Announcement

Collapse
No announcement yet.

Những phim Mỹ mô tả gần như thật về chiến tranh Việt Nam

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Những phim Mỹ mô tả gần như thật về chiến tranh Việt Nam

    HOLLYWOOD, California (NV) – Đến bây giờ, không ai có thể quên được chiến tranh Việt Nam. Cuộc chiến đó là một chủ đề thường được đưa lên màn ảnh, cho khán giả thấy được nhiều khía cạnh, từ những binh sĩ ngoài mặt trận, đến cuộc sống của các cựu chiến binh và những con người khác có liên quan đến chiến tranh Việt Nam.

    Một cảnh trong phim “Apocalypse Now.” (Hình: filmforum.org)

    Trong nhiều năm, Hollywood có nhiều tác phẩm về chiến tranh Việt Nam không thể bỏ qua được, giúp khán giả mở rộng hiểu biết của họ về cuộc chiến này.

    Apocalypse Now

    Công chiếu năm 1979, chỉ bốn năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, “Apocalypse Now” của đạo diễn Francis Ford Coppola đưa khán giả vào một cuộc chiến tàn khốc và cho họ thấy được cuộc chiến đó ảnh hưởng đến tâm lý của một con người ra sao.

    Dựa theo tiểu thuyết “Heart of Darkness” của nhà văn Joseph Conrad, phim có nhân vật chính là Đại Úy Benjamin Willard do tài tử Martin Sheen đóng, với bối cảnh là chiến tranh Việt Nam trong năm 1970.

    Ông Willard phải đi theo đường sông từ Việt Nam đến Cambodia vì nhận được nhiệm vụ bí mật là ám sát Đại Tá Kurtz do tài tử Marlon Brando đóng. Ông Kurtz là đại tá của Lính Đặc Nhiệm Hoa Kỳ, bị tố cáo giết đồng đội và bị rối loạn tâm lý.

    “Apocalype Now” còn có sự xuất hiện của các diễn viên như Frederic Forrest, Albert Hall, Sam Bottoms, Laurence Fishburne, Harrison Ford và Dennis Hopper.

    Diễn xuất của dàn diễn viên, nhất là hai vai chính, cho khán giả thấy được điều gì làm một con người không còn bình thường trong tâm lý nữa, cũng như hiểu được không ai có thể thoát khỏi điều đó.

    Born on the Fourth of July

    Tài tử Tom Cruise trong phim “Born on the Fourth of July.” (Hình: filminc.org)

    Đây là phim về chiến tranh Việt Nam công chiếu năm 1989 của đạo diễn Oliver Stone, giúp tài tử Tom Cruise được đề cử nhận Oscar sau sáu năm thành công trên màn ảnh.

    Trong phim này, Tom Cruise đóng vai một thanh niên ở New York, có tên Ron Kovic, một nhân vật có thật ngoài đời. “Born on the Fourth of July” dựa theo hồi ký của ông Kovic, nói về khoảng thời gian ông nhập ngũ để ra trận ở Việt Nam.

    Khi đến Việt Nam lần thứ hai, ông vô tình giết một binh sĩ khác khi đang rút lui, sau đó bị liệt một phần cơ thể vì bị thương.

    Ông trở về Hoa Kỳ, thấy chính phủ không chăm sóc cho các cựu chiến binh và thấy người dân không hiểu biết nhiều về cuộc chiến, chia thành hai chính kiến, không hiểu ông và các binh sĩ khác phải trải qua những gì ngoài mặt trận. Chính vì vậy, ông Kovic trở thành một người phản đối chiến tranh Việt Nam rất mạnh mẽ.

    Diễn xuất của tài tử Cruise cho khán giả thấy được một cựu chiến binh vừa trầm cảm vừa rối loạn tâm lý sau chiến tranh và còn nghiện rượu. Có thể nói đây là một trong những vai diễn xuất sắc của tài tử Cruise trong cả sự nghiệp của ông.

    “Born on the Fourth of July” thắng giải Oscar đạo diễn xuất sắc nhất, nhưng diễn xuất đầy nhiệt huyết của Tom Cruise đã góp phần lớn cho điều đó.

    Full Metal Jacket

    Trung Sĩ Hartman và các binh sĩ trẻ của “Full Metal Jacket.” (Hình: cinestudio.org)

    Tác phẩm “Full Metal Jacket” năm 1987 của đạo diễn lừng danh Stanley Kubrick có thể nói là một phim về chiến tranh Việt Nam không thể quên được.

    Qua các phim như “The Shining,” “A Clockwork Orange” và “Eyes Wide Shut,” khán giả của thập niên 1980 biết chắc chắn mình sẽ xem được một tuyệt tác mới của đạo diễn Kubrick, và ông lại một lần nữa chinh phục được họ.

