Announcement

Collapse
No announcement yet.

Giải mã việc con người cần ngủ và phải ngủ bao lâu?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Giải mã việc con người cần ngủ và phải ngủ bao lâu?

    Mặc dù có nổi lo sợ rằng các thiết bị điện tử đang được sử dụng có thể có tác hại ít nhiều đến giấc ngủ, chúng ta hiện nay có thể đã ngủ nhiều hơn bao giờ hết và có thể người ta đã bị hiểu lầm về mục đích của giấc ngủ.

    Chúng ta đang ngủ nhiều hơn tổ tiên mình!
    Người ta bảo rằng con voi không bao giờ quên đường lạc lối. Và người ta cũng thường nói rằng, một trong những chức năng của giấc ngủ là để củng cố cho trí nhớ. Nếu cả hai điều này đều đúng thì con voi phải ngủ rất nhiều, nhưng sự thật là voi, tuy có bộ não lớn nhất trong các động vật có vú, chỉ ngủ có hai tiếng một đêm.

    Mặc dù gần như đêm nào chúng ta cũng ngủ, nhưng giấc ngủ cũng là một trong những khía cạnh hoạt động dể bị hiểu lầm nhiều nhất. Hóa ra là có rất nhiều quan điểm chung về giấc ngủ, giống như ở thí dụ nói trên, là không đúng.

    Chẳng hạn đã bao giờ bạn nghe nói rằng do ánh sáng điện và ánh sáng xanh của mặt màn hình smartphone mà chúng ta nhìn vào trước khi đi ngủ sẽ làm cho giấc ngủ bị rút ngắn hơn so với tổ tiên săn bắt hái lượm của chúng ta?

    Liệu nhìn vào smartphone ngay trước khi bạn ngái ngủ có ảnh hưởng gì đến giấc ngủ của bạn hay không?
    "Nhiều người đã được nghe nói điều này rất nhiều lần trên truyền thông nên họ tin là vậy", Jerry Siegel, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giấc ngủ của Đại học ở Los Angeles, California, nói. Ông thừa nhận đó là một câu chuyện hấp dẫn, mặc dù nó có thể hoàn toàn không đúng. "Điều rắc rối là thực sự chúng ta không có số liệu gì về việc này", ông nói. "Máy móc mà chúng ta sử dụng để đo giấc ngủ mới chỉ được sáng chế ra mới đây mà thôi".

    Do không thể mường tượng được tổ tiên chúng ta ngủ bao lâu, ông Siegel đã quyết định thực hiện điều tốt nhất nếu có thể như sau. Ông đi đến các nơi như Tanzania, Namibia, và Bolivia, và theo dõi các nhóm người chuyên đi săn bắt hái lượm. Những người này được sinh ra trong môi trường gần nhất với môi trường sống của tổ tiên chúng ta.

    Trong suốt cuộc đời trong việc săn bắt hái lượm mà họ đã sống và ngủ mà không hề có các thiết bị máy móc hiện đại mà chúng ta nghĩ rằng sẽ có ít nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng ta. Nhiều ngàn dặm đã cách biệt giữa hai nhóm người ở châu Phi, trong khi nhóm thứ ba là nhóm người đã di cư khỏi Châu Phi, di chuyển qua châu Á, đi qua giải đất nối liền Alaska, rồi sang Bắc Mỹ, xuống đến tận Nam Mỹ. Mặc dù có sự khác biệt rất lớn, cả ba nhóm người này mỗi đêm đều ngủ trong khoảng thời gian như nhau, trung bình là 6 tiếng rưỡi. Theo ông Siegel, không có lý do gì để cho rằng tổ tiên chúng ta ngủ nhiều hơn vậy.

    Giống như với người, loài khỉ tinh tinh thường ngủ một giấc khá dài.
    Đa số những người sống trong xã hội hiện đại với tất cả các trang thiết bị kỹ thuật và điện tử tối tân, thời gian ngủ trung bình trong là khoảng từ 6 đến 8 tiếng một đêm. Do vậy, không những tổ tiên chúng ta không ngủ nhiều hơn mà có thể họ còn ngủ ít hơn một số người trong chúng ta nữa.

    Chúng ta cũng thường ngủ thoải mái trong ngôi nhà có máy điều hòa nhiệt độ, trên tấm nệm êm ái có gối mềm mịn, chỉ còn lo là ai kéo giành chăn hoặc có cho con chó mèo cưng ngủ chung hay không. Thay vì thế, tổ tiên chúng ta nằm ngủ trên phiến đá, đất hoặc cành cây, không có các đồ tiện dụng như chăn ấm hoặc lò sưởi. Có thể không có rèm che để ngủ nán thêm khi mặt trời mọc, cũng như không thể tránh được thời tiết thay đổi bất thường và các loài côn trùng quấy rối như muổi, kiến, rắn, rít,... Họ cũng lo sợ bị thú dũ ăn thịt bắt tha đi hoặc bị nhóm người đối địch tấn công trong lúc họ ngủ. Chẳng có lạ gì là mỗi đêm họ chỉ ngủ được hơn 6 tiếng một chút.

