Announcement

Collapse
No announcement yet.

Sơ lược về Quân sử Binh chủng BIỆT ĐỘNG QUÂN – QLVNCH

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • trungthuc
    replied
    Cho phép tôi được góp ý thêm về binh chủng nổi tiếng, khá hào hùng này khi được gọi là "Cọp đầu rồng" này. Khi tôi bước vào trung học đệ nhị cấp thì ở lối xóm có 1 tay bạn lớn hơn 2 tuổi, do mải ăn chơi, nhảy đầm ngoài xa lộ mổi đêm nên học hành chẳng ra sao, may mắn "vớt" được bằng Tú Tài 1 và rớt khi thi Tú Tài 2 (kẻ cả thi vớt đợt 2). Sau đó anh ta được gọi trình diện nhập ngủ khóa Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và miệt mài mấy tháng trời trong quân trường. Dĩ nhiên cứ 2 tuần được về phép 1 lần là anh ta lại rủ tôi đi nhảy đầm ngoài xa lộ.
    Đến ngày anh này ra trường mang cấp bậc chuẩn úy khi về nhà lại mặc bộ quân phục rằn ri của binh chủng Biệt Động Quân, cả xóm đều lác mắt trầm trồ khen, tay này "chịu chơi" thiệt!!

    Qua cuối năm 1971, đến lượt tôi lại lên đường nhập ngủ, trở thành Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị của Quân trường Thủ Đức, vừa hồi hợp vừa lo. Thật ra tôi hội đủ tiêu chuẩn để được hoản dịch và tiếp tục theo học năm thứ 3 của Viện Đại hoc Đà Lạt do mấy Cha thành lập, nhưng lúc đó vì thấy bạn bè lủ lượt bị động viên nên tôi cũng quá buồn rầu, chẳng muốn học nữa, nên "liều mình ăn theo" và hăng hái tòng quân giết giặc!! Một hành động khá "ngu ngốc" nhưng có lẻ do vận mệnh mình buộc làm vậy và sau khi bị
    "đứt phim"vào tháng 4/75, đi tù "cải tạo" gần 4 năm nên mới được qua Mỹ để được "đổi đời").

    Xin trở lại câu chuyên cá nhân tôi vô quân trường, tưởng đâu học 5, 7 tháng là sẽ được gắn lon ra tác chiến, nào ngờ lúc bấy giờ có vụ "Hòa đàm 4 bên ở Paris" nên thời gian thụ huấn được kéo dài, và tôi cùng nhiều đại đội khóa sinh khác nhau phải chia nhau lên đường về xã ấp khắp các tỉnh trong Nam để "nói chuyện về ngưng bắn" với bà con. Sau 2 đợt kéo dài gần 2 tháng mới trở về quân trường để hoàn tất việc thụ huấn quân sự này.

    Lúc bấy giờ ở khuôn viên quân trường, tôi rất ngưởng mộ máu áo của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến (vì ông anh cả là bác sĩ của tiểu đoàn 2/TQLC đã từng tham gia mặt trận Hạ Lào 791 & 720) cho nên tôi nhất quyết tình nguyện gia nhập binh chũng này khi gần mản khóa, thậm chí còn đi xuống khu gia binh đặt 2 bộ đồ rằn ri thật đẹp mắt của TQLC. Đến ngày tập trung lên Hội trường để nghe sĩ quan cán bộ đọc danh sách thì tôi đã có tên trong danh sách 22 người chuẩn úy tình nguyện gia nhập binh chũng TQLC (Binh chủng Nhảy Dù cũng cho tình nguyện theo số lượng hạn chế cho mổi khóa Sinh Viên Sĩ Quan Thủ Đức). Tôi đã phải gở giấu kính cận thị dày 6.25 độ bên trái khi được đại diện TQLC khám tổng quát (thấy có ai gan như vậy hay không) và được "chấm với sức khỏe tốt".