    Phim nói về một nhóm thanh niên vào trại Parris Island của Thủy Quân Lục Chiến để được huấn luyện, sau đó được đưa đến Việt Nam.

    Các nhân vật chính gồm có hai binh sĩ trẻ là J.T. Davis, được gọi là “Joker,” vì hay nói đùa, và Leonard Lawrence, một binh sĩ không nhanh nhẹn như các đồng đội và có biệt danh là “Gomer Pyle.”

    Một nhân vật chính khác Trung Sĩ Hartman, người phụ trách huấn luyện các binh sĩ trẻ, do tài tử R. Lee Erney đóng.

    Sau khi trải qua khóa huấn luyện gian khổ, các binh sĩ trẻ được nhận nhiệm vụ khi đến Việt Nam. Binh sĩ Joker được đưa vào báo chí của quân đội, còn Pyle và những người khác thì vào bộ binh.

    Trong đêm cuối tại Parris Island, binh sĩ Pyle vừa đọc những lời tuyên thệ của Thủy Quân Lục Chiến vừa nạp đạn vào khẩu súng trường, sau đó bắn chết Trung Sĩ Hartman rồi tự tử.

    Khi đến Việt Nam, binh sĩ Joker phải trải qua nhiều thứ rùng rợn và không thể quên được.

    Những phim về chiến tranh Việt Nam thành công thường đào sâu vào tâm lý của những người có mặt trong cuộc chiến này, và “Full Metal Jacket” đã làm được điều đó.

    Good Morning Vietnam

    Tài tử Robin Williams trong vai xướng ngôn viên của “Good Morning Vietnam.” (Hình: raduni.org)

    Trong phim “Good Morning Vietnam” của năm 1987, cố tài tử Robin Williams đóng vai xướng ngôn viên Adrian Cronauer trên radio ở Việt Nam trong thời chiến tranh.

    Các xướng ngôn viên của quân đội thường rất khô khan, không có gì độc đáo, nhưng ông Crauner mang sự hài hước đến cho các chương trình phát thanh, giúp các binh sĩ vui cười và phần nào vượt qua được sự căng thẳng của chiến trận


    Vì sao ‘Succession’ đoạt đến 4 giải Emmy 2020?
    Oct 2, 2020

    Thành Long và Arnold Schwarzenegger lần đầu đóng chung trong…
    Oct 1, 2020

    ‘Minari’ nói về cuộc sống người Á Châu đoạt giải của…
    Oct 1, 2020

    Không chỉ vậy, các chương trình này còn giúp ông vượt qua được những đau khổ trong nội tâm và cũng vượt qua được suy nghĩ của mình về cách các nhà lãnh đạo đang chỉ huy lính Mỹ.

    Nét độc đáo của bộ phim này là vừa có chính kịch vừa có hài kịch, rất hiếm thấy trong các phim chiến tranh.

    Phim cho khán giả thấy được dù chiến tranh rất tàn khốc, nhưng vẫn có những con người mang lại được tiếng cười cho người khác, làm mọi thứ phần nào nhẹ nhàng hơn.

    Nhiều khán giả cho rằng đạo diễn Gus Van Sant chỉ cần để tài tử Willaims ngồi trước microphone và cho ông nói chuyện thoải mái vì diễn xuất của ông cho thấy được điều đó.

    Quả thật, nhiều đoạn nói trên đài phát thanh trong “Good Morning Vietnam” là do tài tử Williams tự nói, hoàn toàn không có trong lời thoại.

    Chính vì vậy, đây là lần đầu tiên tài tử Williams được đề cử nhận Oscar và còn nhận được giải Golden Globe.

    Hamburger Hill

    Một cảnh trong phim “Hamburger Hill.” (Hình: themoviedb.org)

    Phim “Hamburger Hill” của năm 1987 là một phim về chiến tranh Việt Nam hay, nhưng không thành công vì công chiếu cùng năm với hai tác phẩm “Full Metal Jacket” và “Good Morning Vietnam.”

    Phim nói về trận chiến có thật là Trận Đồi Thịt Băm, hay “Hamburger Hill” trong tiếng Anh, từ ngày 10 đến 20 Tháng Năm, 1969.

    Trong phim này, Sư Đoàn Nhảy Dù 101 phải tìm cách chiếm đồi 937. Đồi này được đặt tên 937 vì cao 937 mét.

    Qua cái nhìn của đạo diễn John Irvin, “Hamburger Hill” cho khán giả thấy được sự mệt mỏi không chỉ về thể xác và còn về tâm lý của những binh sĩ và những người khác tham gia trận đánh này.

