Announcement

Collapse
No announcement yet.

Máy tính Computer hoàn thành bản giao hưởng thứ 10 của Beethoven

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Máy tính Computer hoàn thành bản giao hưởng thứ 10 của Beethoven

    Computer vollendet Beethovens 10. Sinfonie
    KLASSIK-SENSATION!

    Click image for larger version

Name:	mot-khuc-doan-cua-ban-giao-huong-thu-1o-cua-beethoven.png
Views:	217
Size:	415.4 KB
ID:	67299
    Bản thảo của bản giao hưởng thứ 10 của Beethoven

    Theo như dự đoán, cho đến trước khi qua đời không lâu, Ludwig van Beethoven (1770-1827) đã làm việc cho tác phẩm vĩ đại cuối cùng của mình – Bản giao hưởng thứ 10. Và chỉ mới cách đây khoảng 40 năm người ta mới tìm thấy được những khúc đoạn và bản phác thảo dở dang trong di sản của thiên tài âm nhạc của nhân loại.

    Giờ đây bản giao hưởng thứ 10 dở dang đã được hoàn thành với sự trợ giúp của một chương trình máy tính trí tuệ nhân tạo (AI). Bản giao hưởng thứ 10 được công bố lần đầu vào ngày 9 tháng 10 tại Diễn đàn Telekom (Telekom-Forum) ở Bonn, Đức quốc do “Giàn giao hưởng Beethoven” biểu diễn dưới sự điều khiển của Dirk Kaftan, tổng giám đốc âm nhạc thành phố Bonn và của giàn nhạc Beethoven tại Bonn.

    Cho đến những năm 1980, không có bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy Beethoven đã có sáng tác một bản giao hưởng thứ mười trước khi ông qua đời vì bệnh xơ gan ở tuổi 56. Nhưng sau đó những mảnh khúc đoạn sáng tác và bản phác thảo ý tưởng của ông đã được tìm thấy trong di sản để lại của Beethoven.

    Một ý tưởng sử dụng công nghệ máy tính mới nhất để hoàn thành tác phẩm dở dang này được nảy sinh vào tháng 6 năm 2019. Để đạt được mục tiêu này, Deutsche Telekom đã tập hợp một nhóm các chuyên gia quốc tế gồm những nhà âm nhạc, nhà soạn nhạc, khoa học gia máy tính về âm nhạc và chuyên gia về trí tuệ nhân tạo.

    Các bản phác thảo và khúc đoạn đã được tìm thấy trong các ghi chú của Beethoven. Matthias Röder, người đứng đầu Viện Karajan ở Salzburg, Áo quốc và là giám đốc khoa học của “Dự án Beethoven” tại Telekom, cho biết: “Ông ấy luôn có một cuốn sổ nhỏ ghi chép âm nhạc trong túi áo khoác của mình. Nhà soạn nhạc đã nảy ra ý tưởng âm nhạc trong những lúc đi dạo và viết chúng ra ngay lập tức. Khi về đến nhà, ông ngồi vào bàn làm việc và đưa các ý tưởng vào một cuốn tập lớn hơn. Những cuốn sổ phác thảo này là kho báu và cũng là phòng thí nghiệm sáng tác của ông. Khi chúng ta nhìn vào những cuốn sổ phác thảo này, giống như chúng ta nhìn vào bộ não âm nhạc của Beethoven”, Röder nói.

    AI học được kiểu nhạc Beethoven như thế nào?
    Phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) đã tính toán như thế nào để có thể hoàn thành bản giao hưởng thứ 10 của Beethoven? Đó là một một chương trình máy tính bắt chước theo những quyết định của một người nào đó. Để có thể “sáng tác” như Beethoven, trước tiên phần mềm phải biết công việc của nhà soạn nhạc, qua những bài nhạc sáng tác của ông.
    “Chúng tôi đã đưa vào AI nhạc của Beethoven và của những người cùng thời, và qua đó chương trình AI học cách thiết lập giai điệu theo phong cách thời đó và đặc biệt giống như những giai điệu Beethoven.” Röder giải thích.

    Bước kế tiếp, nhóm nghiên cứu sử dụng AI để tiếp tục làm việc với các bản phác thảo của Beethoven. Qua đêm, phần mềm đã tính toán cách, từ các giai điệu hiện đang có, để có thể làm tiếp bản thảo dở dang, rồi đưa ra 200 đến 300 biến khúc khác nhau. Röder cho biết: “Nhóm chuyên gia sau đó đã xem xét nhiều khả năng đa dạng và quyết định chuyển vị trí này hoặc vị trí khác để hoàn thành tác phẩm”.

    Có bao nhiêu Beethoven trong tác phẩm đã hoàn thành?
    Công việc cho bản giao hưởng 10 được làm từng bước một và diễn ra trong vài tháng, vì chỉ những phần riêng lẻ của tác phẩm mới được tính toán. Ví dụ, khi thiếu sự chuyển đổi giữa hai phần của bản giao hưởng, AI tính toán để liên kết hai phần theo kiểu của Beethoven. “Trong bản giao hưởng giờ đây bạn nghe thấy khoảng 10 đến 15% chất liệu thời gian đến trực tiếp từ các bản phác thảo của Beethoven và phần còn lại là do AI sáng tác” Röder nói.



    Qua đó, một tác phẩm được hoàn thành trong sự “kết hợp sáng tạo giữa con người và máy móc”, như Röder nhấn mạnh. “Một AI có thể sáng tác theo kiểu mà nó đã học được. Rất lý thú khi người ta sử dụng AI như một dụng cụ, như chúng tôi đã làm trong dự án của mình. Với công nghệ, người ta có thể làm được nhiều việc mà trước đây không thể làm được. “

    “Được tạo ra theo kiểu của Beethoven”

    Kết quả nghe có vẻ như Beethoven đã tự mình hoàn thành tác phẩm? Röder nói: “Kết quả mà chúng tôi có được, nhiều người nghe có vẻ ngạc nhiên, bởi vì nó không mang kiểu rình rang của bản nhạc cuối cùng của Beethoven, mà chúng ta đã biết từ Bản giao hưởng số 9, nhưng nó đã mở ra một chương mới.” như Röder nói.
    Lý do: Trong bản phát thảo, Beethoven đã rút lui rất nhiều từ các tác phẩm trước đó của mình và cũng đã lên kế hoạch cho bản giao hưởng thứ 10 như một sự đối ngược với bản giao hưởng thứ 9. “Nhưng nó chắc chắn được sáng tác theo phong cách mà Beethoven cũng đã từng sáng tác. Vì vậy, nó là âm nhạc được tạo ra theo kiểu của Beethoven.”

    Những ai hâm mộ Beethoven và dư dả chút xíu có thể đến xem buổi trình diễn bản giao hưởng thứ 10 vào ngày 27 tháng 10 tại Elbphilharmonie ở Hamburg.

    Phương Tôn

    Tháng 10. 2021

    Link:
    https://www.bild.de/digital/multimed...9450.bild.html

Working...
X