    Đến chừng vị sĩ quan cán bộ lần lượt đọc lên danh sách "chỉ danh" (thường là các đơn vị không chiến đấu, ngành công binh, văn phòng,...), "chọn đơn vị" (đa số là các sư đoàn bộ binh) và cuối cùng là danh sách "Cọp Liếm" (tức là những ai đổ đac với điểm số thấp sẽ đương nhiên được bổ sung vào binh chũng Biệt Động Quân (nên mới có "danh xưng Cọp Liếm" này). Tôi tưởng rằng cá nhân đã muốn gia nhập TQLC và đả có danh sách niêm yết trước ở mổi đại đội kóa sinh nên vẩn yên chí sẽ không có gì thay đổi, nào ngờ ba tôi vốn là cưu sinh viên tốt nghiệp College Cần Thơ cùng thời với Trung tướng Tham Mưu trưởng Nguyển Văn Mạnh, ông có viết thơ nhờ cậy ông Tướng này giúp cho con mình được phục vụ gần Sài Gòn, nên tôi đã bị "đá đít" ra khỏi danh sách TQLC và "chỉ đích danh" về phục vụ tiểu đoàn Đia Phương Quân ở tiểu khu Long An. Thật là đau như Trời giáng vậy, đánh phải vứt bỏ 2 bộ quân phục rằn ri thật đẹp để khoác bộ kaki màu xanh lá cây "yếu đuối" như thân tàu lá vậy!

    Cho nên ở đây tôi muốn nhấn mạnh, dù phục vụ ở đơn vị nào trong QLVNCH cũng thể hiện sự quyết tâm bảo vể đất nước của tuổi trẻ chống lai bọn xâm lăng độc ác phương Bắc, luôn hảnh diện để cấm súng chiến đấu chống kẻ thù hung tàn và hiểm ác này. Nhưng giai thoại về chuyện "Cọp Liếm" này vốn không hề phai trong tâm trí ở lóp người trẻ như cá nhân tôi, tuy trước đây có vài ngộ nhận về sự oai hùng của người lính Biệt Động Quân nhưng sau này mới vở lẽ ra sự thật khá đắng cay trong đó. Anh bạn lối xóm của tôi lúc mặc quân phục rằn ri của Biệt Động Quân thật uy nghi đáng sợ, nhưng tôi biết rằng anh ta do lười biếng trong học tập quân sự cộng với điểm thấp thì chuyện bị
    "Cọp Liếm" là khó tránh khỏi, và sau này trở thành sự chăm chọc mà tôi hay dành riêng cho anh ta mổi khi chạm mặt!!!

    Ôi, ký ức tuy xa xưa thật nhưng khó quên vô cùng!! Xin được chia sẻ với các bạn và xin cám ơn đã đọc qua.

    Leave a comment:


  • hoalucbinh18
    replied
    Tuy nhiên vấn đề đặt ra là muốn xử dụng các đơn vị tân lập này – vì các Đại đội BĐQ biệt lập – một cách hữu hiệu, thì việc huấn luyện cũng phải đặc biệt, để đào tạo thành những quân nhân hoàn hảo.

    Lệnh từ Tổng Thống :

    Tuyển chọn những cán bộ chỉ huy từ cấp Trung đội trưởng trở lên đến cấp Đại đội trưởng, đều là những quân nhân xuất sắc, giầu kinh nghiệm chiến trường và nhất là lòng can đảm và sức chịu đựng phải được coi là siêu và trên căn bản những cá nhân ấy tình nguyện xin gia nhập.

    Điều này cũng áp dụng cho tất cả các Hạ sĩ quan, Binh sĩ.

    Tóm lại toàn thể binh chủng do các quân nhân tình nguyện cấu thành – Binh chủng Biệt Động Quân không nhận binh sĩ quân dịch.

