Announcement

Collapse
No announcement yet.

Phải học luật trước khi đi câu cá ở Mỹ

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Phải học luật trước khi đi câu cá ở Mỹ

    Ở Mỹ, khí hậu mùa hè ấm áp cũng là dịp rất thích hợp để đi câu cá, câu cua. Tuy nhiên, đi câu ở Mỹ rắc rối vô cùng, không phải cứ thích vác cần câu ra bất cứ bờ sông, con suối hay bãi biển nào là cũng quăng câu được, bởi vì, nếu không cẩn thận, bạn rất có thể sẽ bị… hầu tòa.

    Giấy phép đi câu có nhiều loại như: giấy phép về câu cá nước mặn, câu cá nước ngọt, câu ở cả nước mặn và ngọt, giấy phép về câu cua… Tất cả đều là riêng biệt, bạn thích câu loại cá nào thì mua loại đó. Giá một giấy phép câu cá khoảng vài chục đô và một giấy phép chỉ dành cho một người với thời gian sử dụng thường chỉ trong một mùa câu (tức là một năm) mà thôi.
    Click image for larger version  Name:	phai-hoc-luat-truoc-khi-di-cau-ca-o-my0.png Views:	1 Size:	161.4 KB ID:	75468


    Muốn đi câu cá, câu cua ở Mỹ, trước tiên bạn phải mua giấy phép đi câu. (Ảnh minh họa: immica)

    Hơn nữa, trước khi đi câu, bạn phải lên Internet xem khúc sông nào, bờ biển nào được chính phủ cho phép câu và câu trong thời gian cụ thể nào. Tuy là với hình thức giải trí nhưng bạn buộc phải hiểu rõ luật câu ở tiểu bang bạn đang sống. Khi mua giấy phép câu cá, họ sẽ cho bạn một quyển sách về luật đi câu và bạn phải đọc kỹ càng để thực hiện nghiêm chỉnh các luật đó.
    Click image for larger version  Name:	phai-hoc-luat-truoc-khi-di-cau-ca-o-my1.jpg Views:	1 Size:	23.0 KB ID:	75469

    (Minh họa)
    Ví dụ như, có những khúc sông không cho phép bạn câu những lưỡi câu có ngạnh sâu. Bạn phải biết luật một con cá dài khoảng bao nhiêu thì được bắt lấy về. Nếu bạn lỡ câu được cá nhỏ (dưới tiêu chuẩn cho phép) thì bạn phải thả vì cá chưa đủ lớn để bắt. Thường thì một con cá hồi ở Mỹ dài hơn nửa thước, nặng ít nhất là 4kg, nếu nhỏ hơn thì bạn phải thả xuống nước lại.

    Quan trọng hơn hết, bạn phải nắm rõ mỗi loại cá bạn được câu bao nhiêu con trong một lần câu và một năm bạn được câu tất cả bao nhiêu con cá. Ví dụ như loại cá salmon (cá hồi) loại thường bạn được câu 4 con một lần nhưng loại king salmon bạn chỉ được phép câu 2 con một lần. Trong một năm bạn chỉ được phép câu không quá 60 con cá. Vì vậy, mỗi lần câu được cá bạn phải lấy giấy phép ra đánh dấu số lượng cá mà hôm đó bạn đã câu. Thông thường nếu ai mà câu quá số lượng của một ngày thì tự nhiên họ sẽ thả các con cá đó ra.

    Click image for larger version  Name:	phai-hoc-luat-truoc-khi-di-cau-ca-o-my2.jpg Views:	1 Size:	30.0 KB ID:	75470

    (Minh họa)

    Người Mỹ tôn trọng sự thành thật và mỗi người đều phải có ý thức. Nếu như bạn không mua giấy phép câu cá, hoặc bạn lấy quá số lượng, hoặc cá, cua chưa đủ kích thước và nghĩ rằng sẽ chẳng ai thấy thì đó là một sai lầm.

