Announcement

Collapse
No announcement yet.

11 điều bí ẩn xảy ra trong cơ thể khi chúng ta ngủ

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    11 điều bí ẩn xảy ra trong cơ thể khi chúng ta ngủ

    Lúc đêm đến là lúc mỗi người trong số chúng ta đều muốn có một giấc ngủ ngon và nạp lại năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, rất khó để có thể tìm thấy có một ai đó chưa bao giờ gặp phải một số cảm giác kỳ lạ và khó chịu trong giấc ngủ. Bởi vì có không ít trường hợp tỉnh giấc với cảm giác lúng túng xen chút hoảng loạn vì những gì xảy ra trong giấc ngủ đêm qua thật chẳng bình thường chút nào. Hãy cùng tìm hiểu qua 11 điều bí ẩn có thể xảy ra trong cơ thể khi bạn đang ngủ nhé!

    1/ Bóng đè

    (Ảnh minh họa)

    - Cảm giác: Đã có khi nào bạn bị tỉnh giấc lúc giữa đêm và cảm thấy khó thở như có một vật gì đó đè nặng trên ngực, muốn mở mắt ra kêu cứu hay cử động chân tay đều cảm thấy bất lực hay chưa? Thêm vào đó là những ảo giác đáng sợ và cảm giác như đang có ai đó ở trong phòng vậy. Vào thời cổ đại, người ta cho rằng hiện tượng này có liên quan đến việc bị ma quỷ trêu ghẹo. Đó là cảm giác của bị bóng đè.

    - Tại sao điều đó lại xảy ra: Trong lúc bị bóng đè, vùng vỏ não được kích thích rất mạnh khiến cho con người trở nên tỉnh táo không khác gì lúc còn thức. Thế nhưng, khi đó các mối liên hệ thần kinh giữa não với các bộ phận cơ thể lại chưa được khai thông, tức là các cơ trong cơ thể bị "tắt" khi não còn thức. Kết quả là người bị bóng đè có cảm thấy bị tê liệt giống như có ai đang đè chặt tay chân mình vậy.​

    Có khoảng 7% dân số trên thế giới từng trải qua hiện tượng này cho biết rằng: Tư thế nằm sấp dễ dẫn đến trường hợp bị bóng đè. Vì vậy, bạn chỉ cần duy trì một lối sống tích cực và lành mạnh là có thể thoát khỏi nỗi ám ảnh này.

    2/ Ảo giác hypnagogic
    Click image for larger version  Name:	bi-an-giac-ngu-2.jpg Views:	1 Size:	29.2 KB ID:	80473
    (Ảnh minh họa)

    - Cảm giác: Ảo giác hypnagogic không hẳn là một loại rối loạn về giấc ngủ bởi vì hiện tượng này thường xảy ra khi sắp ngủ hoặc lúc thức giấc chứ không ập tới khi đang ngủ. Chúng ta thường có thể nghe thấy như có tiếng ai đó gọi tên mình, tiếng chuông vang vọng bên tai hoặc trông thấy những hình ảnh ghê rợn như ma, chú hề, xác chết,...

    - Tại sao điều đó lại xảy ra: Điều đáng nói ở đây là những người khỏe mạnh cũng có thể gặp phải trường hợp này. Trẻ con thường gặp nhiều hơn với lý do là chúng không muốn đi ngủ. Ảo giác hypnagogic có thể xảy ra là do căng thẳng, lo âu hoặc chỉ đơn giản là có một trí tưởng tượng phong phú. Ngoài ra, chúng cũng có thể xuất hiện nếu bạn đi ngủ lúc say rượu.

    3/ Nói mơ
    Click image for larger version  Name:	bi-an-giac-ngu-3.jpg Views:	1 Size:	24.5 KB ID:	80474
    (Ảnh minh họa)

    - Cảm giác: Nói mơ là một hiện tượng bình thường, có thể xảy ra với mọi đối tượng và cũng tương đối phổ biến. Hiện tượng này thường gặp nhất ở trẻ em. Người trưởng thành thường nói mơ khi cơ thể mệt mỏi hoặc căng thẳng thần kinh, ví dụ như khi bị sốt cao, stress, thiếu ngủ… Tuy nhiên, nếu hiện tượng nói mơ diễn ra nhiều lần và lặp đi lặp lại thì bạn nên xem xét lại tình trạng sức khỏe của mình.

    - Tại sao điều đó lại xảy ra: Tuy hiện tượng nói mơ này không nguy hiểm về mặt tâm lý nhưng đôi khi bạn cũng sẽ cảm thấy lo lắng vì sợ chính bản thân mình sẽ nói ra những bí mật sâu thẳm lúc nào không hay biết. Đặc biệt, đàn ông và trẻ em thường dễ bị mắc chứng này, do bởi căng thẳng. Tinh thần của người đó đang cố chống lại những gì mà họ không đồng ý với thực tế.