    Tháng 5/60, toán huấn luyện đặc biệt dưới quyền Đại tá William Ewald, từ Liên Đoàn 77 Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ, tại Fort Bragg, North Carolina, được gởi tới Việt Nam (DAMSG976774) để huấn luyện cho BĐQ về chiến thuật và kỹ thuật.

    Ngày 1 tháng 7 năm 1960, chính thức khai sinh Binh Chủng Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hòa, dưới sự hỗ trợ của những toán huấn luyện lưu động của Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ (Mobile Training Team) do Đại tá Lewis Mille chỉ huy.

    Song hành với những công việc trên, tại Sài Gòn, thủ đô VNCH

    – Thiếu tá Nhảy Dù Phan Trọng Chinh (sau là Trung tướng) được bổ nhiệm là Chỉ Huy Trưởng BĐQ Trung Ương đầu tiên

    – Thiếu tá Chinh đã cùng các sĩ quan khác như :

    - Đại úy Nguyễn Thành Chuẩn (sau là Đại tá) Tham mưu trưởng, v.v. tổ chức hoàn chỉnh Binh chủng, soạn thảo các huấn thị, huấn lệnh, chọn phù hiệu binh chủng, lập bảng cấp số, v.v.



    Trung Tướng Phan Trọng Chinh (1930-2014)




    Click image for larger version  Name:	index.jpg Views:	1 Size:	4.7 KB ID:	79212


    Tại các địa phương có những Trung tâm Huấn luyện, như ở :

    - Đà Nẵng (Hòa Cầm) Vùng I CT, Sông Mao, Nha Trang (TTHL Đồng Đế) cũng đã bắt đầu với những sĩ quan tốt nghiệp từ trường Biệt Động Quân Fort Benning, Georgia, Hoa Kỳ trở về đảm trách.

    Để đẩy mạnh công tác huấn luyện kịp với đà tăng trưởng của binh chủng và kịp cung cấp cho nhu cầu chiến trường, cuối năm 1960, một toán sĩ quan thuộc Liên Đoàn I Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ, đồn trú tại Okinawa (Nhật Bản) do Thiếu tá John Warren chỉ huy đã được đưa sang tăng cường cho việc huấn luyện BĐQ.



    Leave a comment:


  • Sơ lược về Quân sử Binh chủng BIỆT ĐỘNG QUÂN – QLVNCH


    SƠ LƯỢC VỀ BINH CHỦNG BIỆT ĐỘNG QUÂN - VIỆT NAM CỘNG HÒA


    Click image for larger version  Name:	222px-Vietnamese_Rangers_SSI.svg.png Views:	1 Size:	28.9 KB ID:	79208


    Hiệp định Genève chia đôi đất nước Việt Nam

    – Cộng Sản VN cai trị từ biên giới Việt–Hoa vào đến vĩ tuyến 17

    – Phần còn lại từ vĩ tuyến 17 đến Cà Mâu thuộc Quốc Gia Việt Nam.

    Sau hai năm, vào khoảng đầu năm 1956, Chính quyền cộng sản gởi công hàm cho Chính phủ VNCH (do Phạm văn Đồng, Thủ tướng CP/CSVN ký) đề nghị họp giữa hai miền để bàn về hiệp thương, sau đó tiến tới tổng tuyển cử như tinh thần Hiệp định Genève quy định.

    Biết được ý định giả trá, gian dối, không thật lòng của tập đoàn cộng sản Việt Nam, dù có hiệp thương hay tổng tuyển cử, thì miền Bắc cũng tìm cách gian lận, bịp bợm, nên Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã khước từ đề nghị nêu trên của Phạm Văn Đồng, với lý do :

    - Chưa thuận tiện và hơn nữa chính phủ Quốc Gia Việt Nam (tên gọi lúc hiệp định Genève được ký – sau là VNCH) không ký tên trong hiệp định, nên không có trách nhiệm trong vấn đề này.

