Announcement

Collapse
No announcement yet.

Hơn 300 bài báo viết về COVID-19 đã bị cho thu hồi vì không đạt tiêu chuẩn về khoa học

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Hơn 300 bài báo viết về COVID-19 đã bị cho thu hồi vì không đạt tiêu chuẩn về khoa học

    Các tập san nghiên cứu khoa học và y khoa đã cho thu hồi hơn 300 bài báo về COVID-19 do vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức và lo ngại về giá trị về mặt khoa học của các ấn phẩm.

    Retraction Watch đã cung cấp một danh sách dài các bài báo về COVID-19 đã bị thu hồi, từ "Acute kidney injury associated with COVID-19" (Chấn thương thận cấp tính liên quan đến COVID-19") đến "Can Your AI Differentiate Cats from COVID-19" (AI có thể phân biệt mèo với COVID-19 hay không?")

    Tổng cộng đã có 330 tài liệu nghiên cứu hiện đã bị cho rút lại.

    Chuyên gia nghiên cứu cao cấp Gunnveig Grødeland tại Viện Miễn dịch học thuộc Đại học ở Oslo, Na Uy, đã xem qua danh sách này và lý do mà tại sao các bài báo đã bị cho thu hồi lại. Bà cho biết, trong thời kỳ đại dịch, các chuyên gia đã thỏa hiệp với các tiêu chuẩn đạo đức và cố gắng để có thêm nhiều ấn phẩm được phê duyệt hoặc đạt được các tiêu chuẩn đạo đức nhanh hơn.

    Mặc dù việc cập nhật hoặc thay đổi một số bài báo để cho công bố dưới hình thức khác là điều khá tự nhiên, nhưng có một số bài báo đã bị thu hồi lại do các chuyên gia nghiên cứu đã không nhận được sự đồng tình trong quá trình nghiên cứu.

    "Tất nhiên là cuộc nghiên cứu sẽ bị rút lại sau khi phát hiện ra vấn đề vi phạm nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp", bà Grødeland nói với Khrono, một tờ báo chuyên nghiên cứu và giáo dục ngành đại học của Na Uy.

    Bà chỉ ra rằng, các bài báo khác đã bị rút lại sau khi các biên tập viên nhận thấy rằng các chiến lược của các bài báo đã gây ra ấn tượng sai trên phương tiện truyền thông khi được khuyến cáo là phương pháp điều trị hoặc phòng ngừa COVID-19 xa rời với thực tế.

    Bà nói rằng, cần phải thu hồi những loại bài báo này vì chúng truyền đạt những điều mà cả tác giả của bài báo cũng như tổ chức của họ đều không thể chứng minh xác thực, rõ ràng.

    Ngoài ra, một số cuộc nghiên cứu không có hội đủ con số mẫu đủ lớn.

    Khi có nhiều đối tượng hơn, các chuyên gia nghiên cứu sẽ không thể duy trì được kết luận giống như trước đó về tác dụng tốt xấu của thuốc.
    Hàng trăm bài báo nói về COVID-19 không đạt các tiêu chuẩn về biên tập và tính khoa học đã bị xóa. (Ảnh: Kena Betancur/Hình ảnh Getty)

    Đã có khoảng 90,000 đến 300,000 bài báo nói về chủ đề COVID-19 kể từ khi bắt đầu đại dịch, thấp hơn so với các đại dịch khác "theo mức độ nghiêm trọng".

    Một cuộc điều tra của Đại học Monash đã thông báo rằng, ngay cả sau khi đã cho thu hồi các bài báo không chính xác , chúng vẫn tiếp tục được trích dẫn tràn lan.

    Đại học Monash cho biết vào tháng 10/2022: "Trong số hơn 270,000 bài báo nói về COVID-19 nộp trực tuyến kể từ khi bắt đầu đại dịch, có 212 bài báo sau khi bị rút lại, đã được trích dẫn lại đến 2,697 lần, trung bình 7 lần cho mỗi bài báo".

    "Một chút ngoài tầm tay"
    Bà Grødeland nói rằng, lý do một phần là do có khá nhiều người đột nhiên bắt đầu tiến hành nghiên cứu về một chủ đề mà họ thực sự hiểu biết tương đối ít.

