Announcement

Collapse
No announcement yet.

Suy Nghĩ Về Ý Nghĩa Của Lòng Vị Tha Trong Cuộc Sống

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Suy Nghĩ Về Ý Nghĩa Của Lòng Vị Tha Trong Cuộc Sống

    Click image for larger version

Name:	fetch.jpg
Views:	103
Size:	21.9 KB
ID:	109595
    Là con người, ai cũng có thể mắc phải lỗi lầm vì không một ai là hoàn hảo cả. Cuộc sống là một quá trình rèn luyện và tranh đấu để cho con người trở nên tốt đẹp hơn. Sai lầm hay lỗi lầm do vậy cũng là một phần tất yếu của cuộc sống. Bởi thế, sống phải có lòng vị tha để sẵn sàng tha thứ cho người khác và mong muốn được tha thứ. Chính lòng vị tha sẽ gắn kết chúng ta lại với nhau gần hơn.

    Vị tha là gì?
    Vị tha
    có nghĩa là sống vì người khác (vị = vì; tha = người khác), không ích kỷ, không vì riêng mình, không mưu lợi cá nhân.

    Lòng vị tha là sự hi sinh một điều gì cho ai đó mà không phải cho bản thân mình (ví dụ hi sinh thời gian, tiền bạc, của cải) và không kỳ vọng sẽ được ghi nhận hay sự đền đáp hoặc lợi ích dù là trực tiếp, hay gián tiếp từ phía người nhận hoặc cộng đồng.

    Lòng vị tha chính là biểu hiện cao đẹp nhất của phẩm chất nhân hậu từ con người. Nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng loại.

    Muốn có lòng vị tha, chúng ta cần phải:
    1/ Trong công việc
    Người có lòng vị tha là người luôn đặt mục đích của mọi việc làm là vì người khác, vì xã hội. Nếu có vì mình cũng luôn gắn bó với lợi ích chung của mọi người.
    - Khi làm việc, luôn giành phần khó khăn về mình, không lười biếng, tránh né, đùng đẩy công việc cho người khác.
    - Khi gặp khó khăn biết đứng ra gánh vác trọng trách.
    - Khi gặp thất bại không đỗ lỗi cho người khác. Phải nghiêm túc nhìn nhận những sai trái của bản thân. -- Khi thành công không khoe khoang, kể lể công trạng.


    2/ Trong mối giao tiếp với mọi người:
    - Người có lòng vị tha luôn sống hòa nhã, vui vẻ, thân thiện với mọi người. Họ dễ đồng cảm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Họ cũng biết kìềm nén cảm xúc của riêng mình để làm vui lòng người khác. Họ luôn nghĩ về người khác trước khi nghĩ đến mình (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ).
    - Người có lòng vị tha dễ thông cảm và tha thứ lỗi lầm của người khác. Họ ít khi bắt bẻ hay gây khó dễ cho người khác khi họ mắc lỗi lầm.
    - Người có lòng vị tha luôn trăn trở, day dứt về những hành động và lời nói của mình và người khác. Không bao giờ họ muốn làm điều gì gây phương hại đến người khác.


    Ý nghĩa của lòng vị tha trong cuộc sống
    * Đối với bản thân
    Có lòng vị tha mới được đức hi sinh, tinh thần xả thân, mới chiến thắng được lòng vị kỷ, chủ nghĩa cá nhân. Đó là căn nguyên để hoàn thiện nhân cách của mổi người trong chúng ta. Cuộc sống luôn có những xung đột xảy ra. Hãy tha thứ cho những người đã làm cho bạn bị tổn thương. Vì đó là cách tốt nhất để kết nối tình cảm và tìm lấy sự an bình cho tâm hồn.

    Lòng vị tha giúp chúng ta sống bình an và thanh thản trong tâm hồn. Sống với lòng vị tha giúp cho môi trường sống thân thiện, cuộc sống chung có chất lượng tốt đẹp hơn. Người có lòng vị tha được mọi người yêu mến, nể trọng. Bởi vậy, họ thường được giúp đỡ và dễ thành công trong cuộc sống.

    * Đối với xã hội
    Lòng vị tha có thể cảm hóa được người tha hóa, lầm than, giúp cho họ tìm lại được niềm tin vào chính mình và trở lại cuộc sống lương thiện. Lòng vị tha cũng có thể giúp chuyển hóa những hoàn cảnh xấu trở nên tốt đẹp hơn.

    Lòng vị tha là động lực xây nên những giá trị khoa học và nghệ thuật đích thực đóng góp cho con người. Nhà thơ Đỗ Phủ khi xưa đã ước mơ về ngôi nhà chung che bão tố khắp văn sĩ trên đời. Nhà văn Nam Cao cũng coi tình thương đồng loại là nguyên tắc sống, là lẽ sống của con người.

    Trong khi tổ chức đời sống xã hội chưa hợp lý, chưa có sự bình đẳng giữa con người thì tình yêu thương vị tha là phương cách duy nhất hữu ích để tạo ra sự cân bằng. Yêu thương sẽ dành cho người thiệt thòi một cơ hội được học tập, vươn lên và bình đẳng với nhau trong những giá trị chung, tốt lành của xã hội.

    Lối sống vị tha phù hợp với xu thế của thời đại mới, thời đại toàn cầu hóa, dựa trên nguyên tắc hợp tác và chia sẻ. Mỗi dân tộc có một lối ứng xử và những chuẩn mực riêng của mình. Càng mở rộng sự giao lưu, hợp tác, chúng ta càng cần rèn luyện lòng vị tha lớn hơn nữa để có thể thấu hiểu, tha thứ và tăng cường mối giao kết bền chặt. Có như vậy mới bảo đảm rằng mối liên hệ của bản thân và bạn bè trên thế giới sẽ trong sạch, vững mạnh hơn, đầy nhân tính hơn.

    Sống vị tha không có nghĩa là nuông chiều những thói hư tật xấu, bao che, dung túng cho những thiếu sót, khuyết điểm. Muốn sống vị tha phải có bản lĩnh cá nhân, luôn có chủ kiến cá nhân, không chịu lệ thuộc vào người khác. Cần phê phán lối sống vị kỷ, chỉ biết sống cho bản thân mình, lạnh lùng, dửng dưng trước nỗi đau của đồng loại. Lối sống ích kỷ sẽ gây ra sự mất đoàn kết, làm suy giảm sức mạnh tập thể, của cộng đồng. Phê phán những việc làm từ thiện nhưng không phải xuất phát từ cái tâm tốt mà chỉ muốn được trở nên nổi tiếng là điều khó chấp nhận, nhưng tiếc thay đang thường xảy ra trong cuốc sống ở VN.

    Rèn luyện đức tính vị tha bằng cách luôn tự hỏi bản thân đã làm gì cho người khác trước khi cho bản thân mình. Biết tha thứ cho người khác và cũng nên tha thứ cho bản thân mình. Biết lắng nghe cũng như biết chia sẻ với người khác những điều không vừa ý, không cùng quan điểm.

    Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn. Vị tha không có nghĩa là sẽ tha thứ mọi lỗi lầm của người khác. Có những việc làm không thể tha thứ được. Cũng có những người ta không thể tha thứ được. Sống có lòng vị tha là phải biết tranh đấu chống lại cái xấu, kẻ xấu, bảo vệ công lý. Lòng vị tha chính là viên ngọc quý không ngừng tỏa sáng trong tâm hồn của con người, rất cần phải được gìn giữ cẩn thận.
    Last edited by trungthuc; 04-24-2022, 05:25 PM.
Working...
X