    Khởi đi từ lý do đó và cũng là cái cớ để miền Bắc thực hiện mục đích khởi động chiến tranh xâm lược miền Nam, hầu xích hóa toàn quốc.




    Hiệp định Geneve không quy định tổng tuyển cử

    https://baotiengdan.com/2020/05/09/h...tong-tuyen-cu/

    https://nghiencuulichsu.com/2018/08/...uyen-cu-khong/


    – Đảng cộng sản Việt Nam (Bộ chính trị) chỉ thị cho đảng bộ miền Nam tổ chức lại lực lượng nằm vùng, trước khi hiệp định Genève có hiệu lực.

    Thay vì đưa cán bộ tập kết ra Bắc, cộng sản Việt Nam đã gài lại người và chôn dấu rất nhiều vũ khí.

    Nay chúng bắt đầu tái tổ chức chiến tranh du kích, tại các vùng nông thôn hẻo lánh, vùng rừng núi hiểm trở, sát với dãy Trường sơn bí ẩn.

    Đồng thời cộng sản cũng tổ chức khai thông đường rừng Trường sơn từ Bắc vào Nam, để đưa những cán binh người miền Nam đã tập kết ra Bắc năm 1954 hồi kết, để cùng với bọn địa phương thực hiện chiến tranh du kích trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.

    Cũng vì những lý do trên, chiến tranh du kích ngày càng được cộng sản miền Bắc gia tăng quấy phá qua các hình thức :

    - Ám sát, phục kích, tấn công các đơn vị đồn trú ở nơi xa xôi hẻo lánh.

    Nhằm mục đích ngăn chặn sự xâm nhập của cộng sản và tiêu diệt du kích cộng sản, VNCH cần phải có những đơn vị quân đội được huấn luyện đặc biệt, trang bị đặc biệt thì mới có thể thi hành hữu hiệu nhiệm vụ nêu trên.

    Các cố vấn Hoa Kỳ và Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, đề nghị lên và đã được Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm chấp thuận cho thành lập và huấn luyện những đơn vị “quyết tử” và các đơn vị thám sát

    – Những đơn vị này sẽ thực hiện những công tác bí mật và nguy hiểm. Đây chính là tiền thân của Biệt Động Quân sau này.





    Cuối năm 1959,
    sau cái gọi là đồng khởi, toàn dân nổi dậy, v.v. cộng sản thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, do một số trí thức bất mãn dại dột làm bung xung cho miền Bắc như :

    - Nguyễn Hữu Thọ,

    - Huỳnh Tấn Phát

    - Nguyễn Văn Hiếu

    - Dương Quỳnh Hoa, v.v.

    Tiếng súng ngày càng nổ nhiều hơn, lan rộng nhiều hơn, từ bưng biền về tới đồng bằng, từ cận sơn về đến duyên hải.

    Mức độ xâm nhập người và vũ khí qua đường mòn Hồ chí Minh [ĐMHCM] ngày càng nhiều. [b][size=4][color=indigo][i]


    Nhất là sau cuộc đột kích đêm 25 tháng 12 năm 1959 tại căn cứ Trảng Lớn (Tây Ninh) của Việt cộng vào một hậu cứ của đơn vị Bộ Binh QLVNCH, gây ít nhiều thiệt hại cho đơn vị đồn trú này.


    Ngày 15 tháng 2 năm 1960, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ra lệnh cho các Sư đoàn thành lập các Đại đội Biệt động quân, (Hoa Kỳ gọi là Ranger)

    – 50 đại đội đã được thành lập, gồm có 32 đại đội hoàn tất vào đầu tháng 3/60, đặt thuộc quyền xử dụng của các Quân khu và 18 đại đội được giao cho các Sư đoàn điều khiển.


    Click image for larger version  Name:	T242_TuongDaiBietDongQuan_QLVNCH_505x575_A.png Views:	1 Size:	361.9 KB ID:	79209
Working...
X