Announcement

Collapse
No announcement yet.

Vì sao chúng ta không thở đều bằng cả hai lỗ mũi?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Vì sao chúng ta không thở đều bằng cả hai lỗ mũi?

    Con người có hai lỗ mũi, nhưng hầu hết lại chỉ tập trung dùng một bên để hít thở?
    Để kiểm tra điều này, bạn có thể đến gần tấm gương và thở ra bằng mũi, gương sẽ bị mờ đi. Sẽ có hai vết hơi nước sẽ đọng lại trên bề mặt, mỗi vết cho một lỗ mũi. Nhưng một vết sẽ lớn hơn vết kia, bởi vì mọi người chủ yếu chỉ thở bằng một lỗ mũi tại một thời điểm.

    Có khoảng 85% loài người chỉ hô hấp bằng một mũi; điều thú vị ở đây là ở những người này, cơ thể sẽ tự động chuyển đổi giữa hai lỗ mũi khoảng 4 tiếng một lần, tùy thuộc vào vị trí cơ thể, tình trạng sức khỏe.

    Điều này xảy ra nhờ các mô cương ở mũi tương tự như trong dương vật hoặc âm vật.

    Mô cương từ từ sưng lên trong một lỗ mũi, và che đi phần lớn lỗ thở trong khi các mô ở lỗ mũi còn lại sẽ thu nhỏ, cho phép luồng không khí đi ra nhiều hơn. Đặc biệt hơn, bên mũi bạn thở còn gây ra tác động lên cơ thể.

    (Minh họa)

    Nếu bạn đang thở qua mũi bên phải, lượng đường trong máu sẽ tăng lên và ép cơ thể sử dụng ôxy nhiều hơn. Ngoài ra, thở qua mũi phải sẽ kích thích sự gia tăng hoạt động ở não trái và ngược lại.
    Điều này sẽ có ích trong trường hợp bạn cần kích thích hoạt động ở vùng não bộ bên phải hoặc bên trái khi cần thiết.

    Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng, bạn không có khả năng thở bằng hai lỗ mũi, nhưng hầu hết là trong cùng một thời điểm thì bạn chỉ có dùng một lỗ mũi để thở.

    Chính xác hơn, các nhà khoa học chỉ ra rằng, cứ 4 giờ/lần thì con người lại thay đổi lỗ mũi để thở (từ phải sang trái, từ trái qua phải).
    Mặc dù vậy, thời gian này phụ thuộc khá nhiều vào tư thế của bạn (ngồi/đứng/nằm) và tình trạng hiện tại của hệ hô hấp.

    Theo một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí PLOS One, những người thuận tay phải có xu hướng dùng lỗ mũi bên trái nhiều hơn.

    Những người thuận tay phải có xu hướng dùng lỗ mũi bên trái nhiều hơn.

    Không ai chắc chắn lý do tại sao mà chu kỳ mũi lại tồn tại, nhưng có một giả thuyết được nhiều người chấp nhận: "Nó có liên quan đến việc để hơi ẩm tích tụ ở một bên mũi để không quá khô".

    Tiến sĩ Benninger ở Viện nghiên cứu Cleveland Clinic (Mỹ) cho biết tại bất cứ thời điểm nào, con người sẽ hít thở khoảng 75% từ lỗ mũi này và 25% từ lỗ mũi còn lại. Hai lỗ mũi hoán đổi vai trò cho nhau liên tục trong ngày, được gọi là chu kỳ mũi.

    Trong một chu kỳ mũi, một lỗ mũi bị tịt, nên sẽ đóng góp ít không khí hơn, trong khi lỗ mũi còn lại sẽ được thông. hầu hết mọi người không nhận thức được chu kỳ của mũi. Tuy nhiên, nó có thể trở nên dễ nhận thấy hơn trong khi ngủ.

