Announcement

Collapse

Happy Mother's Day

HAPPY MOTHER'S DAY TO ALL OF YOU! CHÚC MỪNG NGÀY HIỀN MẪU ĐẾN VỚI CÁC BẠN
See more
See less

Sóc trăng xưa

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Sóc trăng xưa

    Click image for larger version

Name:	scan0077.jpg
Views:	378
Size:	46.8 KB
ID:	94155 \
    PHOTO BY TEEMACK SOC TRANG 1966 -1968

    Sóc Trăng một thời tên gọi là Khánh Hưng thuộc tỉnh Ba Xuyên, giai đoạn lịch sử bắt đầu thời đó có người gọi là nền Đệ Nhất Cộng Hòa, lúc bấy giờ chính quyền sở tại bắt tay vào kiến thiết tỉnh lỵ.

    Trong những công trình cần thiết có khu thư giãn dạo mát cho công chức và nhân dân, từ đó khuôn viên Hồ Nước Ngọt được xây dựng. Tuy nhiên có giai thoại kể lại, vào năm 1959 ông Hoàng Mạnh Thường, tỉnh trưởng Ba Xuyên bấy giờ là một người Thừa Thiên. Xa quê hương, nỗi nhớ dạt dào, ở Sóc Trăng nhưng tâm hồn lúc nào cũng gởi về xứ Huế.

    Từ đó, ông đã cho xây hồ theo nguyên mẫu Hồ Tịnh Tâm trong Đại nội, Huế. Hồ được xây trên khoảng đất ruộng trống, diện tích hồ chừng hai hecta, khởi công đào bằng sức người, cuối năm 1960 thì hoàn thành và đặt tên là Hồ Tịnh Tâm. Thời đó những nhân công tham gia đào hồ được trả tiền công sòng phẳng, con đường rộng đi vòng theo bờ hồ chừng 400m, hai bên là hai hàng dương liễu, có các ghế đá để ngồi hóng mát, giữa hồ là ngôi nhà thủy tạ có cây cầu bắc qua tạo khung cảnh rất thơ mộng.

    Mặc dầu có tên là Hồ Tịnh Tâm nhưng đa số người dân địa phương gọi tên là Hồ Nước Ngọt. Về vấn đề nầy các bậc cao niên kể lại, thuở xa xưa người dân tại Sóc Trăng muốn có nước ngọt phải dùng ghe chài chở nước từ Đại Ngãi mang về mà dùng.

    Đối diện Hồ Tịnh Tâm là trường tiểu học Tịnh Tâm, bên phải đường vào hồ là bến xe Cần Thơ. Từ bến xe Cần Thơ phải vòng qua đường Tôn Thất Đạm (nay là Ngô Gia Tự) để đi lên cầu Thiên Hộ qua khu vực chợ Sóc Trăng. Cây cầu nầy làm bằng sắt lót gỗ có độ dốc cao để thuyền bè lớn đi ngang không bị cản trở. Xe đi ngang cầu được điều khiển bởi một người gác bằng tấm bảng xoay qua xoay lại ở giữa cầu.

    Dòng kinh Maspéro xuyên qua tỉnh lỵ qua hai cây cầu, cầu Thiên Hộ và cầu Quay, kinh chảy đến Đại Ngãi ra sông Hậu rồi đổ ra biển. Cây cầu Quay làm bằng sắt lót gỗ cũng được lấy tên Maspéro, (Maspéro một nhà địa chất học người Pháp), mỗi sáng quay sang một bên cho ghe tàu lớn đi qua.

    Năm 1968 cầu bị hư hỏng nặng, sau đó được sửa chữa lại nhưng cố định luôn không còn quay được.

    Sau nầy giao thông đường bộ phát triển mạnh, cây cầu nầy được thay thế bằng cầu bê tông cho tới bây giờ. Dọc theo bờ kinh (mà ta quen gọi là sông) phía bên trường Dục Anh là dãy nhà thủy tạ lúc nào cũng nhộn nhịp đông vui nhất là buổi chiều. Các nhà thủy tạ thời đó đa số là quán nhậu. Ngồi trong các nhà thủy tạ nhìn xuống dòng sông, nước trôi lững lờ mang theo các mảng lục bình tản mạn, chiều chiều các cô gái áo lụa, tóc dài dạo mát trên bờ, khung cảnh thật đẹp, nên thơ.

    Sông cầu Bon (Point) là kênh đào dẫn từ Bải Xàu về Sóc Trăng đến đầu doi để ra sông cái. Những thập niên 50 dòng sông sâu nước chảy thông thương, sau này dòng sông hẹp, không sâu, con nước lớn tàu ghe ra vào thong thả nhưng nước ròng thường bị mắc cạn nhất là đoạn vào khu vực dãy vựa xuyên qua tỉnh lỵ.

    Dọc bờ sông, một bên là dãy vựa trái cây, bên kia là công viên có các băng đá để người ta ngồi hóng mát, hai bên lối đi có hoa kiểng, lối đi không tráng xi măng hoặc lót nhựa, mà phủ bắng loại đất đá bazan màu đỏ, giữa khu công viên có cây cầu tuột dành cho trẻ em vui chơi. Trên đoạn sông Cầu Bon có ba cây cầu: cầu Thuận Hóa đi từ lò bánh mì Nam Đô qua dãy vựa và rạp hát Thuận hóa, cầu Bon nối liền đường Trần Hưng Đạo với Hai Bà Trưng, trước khi xây cầu Thuận Hóa đã có cây cầu Đỏ gần đó đi qua dãy vựa, sau khi làm xong cầu Thuận Hóa người ta dở bỏ cây cầu Đỏ.

    Cuối cùng là cầu GP nối liền phố chợ qua khu hành chánh. Những cây cầu nầy đều làm bằng sắt lót gỗ.

    Do càng ngày dòng sông càng ô nhiễm, nhiều rác rến nước không lưu thông được, các nhà thủy tạ tồn tại không đẹp mắt gì, nên khoảng sau năm 1960 thì dở bỏ. Tuy dòng sông đã cạn đi nhiều nhưng vẫn còn một số ít ghe thuyền cố vào chuyển hàng buôn bán.

    Năm 1956 tỉnh lỵ bị một cơn bão lớn, cây cối ngã đổ rất nhiều, chính quyền sở tại lợi dụng tình thế này quyết định không cho ghe tàu vào đây nữa bằng cách bỏ nhiều gốc cây to xuống sông cầu Bon, vì thế nước nghẻn tắt không lưu thông, dòng sông càng ô nhiễm.

    Đến năm 1969 thì đoạn sông cầu Bon từ bến xe đến cầu Giải Phóng được lắp hẳn và giải tán luôn ba cây cầu nầy, còn lại cuối cùng là cầu Thuận Hóa, một thời gian sau nầy người ta cũng lắp thêm đoạn sông kế tiếp và dẹp nốt cây cầu nầy.

Working...
X