Announcement

Collapse
No announcement yet.

Nồng độ ôxy trong máu (SpO2) là gì? Tại sao cần thường xuyên theo dõi chỉ số SpO2?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Nồng độ ôxy trong máu (SpO2) là gì? Tại sao cần thường xuyên theo dõi chỉ số SpO2?

    SpO2 là một trong những chỉ số quan trọng có vai trò ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, nhất là trong đại dịch Covid vì loài virus này thường tấn công đầu tiên vào đường hô hấp để lây nhiễm bệnh.
    Vậy SpO2 là gì? Nó có ý nghĩa gì và tại sao chúng ta phải kiểm tra chỉ số này thường xuyên. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đi trả lời những câu hỏi đó, đồng thời cho bạn hiểu hơn những kiến thức về SpO2.

    Những điều cần biết về chỉ số SpO2
    SpO2 là gì?



    SpO2 viết tắt của cụm từ "Saturation of peripheral oxygen" là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Hiểu cách khác, SpO2 chính là tỷ lệ hemoglobin oxy hóa (hemoglobin có chứa oxy) so với tổng lượng hemoglobin trong máu (oxy hóa và không oxy hóa hemoglobin). Người ta vẫn thường ví von SpO2 được xem là một trong những dấu hiệu sinh tồn của cơ thể, bên cạnh 4 dấu hiệu khác là mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở.


    SpO2 là độ bão hòa ôxy trong máu ngoại vi.

    Chỉ số SpO2 có thể được đo bằng đo ôxy xung động qua thiết bị nhỏ gọi là oxymeter, một phương pháp gián tiếp, không xâm lấn (Không liên quan đến việc đưa các dụng cụ vào cơ thể). Nó hoạt động bằng cách phát ra và sau đó hấp thụ một sóng ánh sáng truyền qua các mạch máu (hoặc mao mạch) trong đầu ngón tay trỏ. Một biến thể của sóng ánh sáng truyền qua ngón tay sẽ cho ra giá trị của phép đo SpO2 vì mức độ bão hòa ôxy gây ra các biến đổi về màu của máu.

    Chỉ số SpO2 bao nhiêu là bình thường?
    Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, chỉ số SpO2 ≥ 94% là những chỉ số bình thường. Tức là, tình trạng ôxy hóa trong máu được coi là bảo đảm an toàn. Ngoài ra, bạn cũng nên biết thêm về các mức độ của chỉ số SpO2 để có thể chủ động theo dõi sức khỏe:
    • SpO2 từ 97% - 99%: Chỉ số ôxy trong máu tốt.
    • SpO2 từ 94% - 96%: Chỉ số ôxy trong máu trung bình, cần thở thêm ôxy
    • SpO2 từ 90% - 93%: Chỉ số ôxy trong máu thấp, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ
    • SpO2 thấp hơn 90% là một ca cấp cứu trên lâm sàng.
    • Chỉ số SpO2 ở trẻ sơ sinh cũng giống như người lớn: trên 94%. Nếu chỉ số SpO2 của trẻ giảm xuống dưới mức 90% thì cần phải thông báo ngay cho y bác sĩ để được sự hỗ trợ can thiệp kịp thời.
    Tuy nhiên, trên thực tế chỉ số SpO2 đo được sẽ không chính xác hoàn toàn 100% mà sẽ bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố dưới đây:
    • Do độ sai lệch của thiết bị.
    • Do Hb bất thường
    • Do cử động
    • Do tình trạng giảm tưới máu mô do bị choáng, sử dụng thuốc gây co mạch, hay hạ thân nhiệt nặng...
    • Bị nhiễu do ánh sáng trong phòng khi đo (tuy nhiên đa số các thiết bị oxymeter hiện nay đã loại bỏ hiện tượng nhiễu do ánh sáng bên ngoài)
    Các triệu chứng của tình trạng thiếu ôxy trong máu
    Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy tình trạng thiếu ôxy trong máu hay chỉ số SpO2 giảm:
    • Những thay đổi về màu sắc của da
    • Trí nhớ suy giảm, hay nhầm lẫn
    • Ho
    • Nhịp tim nhanh
    • Thở nhanh
    • Khó thở
    • Nhịp tim chậm
    • Đổ mồ hôi
    • Thở khò khè
    Tại sao phải thường xuyên theo dõi chỉ số SpO2?
    • Như trên đã nói, SpO2 là một trong 5 dấu hiệu sinh tồn của con người. Khi cơ thể bạn không có đủ ôxy, bạn có thể bị thiếu ôxy ở não hoặc thiếu ôxy máu. Đây là những điều kiện về sức khỏe nguy hiểm. Không có ôxy, não, gan và các cơ quan khác của bạn có thể bị hư hại chỉ vài phút sau khi các triệu chứng bắt đầu. Theo dõi chỉ số SpO2 thường xuyên sẽ giúp bạn nắm rõ lượng ôxy trong máu, biết được khi nào bạn cần phải bổ sung thêm ôxy cho cơ thể hoặc có những xử lý kịp thời khi xảy ra tình trạng nguy hiểm.


  • Font Size
    #2
    Rất tiếc là có nhiều người lại cả tin rằng, chỉ cần bệnh nặng là gọi 911, thì sẽ được hỗ trợ ngay, cần gì phải bỏ ra khoảng 30 USD để sắm thiết bị oxymeter tại nhà để đo đạc khi cần cho mất công và tốn tiền. Thậm chí kể cả những người đang uống thuốc cao huyết áp, tiểu đường cũng vậy, cứ canh đúng giờ để uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và KHÔNG BAO GIỜ CHỊU SỬ DỤNG MÁY ĐO tại nhà!! Bó tay và chờ ..chết vậy!!

    Comment


    • Font Size
      #3
      Originally posted by trungthuc View Post
      Rất tiếc là có nhiều người lại cả tin rằng, chỉ cần bệnh nặng là gọi 911, thì sẽ được hỗ trợ ngay, cần gì phải bỏ ra khoảng 30 USD để sắm thiết bị oxymeter tại nhà để đo đạc khi cần cho mất công và tốn tiền. Thậm chí kể cả những người đang uống thuốc cao huyết áp, tiểu đường cũng vậy, cứ canh đúng giờ để uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và KHÔNG BAO GIỜ CHỊU SỬ DỤNG MÁY ĐO tại nhà!! Bó tay và chờ ..chết vậy!!
      luợng oxygen trong máu mà xuống khoảng 95 hay 94 là coi như thở không nỗi rồi . có nguời nhà thì có thể gọi cấp cứu, còn một mình thì chờ chết thôi

      Comment

      Working...
      X