    Lại còn điều hoang đường nữa về cách ngủ của tổ tiên chúng ta là họ ngủ thành những giấc ngắn thay vì ngủ một mạch dài. Theo ông Siegel, điều này là hoàn toàn sai. Giả thuyết sai này là do chúng ta nhận thấy ở những thú cưng mà chúng ta nuôi.

    Thú cưng thường chỉ có giấc ngủ không sâu, không có nghĩa là tổ tiên chúng ta cũng phải ngủ như vậy.
    "Tôi nghĩ rằng, nguồn gốc của ý kiến này là do người ta nuôi mèo và chó, và thấy chúng ngủ kiểu đó", ông nói. Chúng ta chỉ là loài sinh vật cuối cùng trong dãy các loài vật có xu hướng ngủ thành một giấc dài liên tục về đêm. Đó là không kể đến loài vượn và khỉ, chúng không có giấc ngủ ngày, hoặc không thỉnh thoảng chợt thức giấc giữa ban đêm. Nhưng, giống như loài người, điều này không trở thành thông lệ vĩnh viễn.

    Thực vậy, việc nghiên cứu về nhiều nền văn hoá của Siegel cho thấy ở những nhóm người săn bắt hái lượm hiện đại tại châu Phi gần như họ không bao giờ ngủ ngày vào mùa đông, và chỉ ngủ ngày đôi chút vào mùa hè, có lẽ là một biện pháp để tránh cái nóng tệ nhất vào ban ngày. "Và ngay cả như vậy", ông nói, "một người trung bình chỉ ngủ ngày một lần trong 5 ngày".

    Nhưng có một điểm nhỏ mà những đồn đại tuy hơi hoang đường nhưng là đúng. Tất cả những người mà ông Siegel nghiên cứu đều sống khá gần vùng xích đạo. Nếu càng đi đến các vĩ tuyến cao hơn thì ban đêm có thể kéo dài đến 16 tiếng về mùa đông, do vậy khi sống ở môi trường như thế có thể làm tổ tiên chúng ta ở Bắc Âu sẽ chia nhỏ giấc ngủ đêm vào thời gian này trong năm. Nhưng do chúng ta đã chia mô hình ngủ theo chu kỳ tự nhiên theo mùa nên ngay cả những người ngày nay sinh sống ở Bắc Âu vẫn ngủ một mạch qua đêm, có lẽ chỉ thức dậy để đi vệ sinh mà thôi.

    Loài gấu ngủ đông để không phải hao tốn nhiều năng lượng vào thời gian hiếm thức ăn.
    Giải quyết xong hai chuyện hoang đường được đồn đại nhiều nhất về hoạt động của giấc ngủ, ông Siegel bây giờ chuyển sang những câu hỏi khác, căn cơ hơn, về bản chất của giấc ngủ. Vì sao chúng ta lại phải ngủ?

    Nếu giấc ngủ đóng vai trò củng cố trí nhớ hoặc hổ trợ một số chức năng khác của bộ não, thì bạn sẽ chẳng nghĩ rằng loài dơi nâu lớn sẽ ngủ đến 20 tiếng một ngày, trong khi loài voi châu Phi lớn hơn nhiều và có nhận thức phức tạp vẫn sống bình thường chỉ với 2 tiếng ngủ qua ngày đêm.

    Thế nhưng, ông Siegel cho rằng, phải chăng giấc ngủ không phải là một nhu cầu về sinh học mà là phương cách tiến hóa để có được năng xuất tối đa. Như ông đã viết trong Nature Reviews Neuroscience (Tạp chí Khoa học Thần kinh) vào năm 2009, có thể là giấc ngủ cung cấp một biện pháp để "gia tăng hiệu xuất hoạt động bằng cách điều chỉnh lịch biểu và giảm việc sử dụng năng lượng khi các hoạt động không có lợi ích nào".

    Đó là kinh nghiệm chung trong cả hai giới động vật và thực vật. Một số cây rụng lá vào mùa thu và ngừng quang hợp mà chúngta có thể coi đó là một kiểu ngủ thực vật. Gấu khi ngủ đông vào mùa tuyết lạnh, một phần là để tránh sự tiêu hao không cần thiết năng lượng vào thời gian ít có thức ăn.

    Những loài có vú khác, như nhím, chuyển sang trạng thái buồn ngủ được gọi là lờ đờ, khi đó sự chuyển hóa giảm thấp đến mức chỉ còn là hơi thở để giúp cho chúng sống qua được thời kỳ khó khăn. Có lẽ giấc ngủ chỉ đơn giản là một phiên bản của chúng ta về sự "giảm hoạt động để tự thích nghi" như vậy, cho phép chúng ta có năng xuất tốt vào ban ngày đồng thời tránh sự gắng sức quá nhiều (và dể gặp nguy hiểm vì thú dữ như thời xưa) về ban đêm, trong khi vẫn có thể thức dậy một cách dễ dàng nếu cần.

    Hoặc là, hiểu một cách khác, có thể đó là sự lười biếng có chọn lọc.

    Jason G Goldman
    BBC Future
    Link tiếng Anh:
    http://www.bbc.com/future/story/2017...w-much-we-need
Working...
X