ của Delicate Arch. Gặp ngày mùa Đông trời nắng đẹp, gió có đôi chút lạnh nhưng hình ảnh tuyệt mỹ của cổng vòm đã khiến du khách quên đi bao mệt nhọc của đường dài. Tôi đi lần đến, đứng dưới chân cổng vòm, hít thở bầu không khí bao la của núi đồi lẫn vực thẳm, tâm tư cảm nhận một không gian hùng vĩ của thiên nhiên so với sự nhỏ bé của con người. Ôi làm sao đủ ngôn ngữ diễn tả cho sự cảm nhận quá ư tuyệt vời này! Thật tiếc cho những ai đã đến được đây nhưng đành phải bỏ cuộc vì không còn sức, không có dịp đối diện thưởng ngoạn nét đẹp tuyệt mỹ của Delicate Arch.
    Tuy nhiên, bạn cũng có thể vớt vát lại không gian Delicate Arch bằng cách nhìn nó từ xa. Bạn hãy đến điểm Delicate Arch Upper Viewpoint. Đến nơi, bạn vẫn phải đi tiếp lên cao một đoạn đường. Nhưng từ đây, bạn có thể chiêm ngắm toàn cảnh Delicate Arch (tuy có hơi xa), hình ảnh Mái Vòm Đá Delicate nhỏ bé hiện lên giữa không gian núi đồi sa mạc đá đỏ cũng đủ để an ủi người du khách phương xa mỏi gối chồn chân.
    Hành trình đến Arches National Park tương đối mệt, nhưng công lao khó nhọc của bạn sẽ được đền bù xứng đáng khi bạn tận mắt chứng kiến vẻ đẹp thanh thoát, hùng vĩ của Delicate Arch và không gian tuyệt vời vây quanh cổng đá vòm này. Và hơn nữa, không một ai có thể biết được các tuyệt tác điêu khắc thiên nhiên đó còn tồn tại được bao lâu! Chỉ cần một trận động đất nhẹ hay một trận cuồng phong bào mòn các lớp đá, các mái vòm đá ở Utah có thể chia tay với con người bất cứ lúc nào!


