Announcement

Collapse
No announcement yet.

5 nổi đau lớn nhất đời người, ai đã nếm trải qua rồi sẽ chẳng còn gì làm tổn thương thêm nữa

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    5 nổi đau lớn nhất đời người, ai đã nếm trải qua rồi sẽ chẳng còn gì làm tổn thương thêm nữa

    Nếu đã sống đủ năm tháng nào đó trong cuộc đời, có lẽ bạn đã nếm trải qua được cả thảy 5 cảm giác khổ đau dưới đây và ngộ ra nhiều điều bổ ích.

    Có bao giờ bạn tự hỏi rằng, người càng lớn tuổi thì sẽ càng ít khóc không? Không phải vì người lớn vô cảm mà thật ra là vì tất cả các nỗi đau lớn nhất của cuộc đời họ đã trải qua và rồi sau đó chẳng còn gì có thể khiến cho họ bị tổn thương thêm được nữa.

    Đừng cho rằng họ đã chai sạn, chẳng qua là sự trải đời đã giúp cho họ ngộ ra được bản chất vô thường của vạn vật trong cõi nhân sinh. Nếu sống đủ một số năm tháng nào đó trong cuộc đời có lẽ bạn cũng sẽ như thế mà thôi.

    (Minh họa)
    Nhưng nỗi đau lớn nhất của cuộc đời thực chất là gì? Đáp án cho câu hỏi nằm trọn dưới đây:

    Thất tình
    Trong tất cả những thứ cám dỗ của thế gian, "tình" có lẽ là thứ khiến cho người ta mê muội nhất. Một người có thể vì tình mà trở nên kiên cường hơn, trái lại cũng có thể vì tình mà trở thành thân tàn bại liệt. Một người có thể hô phong hoán vũ trên con đường sự nghiệp nhưng một khi sa vào lưới tình lại có thể ngoan ngoãn dịu dàng như chú mèo con.

    Vâng, chính bởi tính chất mê muội ấy nên khi thất tình, ai ai cũng thấy đớn đau vô cùng, khó mà vượt qua được trong ngày một, ngày hai; thậm chí có người còn chọn kết liễu cả cuộc đời mình. Trái tim khi yêu càng rung động mạnh, thì khi thất tình cũng nhận lại nỗi khổ tương đương.

    (Minh họa)
    Bị bội phản
    Nhân tâm là thứ khó dò, do đó dẫu có tin rằng những người mình chọn làm bạn bè hay người yêu thì cũng không bao giờ có thể đoán trước được tương lai họ sẽ quay lưng bội phản hay không. Và rồi khi chuyện ấy xảy ra thật, chúng ta đau đớn như hàng ngàn mũi dao đâm vào tim. Lòng tin bị nát tan như chiếc bình quý rơi xuống nền gạch.

    Cũng giống như nỗi đau của thất tình, khi đặt lòng tin lên đối phương càng nhiều, càng sâu đậm thì lúc bị phản bội cũng nhận lại sự thống khổ tương đương. Nỗi đau này, bao giờ mới chôn vùi được?

    (Minh họa)
    Bệnh tật
    Phàm đã làm người, chúng ta sinh ra là ai không quan trọng, giàu có ư? Hạnh phúc ư? Địa vị ư?,... Tất cả đều vô nghĩa, khi đứng trước bệnh tật ai cũng giống như ai, đều chịu chung một nỗi buồn khó tả. Trước sự bào mòn thân thể do bệnh tật gây ra, người có ý chí kiên cường đến nhường nào cũng không thoát khỏi được cảnh đau thương.

    Trời đất có lẽ đã quy định rằng, khi đau ốm bệnh tật ai cũng phải đau đớn. Bởi nỗi đau về cả thể xác lẫn tinh thần này chính là liều thuốc giúp chúng ta tỉnh ngộ và hiểu ra rằng, "trên đời không có gì quý giá bằng sức khỏe".

    (Minh họa)
    Sinh ly
    Đau khổ vì sinh ly là nỗi đau thường thấy nhất của con người. Sinh ly tức là sống mà vẫn phải chia xa, biết có cơ hội gặp lại nhưng mà vẫn đau, chẳng hạn như: bố mẹ tiễn con gái về nhà chồng xa xứ, người trưởng thành rời bỏ quê hương để lên đường lập nghiệp,...

    Quả thật, mới nghĩ đã thấy buồn, thấy thương nhưng trách làm sao được bởi vì đây là một quy luật của Tạo hóa, cứ hễ sống là sẽ có sinh ly tử biệt, hợp tan là chuyện thường tình. Lưu luyến đấy, vấn vương đấy, thao thức hụt hẫng trong lòng đấy nhưng những cuộc chia ly cứ thế xảy ra mãi hoài.