    4/ Mớ trong mơ
    Click image for larger version  Name:	bi-an-giac-ngu-4.jpg Views:	1 Size:	44.6 KB ID:	80475
    (Ảnh minh họa)

    - Cảm giác: Đôi khi bạn đang mơ và tỉnh dậy, nhưng những thứ cảm giác kỳ lạ đó vẫn cứ xảy ra và hóa ra sự thức dậy đó chỉ là giấc mơ. Nhiều người cho rằng mình đã gặp trường hợp như vậy kể từ sau khi bộ phim khoa học viễn tưởng "Inception" được công chiếu và thành công lớn.

    - Tại sao điều đó lại xảy ra: Những người tin vào vấn đề tâm linh cho rằng nếu bạn có giấc mơ như vậy, nghĩa là bạn có thể có sở hữu năng lực tâm linh. Tuy nhiên, khoa học vẫn chưa có giải thích chính thức nào về giấc mơ như thế này cả.

    5/ Mộng du
    Click image for larger version  Name:	bi-an-giac-ngu-5.jpg Views:	1 Size:	14.9 KB ID:	80476
    (Ảnh minh họa)

    - Cảm giác: Trạng thái này lại trái ngược với hiện tượng bị bóng đè, ý thức đang ngủ, còn mối liên hệ thần kinh giữa não bộ với các bộ phận cơ thể lại được khai thông​. Tức là trong khi ngủ, họ hoàn toàn có thể đi lại, quét nhà hay hoạt động mà không hề hay biết. Điều này thường rất nguy hiểm. Chứng mộng du là tình trạng mơ ngủ không tự điều khiển được hành động của mình, do đó sẽ chẳng ai nhớ được gì về chuyến "du ngoạn" lúc nửa đêm sau khi tỉnh dậy.

    - Tại sao điều đó lại xảy ra: Thông thường, mộng du được xem là hành động vô hại. Nhưng đôi khi chúng lại vô cùng nguy hiểm bởi người mộng du có thể tự làm tổn thương chính bản thân mình trong vô thức.

    Chứng mộng du (Somnambulism) xảy ra trong khoảng 4,6-10,3% dân số thế giới, trẻ em thường bị ảnh hưởng nhiều hơn. Hiện nguyên nhân, cũng như phương pháp điều trị vẫn chưa được tìm ra.

    6/ Hội chứng "đầu nổ tung"
    Click image for larger version  Name:	bi-an-giac-ngu-6.jpg Views:	1 Size:	40.7 KB ID:	80477
    (Ảnh minh họa)

    - Cảm giác: Trên thế giới có rất nhiều chứng bệnh cổ quái mà nhiều người trong chúng ta chưa từng nghe đến. Một trong số đó là hội chứng "đầu nổ tung" (Exploding Head Syndrome-EHS). Đây là hội chứng rối loạn cận giấc ngủ và ảo giác mà có khoảng 20% số người trên thế giới đang mắc phải. Hầu hết trong số họ sẽ nghe thấy những tiếng nổ cực lớn khi mới chợp mắt. Có điều, tiếng nổ này không có thật, mà nó chỉ diễn ra trong đầu họ thôi.​

    - Tại sao điều đó lại xảy ra: Các triệu chứng của hội chứng "đầu nổ tung" thường gắn liền với hiện tượng bị bóng đè mà nhiều người trong chúng ta hay gặp phải. Hội chứng "đầu nổ tung" lâu ngày có thể dẫn đến mất ngủ, chứng tim đập nhanh, đánh trống ngực, rối loạn hoảng sợ và trầm cảm.

    Cách tốt nhất để giải thoát khỏi hội chứng này là đến gặp bác sĩ. Ngoài ra, bạn phải tích cực giải quyết tình trạng thiếu ngủ nếu có, đi bộ, đọc sách hay tập yoga để thư giãn, giảm stress. Quan trọng nhất là không uống đồ uống có cồn.

    7/ Hội chứng "ngưng thở khi ngủ"
    Click image for larger version  Name:	bi-an-giac-ngu-7.jpg Views:	1 Size:	50.0 KB ID:	80478
    (Ảnh minh họa)

    - Cảm giác: Ngưng thở khi ngủ là một hội chứng rối loạn đặc trưng bởi việc ngừng thở trong đêm khi ngủ. Hiện tượng ngưng thở chỉ diễn ra từng lúc nhưng có thể dẫn tới tình trạng thiếu ôxy và tăng khí carbonic trong máu. Nó gây hoạt hóa thần kinh giao cảm, làm co mạch, tăng nhịp tim, dẫn đến tăng huyết áp, suy tim, loạn nhịp tim,... thậm chí còn có thể dẫn đến tử vong. Nguy cơ mắc phải bệnh tim mạch và tử vong ngày càng tăng cao khi số lần ngưng thở nhiều lần trong một giờ.

    - Tại sao điều đó lại xảy ra: Có một số nguy cơ tiềm ẩn có thể gây ra chứng "ngưng thở khi ngủ" như hút thuốc lá, sưng huyết mũi, đái tháo đường, uống rượu, thuốc an thần…

    Cách tốt nhất để tránh những nguy hiểm từ chứng "ngưng thở khi ngủ", bạn nên thiết lập cho mình một lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, luyện tập thể thao thường xuyên… Đặc biệt, hãy đi khám và chữa trị ngay để tránh các hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.