    Sau khi hy sinh rất nhiều binh sĩ, quân đội Hoa Kỳ chiếm được đồi 937, nhưng sau đó bỏ ngọn đồi này chỉ vài tuần sau khi chiếm được. Điều đó dẫn đến việc nhiều người chỉ trích sự lãnh đạo của các tướng lãnh, và làm cho quân đội phải sư nghĩ lại chiến thuật ở Việt Nam.

    Đây là một phim về chiến tranh Việt Nam được đánh giá rất cao, nhưng bị lu mờ vì năm 1987 có hai phim khác cùng chủ đề quá nổi trội là “Full Metal Jacket” và “Good Morning Vietnam.”

    Platoon

    Tài tử Willem Dafoe trong vai Trung Sĩ Elias của phim “Platoon.” (Hình: tmdb.org)

    Từ năm 1986 đến 1993, đạo diễn Oliver Stone có đến ba phim về chiến tranh Việt Nam, và có thể nói thành công nhất tác phẩm “Platoon” của năm 1986.

    Trong phim này, sinh viên Chris Taylor (do tài tử Charlie Sheen đóng) bỏ đại học để nhập ngũ và ra trận ở Việt Nam hồi năm 1967. Khi ra trận, những suy nghĩ lý tưởng của anh trong lúc đi học dần dần biến mất.

    Vì chiến tranh Việt Nam khó biết ai là kẻ thù, ai là thường dân, các binh sĩ không thể nào giữ bình tĩnh được. Điều đó dẫn đến hai chỉ huy trong nhóm của binh sĩ Taylor có nhiều xung đột.

    Trung Sĩ Barners do tài tử Tom Berenger đóng thì cho rằng người dân trong một ngôi làng gần nơi đóng quân của lính Mỹ đang chứa chấp lính Việt Cộng. Trong khi đó, Trung Sĩ Elias do tài tử Willem Dafoe đóng thì thông cảm với người dân bản xứ hơn, khiến các binh sĩ cũng xung đột trong lúc vừa đối phó với kẻ địch.

    “Platoon” cân bằng hai cách nhìn của hai trung sĩ rất hay, khiến khán giả luôn suy nghĩ khi xem phim này.

    Phim vừa thể hiện được ảnh hưởng của chiến tranh đến tâm lý của các binh sĩ, vừa thể hiện được tình người trong lửa đạn.

    “Platoon” được các cựu chiến binh đánh giá rất cao và giúp đạo diễn Oliver Stone đoạt hai giải Oscar phim hay nhất và đạo diễn xuất sắc nhất.

    The Deer Hunter

    Tài tử Robert De Niro trong vai Mike Vronsky chơi trò cò quay Nga trong phim “The Deer Hunter.” (Hình: cinecation.org)

    Tác phẩm “The Deer Hunter” của đạo diễn Michael Cimino hồi năm 1978 đoạt đến năm giải Oscar và cũng thể hiện xuất sắc tâm lý của những người từng ra trận ở Việt Nam.

    Phim nói về ba người bạn ở Pennsylvania là Mike Vronsky (Robert De Niro đóng), Steven Pushkov (John Savage đóng) và Nick Chevotarevich (Christopher Walken đóng).

    Trước khi rời Hoa Kỳ, Mike và Nick đi săn nai lần cuối. Ông Mike lúc nào cũng bắn một phát để giết con nai và đây là một chi tiết rất quan trọng của phim.

    Khi đến Việt Nam, ba người ban bị Việt Cộng bắt và bị ép chơi trò cò quay Nga. Ông Steven sợ và chĩa súng, bắn lên trần nhà, sau đó bị quăng vào ngục đầy chuột và xác chết.

    Ông Mike và Nick nói với cai ngục nạp ba viên đạn vào khẩu súng để trò cò quay Nga “hấp dẫn” hơn, nhưng dùng khẩu súng đó để giết cai ngục, và ba người bạn trốn thoát.

    Sau khi trải qua nhiều thứ ở Việt Nam, cả ba nhân vật khó hòa nhập lại với cuộc sống bình thường, và còn gặp nhiều vấn đề về gia đình.

    Cuối cùng, ông Nick quyết định chơi trò cò quay Nga lần cuối và có người bạn Mike chứng kiến. Trước khi bóp cò, ông Nick nhớ đến cách bắn nai một phát của bạn mình, rồi nổ súng.

    Nhờ sự thể hiện tâm lý của các nhân vật rất xuất sắc, “The Deer Hunter” xứng đáng nhận năm giải Oscar, trong đó có phim hay nhất, đạo diễn xuất sắc nhất và vai nam phụ hay nhất của tài tử Christopher Walken. (Thiện Lê) [qd]

    —–
Working...
X