    Ví dụ, nếu một người nằm nghiêng về bên phải, trọng lực sẽ khiến lỗ mũi dưới (lỗ mũi bên phải) sẽ bị tắc nghẽn nhiều hơn. Nếu chu kỳ đã chỉ định lỗ mũi bên phải tự nhiên bị tắc nghẽn nhiều hơn vào thời điểm đó, thì sẽ không có tác dụng đáng kể. Nhưng nếu vòng quay của mũi đã làm cho lỗ mũi bên trái bị nghẹt nhiều hơn và lỗ mũi bên phải bị nghẹt do nằm nghiêng, có thể sẽ làm khó thở và người bệnh có thể bị thức giấc.

    Thông thường, mọi người chỉ nhận thấy chu kỳ nếu họ bị tắc nghẽn nhất quán ở một bên mũi. Điều này có thể xảy ra là nếu một người bị lệch vách ngăn, tức là bức tường giữa lỗ mũi bị dịch chuyển, khiến cho nó bị đẩy sang một bên.

    Trong mũi một số người cũng mọc các khối u mềm không đau, được gọi là polyp, có thể gây ra hậu quả tương tự. Mặc dù ít phổ biến hơn, các khối u cũng có thể có liên quan đến chuyện bị nghẹt mũi này.

    Mặc dù mũi của bạn có thể cảm thấy nghẹt khi bị cảm lạnh, nhưng đó không phải là do chu kỳ của mũi. Về căn bản cả hai lỗ mũi đều bị tắc nghẽn khi bạn bị ốm, vì vậy bạn sẽ khó thở bằng mũi cho dù bạn đang ở đâu trong chu kỳ mũi này.

    Có nhiều cách để làm cho thông cả hai lỗ mũi cùng một lúc, có thể tạm thời khiến cho chúng ta thở ra đều hơn cho đến khi chu kỳ mũi tiếp tục xảy ra.

    Benninger cho biết, các loại thuốc như thuốc xịt làm thông mũi cũng như tập thể dục có thể có tác dụng tương tự.

    Theo một nghiên cứu năm 2021 trên Tạp chí Tai, Mũi & Họng, quan hệ tình dục cũng có thể làm cho thông mũi và có thể là một biện pháp thay thế tự nhiên cho loại thuốc giúp thông mũi.

  • Font Size
    #2
    Originally posted by trungthuc View Post
    Theo một nghiên cứu năm 2021 trên Tạp chí Tai, Mũi & Họng, quan hệ tình dục cũng có thể làm cho thông mũi và có thể là một biện pháp thay thế tự nhiên cho loại thuốc giúp thông mũi.
    chà cái vụ chữa nghẹt mũi này hơi mệt à nhen

    Comment


    • Font Size
      #3
      Originally posted by Cao Nguyên View Post
      chà cái vụ chữa nghẹt mũi này hơi mệt à nhen
      Chỉ mới nghe nói thôi, bệnh nghẹt mũi kinh niên của lão, bổng dứt hẳn luôn rồi bác.

      Comment


      • Font Size
        #4
        Originally posted by Cao Nguyên View Post
        chà cái vụ chữa nghẹt mũi này hơi mệt à nhen
        hahaa.. có thể nó để một mũi nghĩ mệt giống như bánh xe cua rơ vậy đó bác .. một lỗ bị nghệt thì bác kêu bảo hiểm tới thọt cho lỗ còn lại làm việc .. hahahah

        Comment


        • Font Size
          #5
          Originally posted by Lê Vũ View Post

          Chỉ mới nghe nói thôi, bệnh nghẹt mũi kinh niên của lão, bổng dứt hẳn luôn rồi bác.
          Originally posted by tctd View Post

          hahaa.. có thể nó để một mũi nghĩ mệt giống như bánh xe cua rơ vậy đó bác .. một lỗ bị nghệt thì bác kêu bảo hiểm tới thọt cho lỗ còn lại làm việc .. hahahah
          hahahaha...đợi bảo hiễm tới bà kêu anh ơi ..là hết nghẹt liền...

          Comment

          Working...
          X