Announcement

Collapse
No announcement yet.

Muốn thay đổi cục diện, vượt qua khó khăn, trước tiên đừng nên xem thường bản thân mình

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Muốn thay đổi cục diện, vượt qua khó khăn, trước tiên đừng nên xem thường bản thân mình

    Click image for larger version

Name:	Untitled-1-Recovered-3.jpg
Views:	408
Size:	37.9 KB
ID:	61388
    (Ảnh minh họa)

    Trong giao tiếp xã hội, có ba loại thái độ để đánh giá phân biệt một con người: nhìn xuống, nhìn lên và nhìn ngang. Kẻ nhìn xuống là kẻ ngông cuồng, tự cao tự đại, khinh người; kẻ nhìn lên là kẻ yếu đuối, sợ hãi, tôn thờ người khác, xem thường chính bản thân; người nhìn ngang là bản lĩnh, không quá tự tin, không ngông cuồng, tôn trọng đối phương, cũng là tôn trọng chính mình.

    1/ Lúc thuận buồm xuôi gió, không thích khoe khoang
    Con người ta khi đang gặp thuận lợi, thường nghĩ đến việc phải đối xử tốt với người khác. Đôi khi, không ngông cuồng, không khoe mẽ, không ra vẻ ta đây, cũng chính là một hình thức đối xử tốt đẹp với người khác.

    Không khoe khoang, không có nghĩa là lúc vui thì không được chia sẻ, mà phải biết lựa đúng lúc đúng người mà thưa thốt, chớ không phải vì mình vui vẻ mà làm cho người khác phải buồn lòng, đau xót.

    Chẳng hạn như khi bạn bè đang gặp khó khăn trong kinh doanh, còn mình thì lại đang được đà phất lên thì lại cứ đi khoe khoang rằng, "tôi dạo này làm ăn được ra sao", khi nói như vậy thì chẳng khác nào đang sát muối vào lòng người ta.

    Có những người đắc ý huênh hoang, sau khi có được thành tựu nào đó, liền tranh thủ mọi cơ hội để khoe khoang thân phận và địa vị hơn người của mình để có được cảm giác đã thành tựu, để tự hào tự mãn.

    Mà không biết rằng khi một người càng muốn khoe khoang điều gì, là nội tâm đang thiếu mất đi thứ gì đó. Một người có tự tin, nhất định phải là một người biết xử sự khiêm tốn. Lúc thuận buồm xuôi gió, đừng để sự ngạo mạn gây ra ấn tượng xấu của mình cho người khác.

    2/ Khi thuận buồm xuôi gió, không cậy quyền xúc phạm người, là vô đạo đức
    Gia Cát Lượng có nói: "Vật dĩ thân quý nhi tiện nhân", ý muốn nói đừng vì quyền cao chức trọng mà tỏ vẻ khinh thường người khác.

    Thực ra, đạo đức của một người có cao hay thấp, không phải được quyết định bởi thái độ của người đó đối với cấp trên, với người có chức sắc hay bạn bè, mà bởi việc người đó có luôn luôn đối xử khiêm tốn với người khác hay có biết tôn trọng những người vốn "thấp hơn mình" hay không?

    Một người có đạo đức, sẽ không bao giờ cậy quyền thế để ức hiếp người khác, bởi lẽ họ không cần phải “đạp đổ” người khác để nâng cao vị thế của mình.Biết tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình.

    3/ Lúc ngược buồm nghịch gió, tôn trọng bản thân
    Muốn thay đổi cục diện, vượt qua khó khăn, trước tiên đừng coi thường bản thân mình.
    Tự tôn tự trọng, là lòng tốt căn bản nhất của một người dành cho chính mình.
    Chỉ khi bạn tôn trọng chính mình, khi đối mặt với kẻ mạnh, yếu, mới không có lòng tự ti, sợ hãi, thay vào đó là sự ung dung tự tại.

    Sống, điều tiên quyết là phải yêu lấy mình, có như vậy thì mới được người khác yêu mến; phải tôn trọng lấy mình, có như vậy, mới được người khác tôn trọng lại.

    Một người đến cả bản thân còn không tôn trọng thì làm sao có thể biết phải tôn trọng người khác được?

    4/ Lúc khó khăn, tự hoàn thiện mình, là dũng cảm
    Những khó khăn và vấp ngã mà một người đã từng trải qua, sẽ quyết định độ cao cuộc đời mà anh ta có thể đạt tới.
    Khoảng thời gian gặp khó khăn, vừa hay chính là khoảng thời gian giúp nâng cao giá trị của bản thân tốt nhất.

    Sống ở đời, không có nghịch cảnh nào là kéo dài mãi mãi, chỉ có những người cảm thấy bị tuyệt vọng, bị nhụt chí khi gặp khó khăn. Khó khăn, có thể đánh bại hoàn toàn một người, nhưng cũng có thể là cơ hội để hoàn thiện tốt hơn cho một ai đó.

    Cốt lõi của việc bứt phá bản thân trong nghịch cảnh là phải có tinh thần tự hoàn thiện và rèn luyện bản thân, biến nghịch cảnh thành động lực, chứ không phải là buông tay chào thua, bị suy sụp, thất vọng giữa khó khăn, vấp ngã.

    Tự cổ chí kim, người làm được việc lớn, nếu không phải là người dũng cảm tiến lên trong mưa gió, thì cũng là người đương đầu được với mọi khó khăn gian khổ.

    Bất kể môi trường cuộc sống có khó khăn đến đâu, những người có bản lĩnh đều vẫn có thể nắm biết rõ ràng được mục tiêu sau cùng của mình, và không ngừng phấn đấu để vượt qua các trở ngại.
Working...
X