    Cảnh sát thường đi kiểm tra giấy phép của người đang câu hoặc khi bạn câu được cá, họ sẽ kiểm tra xem bạn có ghi chép số lượng hay không. Cảnh sát có thể kiểm tra và đọc vanh vách số lượng cá mà bạn đã câu và thả trong những lần trước là bao nhiêu con (có lẽ họ đặt máy quay đâu đó mà bạn không biết).

    Vậy nên, nếu may mắn, bạn có thể thoát được một lần nhưng chưa chắc đã thoát được lần sau. Nếu bạn phạm các luật trên thì sẽ bị tịch thu cần câu, xe, bị ra tòa, nộp phạt ít nhất cả ngàn đô và lý lịch thì sẽ bị một “vết dơ”.

    Việc đem bán cá, cua câu được cũng được xem là một tội, vì giấy phép bạn mua chỉ cho phép câu dưới hình thức giải trí chứ không phải để mua bán. Nếu bạn bán với giá rẻ hơn ở chợ thì đó là một sự không công bằng, cả người mua lẫn người câu đều có tội. Cảnh sát cũng hay bắt được những trường hợp mua bán trái phép này, nhất là những người đi câu cua.

    Thế mới biết phải "nhập gia tùy tục". Đi câu giải trí thôi mà cũng phải biết luật nữa đó. Sống trên nước Mỹ này, cái gì cũng phải cần học. Có lẽ cũng không cần giải thích tại sao người Mỹ ra những điều luật như trên, chắc ai trong chúng ta cũng hiểu là "phải luôn nuôi dưỡng và duy trì nguồn động vật trong thiên nhiên". Đừng bao giờ trả lời là tôi không biết, cái biên bản phạt lúc nào nó cũng biết rõ bạn khi bạn đã phạm luật.

  • Font Size
    #2
    Cám ơn bạn trungthuc post bài đi câu thú vị này, tôi từng đi câu mua license nước ngọt và nước mặn chung.
    Câu bờ kè và lên cầu tàu Pier hơi khác nhau
    Lên Pier thì free, câu bờ kè hai bên là biển thì free, một bên là bãi một bên là biển thì không free.
    Câu Meadow gặp Fish & Wildlife Service khó nó bắt mỗi license một cần câu thôi.
    Câu hồ thì có cái thù ngồi chờ và phải theo dõi lịch trình thà cá mùa Đông tứ tháng 11 tới tháng 3
    Hai năm nay dọn nhà xa chỗ cũ và dịch nên tôi gác...cần.
    Đọc vài này nhớ biển , nhớ hồ và bạn câu quá chừng

    Comment


    • Font Size
      #3
      Nghe nói chuyện đi câu cá mà phát thèm! Tôi ở Mỹ được 24 năm mà chưa hề biết gì về việc này, lo bươn chải kiếm sống, nay quá tuổi hưu rồi vẫn chỉ có thể coi thiên hạ câu cá trên TV hay trong phim mà thôi! Tiếc thật!

      Comment


      • Font Size
        #4
        Originally posted by trungthuc View Post
        Nghe nói chuyện đi câu cá mà phát thèm! Tôi ở Mỹ được 24 năm mà chưa hề biết gì về việc này, lo bươn chải kiếm sống, nay quá tuổi hưu rồi vẫn chỉ có thể coi thiên hạ câu cá trên TV hay trong phim mà thôi! Tiếc thật!
        Vùng bác sống có thể câu cá hồ cũng OK,
        Có lẽ nhìn thấy cảnh câu cá nục trên Pier này ai cũng mê, tôi cũng đã từng câu và về nhà lại mắc công di cho hàng xóm đó bác.
        Một cần mắc dây câu có sẵn cả chục lưỡi không cần mồi , dính cả chục con kéo không nỗi luôn

        Comment


        • Font Size
          #5
          Thanks bác trungtruc!

          Cái món này mê lắm, nhưng giờ đành gác kiếm. Đồ nghề đã treo giàn bếp hết rồi.

          Comment

          Working...
          X