    8/ Giấc mơ lặp lại
    Click image for larger version  Name:	bi-an-giac-ngu-8.jpg Views:	1 Size:	33.4 KB ID:	80479
    (Ảnh minh họa)

    - Cảm giác: Chắc hẳn không ít người trong số chúng ta có những giấc mơ lặp đi lặp lại một cách kỳ lạ, thường xuyên tái hiện lại những cốt truyện giống nhau phải không?

    - Tại sao điều đó lại xảy ra: Các nhà tâm lý học tin rằng não bộ của chúng ta có những giấc mơ định kỳ như vậy là thể hiện những điều chúng ta không đạt được trong cuộc sống hàng ngày. Những giấc mơ này sẽ lặp đi lặp lại cho đến khi tình hình được giải quyết.

    9/ Cảm giác bị rơi tự do
    Click image for larger version  Name:	bi-an-giac-ngu-9.jpg Views:	1 Size:	42.9 KB ID:	80480
    (Ảnh minh họa)

    - Cảm giác: Đôi khi chúng ta có cảm giác như mình bị ném từ một độ cao nhất định xuống giường và cảm thấy thật sợ hãi khi thức dậy. Hoặc cũng có khi chúng ta mơ mình đang bay nhưng rồi vấp ngã và rơi xuống một cách "đau đớn". Thật khó chịu phải không?

    - Tại sao điều đó lại xảy ra: Khi ngủ, nhịp tim và nhịp thở chậm hơn, cơ bắp được thư giãn, bộ não coi như là ở trạng thái "chết". Những triệu chứng như vừa kể trên để kiểm tra xem người đó còn sống hay không, hãy đánh thức các cơ bắp, cơ thể sẽ thức dậy.

    10/ Hiện tượng "xuất hồn khi ngủ"
    Click image for larger version  Name:	bi-an-giac-ngu-10.jpg Views:	1 Size:	16.3 KB ID:	80481
    (Ảnh minh họa)

    - Cảm giác: Hiện tượng xuất hồn thường xảy ra lúc nghỉ ngơi, trước khi ngủ hoặc đang ngồi thiền. Nó xảy ra trong thời gian ngắn, bắt đầu với cảm giác đi vào đường hầm tối đen với ánh sáng rực rỡ phía cuối, giống trạng thái cận kề cái chết. Có người thấy “hồn” xuất ra rồi lại nhập vào xác. Đối với các nhà tâm linh, điều này khẳng định được sự tồn tại của linh hồn.

    - Tại sao điều đó lại xảy ra: Hiện tượng này rất khó có thể giải thích được. Trong khi các nhà khoa học vẫn biết rằng ảo giác thoát ra khỏi cơ thể vẫn tồn tại, nhưng không rõ nó hoạt động như thế nào và tại sao nó lại xuất hiện. Ngoài ra cũng không rõ làm thế nào để có thể đối phó với điều này.

    11/ Đột ngột "xuất thần" trong lúc ngủ
    - Cảm giác: Đôi khi, chúng ta không thể tìm ra giải pháp tốt cho một vấn đề trong thời gian dài, vì vậy bản thân luôn nghĩ về nó. Sau đó, trong giấc mơ, não bộ của chúng ta lại tiếp tục nhớ đến vấn đề đó.

    Dmitri Mendeleev, một người hóa học gia người Nga, đã bị ám ảnh bởi việc tạo ra một bảng tuần hoàn các nguyên tố và rồi ông đã nhìn thấy nó trong giấc mơ. Điều tương tự như vậy cũng đã xảy ra với người hóa học gia August Kekulé khi ông muốn tìm ra công thức hóa học của benzen.

    - Tại sao điều đó lại xảy ra: Điều này xảy ra là bởi đôi khi tiềm thức của chúng ta biết câu trả lời, nhưng chưa thật sự nhận thức được. Trong thời gian ngủ, tiềm thức hoạt động tích cực hơn và có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn.
    Attached Files
    Last edited by trungthuc; 04-08-2024, 09:11 AM.

  • Font Size
    #2
    🤣 đôi khi ám ảnh một vấn đề nào đó quá, nó sẽ trực tiếp in trong não rồi đi vào trong tâm sâu thẳm và cuối cùng nó sẽ xuất hiện trong giấc mơ mà bạn có thể nhớ.

    Mình bị hoài nè, mình là người khá điên cuồng với việc mê mẩn thứ mình yêu thích trước khi đi ngủ. Nếu mình cứ nghĩ về nó rồi ngủ thì mình sẽ mơ thấy nó. Vd mình đọc nhân vật kia nhân vật nọ mình muốn ôm đi, r đi ngủ mk sẽ thấy họ và ôm họ một cách rất chân thật mà k dối trá.

    Nhiều lúc còn có cả cảm giác mình không ở đây, ở thế giới này vậy, cảm giác sống động trong giấc mơ mà khi tỉnh lại bạn không phân biệt được đâu là mơ đâu là thật mới ớn lạnh thực sự chớ.

    Comment

    Working...
    X