    Cổng vòm đá Double Arch, kiến trúc tuyệt hảo của thiên nhiên. (Hình: Trần Nguyên Thắng ATNT Tours)Nhưng nếu bạn muốn tận mắt chứng kiến sự mong manh của tạo hóa, bạn hãy đến với không gian của Landscape Arch cũng không xa Delicate Arch lắm. Đây là một mái vòm đá khá dài (93 mét), nhưng độ mỏng của nó ở giữa chỉ còn khoảng 3 mét. Không biết tạo hóa đã tốn bao nhiêu thời gian dùng nước và gió để đục đẽo xói mòn Landscape Arch để có được hình dáng như ngày nay. Hình dáng đẹp thì có đẹp, nhưng người ta sợ thời gian làm nó gãy đổ không còn xa nữa. Những phiến đá mỏng bên ngoài lần lượt rời bỏ vòm đá mẹ rơi xuống đất khiến độ mỏng của Landscape Arch càng ngày càng mỏng thêm. Thưởng ngoạn không gian Landscape mà lời nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy dường như nhắc nhở “…không gian như có dây tơ. Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tan.” “Dây tơ – đứt – tan” là ngôn ngữ đúng nhất cho tâm tư du khách khi đứng ở đây. Sự tồn tại của Lanscape Arch chắc hẳn không còn dài nữa! Ước gì tôi có dịp tận mắt nhìn thấy sự chia tay của mái vòm Landscape khi nó trở về cát bụi.
    Landscape arch làm tôi chợt nhớ đến tảng đá Loch Ard Gorge ở Great Ocean Road, Victoria bên Úc. Mùa Thu, tôi còn tươi cười đến đứng chụp hình với Loch Ard. Qua mùa Xuân, tôi cũng đến nơi đây và chụp hình lại với Loch Ard. Nhưng tôi cảm nhận một điều gì rất khác lạ ở Loch Ard nhưng không nhớ rõ rệt. Về nhà, so sánh với tấm hình mùa Thu mới biết “cổng vòm” của Loch Ard đã tan vào biển cả. Ôi sao mà nhanh thế! Lúc ấy mới thấm thía câu thơ của Nguyên Sa “…nhưng sao đi mà không bảo gì nhau!” Hình như tạo vật trong thiên nhiên cũng có số phận mất còn, thời gian chúng mất còn chưa đến một sát na thời gian. Đâu khác gì số phận con người!
    Hình ảnh của Delicate Arch đã được tiểu bang Utah chọn đưa vào đời sống tinh thần của người dân tiểu bang. Cổng vòm Delicate Arch được chọn là biểu tượng của Utah, hình ảnh cổng vòm được in trên bảng số xe của tiểu bang. Ở các tiểu bang khác, chỉ cần nhìn thấy bảng số xe có hình Delicate Arch là người ta biết xe đó được đến từ Utah State.
    Năm 2002, ngọn đuốc Thế Vận Hội Mùa Đông (Winter Olympics) được rước chạy dưới cổng vòm Delicate. Người ta đã tâm linh hóa cổng vòm Delicate Arch. Ngoài ra hình ảnh của các thắng cảnh như Landscape Arch, North Window – South Window Arch – Turret Arch, và Double Arch đều gợi lên trong tâm tư du khách những xao động rất lạ, cảm giác về thiên nhiên – tạo hóa – thẩm mỹ – vô thường như bao phủ lấy người du khách.
    Thắng cảnh trên đường đi đến cổng vòm Delicate Arch. (Hình: Trần Nguyên Thắng ATNT Tours)Arches National Park còn rất nhiều kiến trúc thiên nhiên để thưởng ngoạn. Bạn có chụp hay quay vào ống kính bao nhiêu hình ảnh cũng không đủ nói lên hết được nét đẹp của công viên quốc gia Arches National Park.
    Có đến tận nơi, nhìn tận mắt các tuyệt tác thiên nhiên đó, có lẽ bạn mới thấy lòng cảm khái giữa tâm tư và thiên nhiên, không còn diễn tả bằng ngôn ngữ nữa, có chăng là thứ ngôn ngữ vô âm của tràn trề cảm xúc. Chính trong thinh lặng thẳm sâu và chan chứa của đất trời và của tâm hồn bạn lúc đó mà sự thể nhập chính bạn vào thiên nhiên trọn vẹn nhất.
    Hãy một lần đến với công viên quốc gia Arches National Park nơi cho bạn cảm nhận được sự vô thường của thiên nhiên. (Trần Nguyên Thắng)




    ===

    Ngày trở về

    Để kết thúc chuyến lộ du mùa Hè ‘21, chúng tôi chọn viếng thăm vùng phía Tây của Grand Canyon, nơi có cây cầu Sky Bridge bằng kính vươn thân ra ngoài đại vực. Nhưng để đến đó, trước hết chúng tôi phải ghé Las Vegas, sẵn tiện dọ xem tình hình dịch bệnh ra sao.




    Đường xe điện của Las Vegas, nhìn từ khách sạn Elara. Ảnh: ianbui/trẻ

    Vài tuần trước khi chúng tôi đến Vegas, thống đốc tiểu bang ra lệnh nới lỏng luật cách ly và không bắt buộc phải đeo khẩu trang trong nhà cũng như ngoài trời. Ðiều đầu tiên chúng tôi nhận xét là hầu hết (trên 90%) người ta không ai đeo khẩu trang. Dĩ nhiên chúng tôi thuộc thành phần thiểu số, đi đến đâu cũng mang mặt nạ dù đã chích ngừa vì nào biết xung quanh mình là những ai, nhất là ở cái chỗ đầy dân tứ xứ này.
    Tuy lượng người đến Vegas hiện nay không thể so sánh với thời tiền-đại-dịch, nhưng đường phố vẫn khá tấp nập. Tôi đoán ít nhất cũng phải bằng nửa khi xưa. Bước vào các casino, ta có thể thấy chừng phân nửa các bàn đánh bài vẫn còn trống. Các máy kéo, máy chơi game cũng vậy. Nhưng người qua lại bên trong vẫn nườm nượp, tuy hiếm thấy ai mang khẩu trang — kể cả những người làm nghề chia bài, trong số đó dân Việt không phải ít.