    Ngay cả những tập san uy tín như The Lancet cũng đăng lên những bài báo đó.

    Một trong những nghiên cứu của The Lancet thậm chí đã khiến cho cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và chính phủ của nhiều quốc gia đã ngừng việc thử nghiệm toàn diện về mức hiệu quả của hydroxychloroquine đối với COVID-19.

    Nghiên cứu mở rộng của The Lancet, được cho là có sự gian lận trong nghiên cứu, cho biết loại thuốc này đã làm gia tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim và tử vong cho bệnh nhân COVID-19.
    Ảnh chụp màn hình vào ngày 24/12/2020 của thelancet.com, cho thấy nghiên cứu bị thu hồi đã khiến cho một số quốc gia đã cấm sử dụng hydroxychloroquine để điều trị COVID-19. (Ảnh chụp màn hình/TheLancet.com)

    Tuy nhiên, các chuyên gia nghiên cứu vaccine chỉ ra rằng, hầu hết các bài báo bị thu hồi đã được công bố trên các tập san nhỏ hơn.

    Bà Grødeland cho biết: "Phần lớn các bài báo đã bị thu hồi được đăng trên các tập san ít thú vị hơn. Chính họ là những người bị ảnh hưởng chủ yếu bởi việc thu hồi này".

    Nhưng có một số nơi thường chưa từng thực hiện bất cứ cuộc nghiên cứu nào, đột nhiên lại bắt đầu cho tiến hành nghiên cứu sau khi nhận sự tài trợ từ các bệnh viện địa phương.

    Bà nói: "Có thể điều đó đã khiến cho mọi thứ vượt quá tầm mức kiểm soát ở một số nơi".

    "Bị mất thính lực"?
    Một trường hợp gần đây nhất từ Đại học ở Manchester, Anh quốc, đã cho quay lại một cuộc nghiên cứu trước đó vào năm 2021 cho biết COVID-19 có liên quan đến mất thính lực, ù tai và chóng mặt.

    Các chuyên gia nghiên cứu cho biết họ đã xác định được khoảng 60 cuộc nghiên cứu đã thông báo về các vấn đề về tiền đình-thính giác ở những người được xác nhận bị nhiễm COVID-19.

    Giáo sư về tai-mũi-họng tại Đại học ở Manchester, ông Kevin Munro cho biết: "Phân tích của chúng tôi về các thông tin số liệu tổng hợp, được công bố trên tập san the International Journal of Audiology, cho thấy có từ 7 đến 15% người trưởng thành có chẩn đoán bị nhiễm COVID-19 báo cáo các triệu chứng tiền đình-thính giác".
    "Triệu chứng phổ biến nhất là bị ù tai, sau đó là khó nghe và chóng mặt".

    Hai năm sau, sau khi người ta xem xét virus chính là nguyên nhân gây ra một loạt vấn đề về sức khỏe, bao gồm rối loạn về thính giác, chính trường đại học này đã công bố một nghiên cứu mới kết luận rằng việc mất thính giác khó có thể do COVID-19 gây ra.
    Giới khoa học hiện đã kết luận rằng, việc bị mất thính lực không phải là do COVID-19 gây ra. (Ảnh: Ground Picture/Shutterstock)

    Tác giả chính và bác sĩ về tai-mũi-họng Anisa Visram đã giải thích ra lý do.
    Cô Visram cho biết trong một thông cáo: "Chúng tôi biết rằng các loại virus như sởi, quai bị, và viêm màng não có thể làm hư hỏng hệ thống thính giác ở người"
    "Ai cũng biết rằng COVID-19 có thể có ảnh hưởng xấu đến khứu giác và vị giác, vì vậy thật hợp lý khi cho rằng COVID-19 cũng có thể tác động ít nhiều đến thính giác"
    .

    Cô Visram bảo đảm rằng, cuộc nghiên cứu hiện tại của họ được thiết kế và thực hiện tốt và là sự đánh giá kỹ lưỡng nhất về thính giác ở những người bị nhiễm COVID-19.