    (Minh họa)
    Tử biệt
    Tử biệt là người sống và người chết chia tay nhau mãi mãi không thể nào gặp lại, từ nay cách trở âm dương, do đó có thể nói, tử biệt chính là nỗi đau lớn nhất của đời người. Đối diện với khoảnh khắc tử biệt một người mình yêu quý, nỗi đau như thể xé nát tim gan, đôi khi còn nấc lên thành tiếng. Cảm giác khó chịu này đeo bám mãi đến vài tuần, vài tháng, thậm chí là vài năm sau.

    Tử biệt cũng giống với sinh ly, bản chất của nó là quy luật của cuộc sống, có sinh là sẽ có tử. Tuy nhiên, dẫu biết xa cách ngàn trùng, thống khổ nhoi nhói trong lòng ngực nhưng qua đó hãy biết trân trọng cuộc đời mình đang có, đang sống và yêu quý mọi người chung quanh, hôm nay còn thấy nhau đã là một điều hạnh phúc.

    4 niềm vui lớn nhất đời người

    Cửu hạn phùng cam lộ
    Thời xưa nền kinh tế dựa vào nông nghiệp, mưa thuận gió hòa là mong ước của cả xã hội. Hạn hán lâu ngày là tai họa giáng xuống cho cả một vùng, không đủ lương thực thực phẩm, có nguy cơ chết đói. Ngoài ra, khí trời nóng nực khô hạn, kéo dài cũng gây nhiều phiền toái và khó chịu cho con người, gây nhiều bệnh tật cho người và gia súc.

    Giữa lúc hạn hán kéo dài, nguy cơ trùng trùng ấy, trời bỗng đổ cơn mưa rào ngọt ngào như nước cam lồ, có khác nào trở về từ cõi chết, vạn vật hồi sinh.

    Tha hương ngộ cố tri
    Xưa người ta sống quây quần trong dòng tộc, làng xã. Dù đi đâu, làm gì cũng quy về quê cha đất tổ. Chỉ những người nghèo khổ, hết đường sinh sống ở quê nhà mới buộc phải giũ áo ra đi, tha phương cầu thực. Nơi đất khách quê người, cun cút một mình, lủi thủi cô độc, không họ hàng thân thích, cũng chẳng bạn bè người quen. Bỗng một hôm nơi tha hương đất khách đó gặp lại bạn tri kỷ, gặp được người cố tri, thử hỏi còn gì vui sướng bằng.

    Con người sống trong quần thể, sống giữa những mối giao tiếp gia đình, huyết thống, làng xóm, bằng hữu. Con người dù vĩ đại đến đâu, mạnh mẽ đến đâu cũng khó lòng mà chịu đựng nỗi cô đơn. Nhất là người xa nhà, xa người thân, nỗi nhớ nhà, nhớ quê cha đất tổ, bao đắng cay cực khổ, bao tâm sự trong lòng nào biết thổ lộ cùng ai. Giữa lúc cô khổ đơn côi, gặp người cố tri, niềm vui sướng như từ trên trời rơi xuống, bất ngờ, thú vị.

    Động phòng hoa chúc dạ
    Chuyện vui cả đời người là kết thành đôi lứa. Kết hôn là niềm vui của đời người, của gia đình, giòng tộc. Người xưa quan niệm hôn nhân là cái duyên thiên định, một đời chỉ kết hôn một lần, nên mới có câu: "Tu trăm năm mới đi chung một chuyến thuyền, tu ngàn năm mới nên duyên vợ chồng". Tình nghĩa vợ chồng đi qua nhiều kiếp mới đến được với nhau.

    Vậy nên, đêm động phòng hoa chúc chẳng phải là niềm vui lớn cả đời người đó hay sao?

    Kim bảng đề danh thì
    Xưa kia trong xã hội kinh tế nông nghiệp, cơ hội dành cho các thanh niên, trí thức không nhiều. Vậy nên ai ai cũng miệt mài sôi kinh nấu sử, chỉ mong thi cử đỗ đạt thành danh. Chế độ khoa cử xưa, hàng ngàn người thi mới có vài người đỗ đạt. Đỗ tiến sĩ, còn gọi là ông nghè, vinh quy bái tổ, rạng danh dòng tộc, vinh dự quê hương.

    Thập niên song hạ vô nhân vấn,
    Nhất cử thành danh thiên hạ tri.


    Nghĩa là:
    Mười năm dùi mài học tập bên cửa sổ, không có người hỏi đến,
    Chỉ một khoa thi đỗ đạt, thành danh, cả thiên hạ đều biết đến.


    Thi cử xưa khó khăn bao nhiêu, các sĩ tử phải nỗ lực suốt mười năm trời, có người cả cuộc đời học hành, đến già vẫn còn dự thi, chỉ mong có được chút công danh, mà không toại nguyện. Thế nên, con đường càng gập ghềnh chông gai, đường đi càng khó khăn vất vả, công sức nỗ lực bỏ ra càng nhiều, quyết tâm càng cao, thì khi đạt được mục tiêu, đạt được mục đích, niềm vui sướng mới to lớn, thành công mới vĩ đại.


    Last edited by trungthuc; 04-23-2022, 10:09 PM.
Working...
X