    Sky Bridge (Cầu Trời) nhìn xuống sông Colorado River. Ảnh: ianbui/trẻ

    Vì thành phố mới “mở cửa” lại chưa bao lâu nên việc tìm khách sạn không mấy khó. Với số lượng phòng trống cao và du khách tương đối ít, người ta có nhiều chọn lựa hơn. Chẳng hạn chúng tôi tìm được phòng tại một khách sạn mới xây, mọi thứ đều còn mới toanh, cực rộng, với đầy đủ tiện nghi mà chỉ $120/đêm. Mùa cao điểm thời xưa một căn phòng như vầy ít nhất phải mắc gấp đôi hay gấp ba. Không những nó có phòng khách, nhà bếp và bồn jacuzzi riêng, mà còn có một màn ảnh lớn bằng cả bức tường có thể tự động kéo lên mở xuống. Sau một ngày dài lái xe đường trường, thật không gì đã bằng nằm dài trên chiếc giường sofa bed xem giải vô địch túc cầu Euro Cup trên màn ảnh cực đại này!
    Nói thì nói vậy, chứ thật ra đang mùa Covid này mà đến những nơi đông người như Las Vegas cũng hơi ớn. Lý do duy nhất chúng tôi đến đây là vì muốn đưa tụi nhỏ đi thăm Grand Canyon, và Vegas là chỗ tiện nhất để nghỉ qua đêm. Trong khách sạn tôi tình cờ giở tờ báo của Las Vegas ra và đọc thấy tình trạng lây nhiễm do biến thể Delta đang tăng mạnh trên toàn tiểu bang. Cho nên ăn uống nghỉ ngơi xong là chúng tôi cũng cuốn gói lên đường chứ không dám đi lòng vòng ngắm phố ngắm phường nhiều như những lần trước. Tránh Cô Vi chẳng xấu mặt nào!



    Lều của người Hualapai. Ảnh: ianbui/trẻ

    Sky Bridge (Cầu Trời) nằm cách Las Vegas khoảng 120 dặm về hướng Ðông, trong vùng vực mang tên Grand Canyon West. Ðây là khu reservation của bộ lạc thổ dân Hualapai, nằm ở phía Tây Grand Canyon, cách xa hai điểm du lịch người ta thường thăm viếng là South Rim (Bờ Nam) và North Rim (Bờ Bắc). Khác với hai địa điểm nói trên vốn nằm trong hệ thống Lâm viên Quốc gia (National Park), Bờ Tây và Sky Bridge là đất tư nhân, quản lý bởi bộ lạc Hualapai. Cho nên dẫu có mua trước membership trong hệ thống National Park bạn vẫn phải trả tiền để vào xem nơi đây.
    Giá vé từ $35/người trở lên, tuỳ theo bạn muốn đi xem những nơi nào. Nếu muốn lên Sky Bridge phải trả thêm tiền. Còn không thì có xe bus chở ta đến những thắng cảnh như Eagle Point, Guano Point để ngắm Tây vực của Grand Canyon. Ðặc biệt Guano Point còn là nơi thuở xưa người ta xây một đường dây cáp chạy xuống tận một hang dơi dưới đáy vực để vận chuyển guano (phân) của dơi lên bán làm phân bón. Dĩ nhiên ngày nay chả ai kinh doanh thứ này nữa, nhưng du khách thích cảm giác mạnh có thể mua vé đu dây Zip Line tuột xuống đại vực cho … “biết mùi.”



    Bảng hiệu nguyên thuỷ vẫn được giữ lại sau khi motel đổi thành khu ăn uống. Ảnh: ianbui/trẻ

    Sky Bridge là sáng kiến của nhà đầu tư David Jin, một người từng có nhiều mối quan hệ với cộng đồng thổ dân trong vùng, với phí tổn khoảng 30 triệu USD. Từ lúc khánh thành năm 2007 tới nay, Sky Bridge ngày càng thu hút được nhiều du khách hơn mặc dù vẫn bị một số người chỉ trích rằng nó phá vỡ không gian tự nhiên của Grand Canyon. Nhưng những người ủng hộ Sky Bridge cho biết nó là một nguồn thu nhập dồi dào cho thổ dân Hualapai, vốn đang bị nạn thất nghiệp gần 50%. Dữ liệu mới nhất cho biết hàng năm số du khách đến thăm Sky Bridge lên đến 400 ngàn người.
    Rất tiếc hôm chúng tôi đến thì trời trở mưa và có cả sấm sét nên cả hai Sky Bridge và Zip Line đều phải đóng cửa. Thật là uổng cho một chuyến lái xe hơn 100 dặm ra giữa vùng sa mạc hoang vu. Nhưng nghe nói bộ lạc Hualapai đang có kế hoạch biến khu vực này thành một địa điểm du lịch hạng sang với casino, khách sạn, sân golf, cáp treo, cắm trại, cước du v.v. Hy vọng trong tương lai chúng tôi sẽ có dịp quay lại chốn này, xem nó phát triển (hay không) ra sao.
    Trong bài đầu tiên về chuyến lộ du này tôi kể chuyện trên đường đi tình cờ phát giác một khách sạn trên Route 66 ngày xưa từng là motor court, nơi khách đi đường dừng chân cho xe hơi “nguội máy”. Trên đường về lần này chúng tôi lại tình cờ khám phá ra một khách sạn motor court khác, cũng trên Ðường 66, nay được dùng cho một mục đích rất ngộ nghĩnh và độc đáo.



    Tiệm quán dọc Route 66 xây theo kiểu nhà Adobe đặc trưng vùng New Mexico. Ảnh: ianbui/trẻ

    Một trong những thú đi đường của chúng tôi là tìm ăn những món đặc biệt hay đặc sản của nơi mình đi qua. Albuquerque (New Mexico) có nhiều nhà hàng Mễ rất ngon, với một số món bình dân không phải ở đâu cũng có. Dùng Yelp, chúng tôi tìm được một quán ăn Costa Rican nằm trên Xa lộ 66. Nghe bà chủ người di dân kể rằng cách đây vài năm motel này xuống cấp tàn tệ vì ít khách, mặc dù nằm đối diện Vườn Bách Thảo. Nhưng thay vì đập cái motor court ra để bán đất thì thành phố hợp tác với một nhà đầu tư từ Cali để biến nó thành một khu ăn uống ngoài trời. Các căn phòng của motel cũ được tái tạo thành các tiệm bán đồ ăn, một dạng food court với đủ loại thực phẩm, từ sushi cho đến Mexican, từ tiệm mì cho tới bánh ngọt. Ngoài ra còn xây thêm các vòi phun nước cho trẻ em nghịch đùa vào mùa nóng. Thật là một ý tưởng tuyệt vời.
    Cô chủ tiệm bánh kể tuy cô chỉ mới dọn vào đây hồi năm ngoái sau khi đại dịch bùng nổ, nhưng nhờ đây là chỗ ăn uống ngoài trời nên rốt cuộc cô lại buôn bán được hơn xưa. Phần nữa là nhờ được thành phố nâng đỡ bằng cách cho mướn địa điểm giá rẻ và nhà băng cho vay lãi suất thấp qua chương trình chống dịch của chính phủ. Thế mới thấy các chính sách ưu đãi tiểu thương thực sự có giúp những người như cô vượt qua đại dịch, giữ cho nền kinh tế không bị suy sụp.
    Rời Albuquerque, trên đường về Texas tôi không khỏi thầm thán phục cách chính quyền thành phố biết nhìn xa hiểu rộng, gìn giữ những kiến trúc cổ xưa vốn vô giá. Và lại càng xót xa khi nghĩ đến bao nhiêu kiến trúc tuyệt đẹp của Sài Gòn đã biến mất vĩnh viễn bởi những kẻ cầm quyền thiếu kiến thức, thừa lòng tham. Hy vọng từ rày về sau những gì còn sót lại ở Việt Nam sẽ được bảo vệ và trân quý hơn, khi người ta hiểu ra chính những di sản văn hoá độc đáo không ai khác có mới là điều hấp dẫn và thu hút du khách từ khắp nơi thế giới.
    Ian Bùi
Working...
X