    Ông Munro cũng thừa nhận rằng, chính họ có thể đã thực hiện nghiên cứu trước đó quá vội vàng.
    Ông nói: "Cần phải nhất thiết tiến hành các nghiên cứu qua việc chẩn đoán và kết quả lâm sàng cẩn thận này để điều tra về những tác động lâu dài của COVID-19 đối với hệ thống thính giác ở người".
    "Nhiều cuộc nghiên cứu trước đây đã được công bố nhanh chóng trong thời kỳ đại dịch nhưng thiếu sự chặt chẽ cần thiết về mặt khoa học".

    Giáo sư Richard Ramsden, người được ủy thác tại Dowager Countess Eleanor Peel Trust, nói thêm: "Không rõ đây là những sự phát hiện ngẫu nhiên hay virus COVID-19 đang làm hỏng hệ thống thính giác".
    "Mặc dù các cuộc nghiên cứu không thể loại trừ khả năng bị mất thính lực không thường xuyên do COVID-19, nhưng giờ đây chúng ta biết rằng đối với hầu hết mọi người, không có gì cần phải quá lo lắng và sợ hải cả".

    Attached Files

  • Font Size
    #2
    Đọc thêm:
    Các bài báo có sai sót về COVID-19 được trích dẫn trung bình 53 lần trên mỗi bài báo trong nghiên cứu và giới truyền thông

    Một cuộc điều tra về các nghiên cứu liên quan đến COVID-19 cho thấy, trong số hơn 270,000 bài báo được đăng tải kể từ khi đại dịch bắt đầu, có 212 bài báo bị thu hồi được trích dẫn 2,697 lần, với con số trung bình là 53 lần cho mỗi bài báo.


    Một cuộc nghiên cứu đã bị cho thu hồi khi đề cập đến việc thuốc chống sốt rét Hydroxychloroquine làm gia tăng nguy cơ tử vong và rối loạn nhịp tim. Đây là bài báo được trích dẫn nhiều nhất với 1,360 lượt trích dẫn tại thời điểm trích xuất dữ kiện này.

    Theo ông Steve McDonald, đồng tác giả của cuộc điều tra và là giám đốc của Cochrane Australia, các quy trình xuất bản thường bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

    Là chuyên gia nghiên cứu cao cấp, ông McDonald, cho biết: "Chúng tôi đang nỗ lực nhằm đưa các thông tin chính xác và minh bạch đến với công chúng một cách nhanh nhất. Cùng với đó, do có nhiều người khác cũng thực hiện và nhanh chóng công bố nghiên cứu về COVID, số lượng cho thu hồi các bài viết không chính xác đang có sự gia tăng đột biến".

    18% các trích dẫn từ các bài báo bị cho thu hồi mang ý nghĩa quan trọng và "có thể gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến việc chăm sóc bệnh nhân", các tác giả viết trong bài nghiên cứu cho biết.

    Bất chấp việc bị thu hồi, các bài báo vẫn gây ra nhiều thiệt hại do được các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực này trích dẫn, tạo ra ngày càng nhiều sự hổn loạn thông tin hơn.

    Nhiều cuộc nghiên cứu cũng được đưa tin ra trên các phương tiện truyền thông, làm thay đổi xu hướng hoạch định chính sách, bao gồm các biện pháp nhằm giãn cách xã hội, hạn chế đi lại và kiểm soát lây nhiễm, gây ra vô số sự gián đoạn trong sinh hoạt đời sống của người dân.
    Nhân viên chăm sóc sức khỏe Dante Hills (trái) chuyển giấy tờ cho một phụ nữ trong xe tại điểm xét nghiệm COVID-19 bên ngoài Công viên Marlins, tiểu bang Miami, ngày 27/07/2020. (Ảnh: Lynne Sladky/AP Photo)

    Việc cho thu hồi là giải pháp nhằm bảo vệ giúp tránh các lỗi lầm và hành vi sai trái, chấm dứt các cuộc nghiên cứu gây ảnh hưởng xấu đến ý tưởng khoa học và thực hành lâm sàng, đồng thời là điều rất quan trọng để duy trì tính chính xác toàn vẹn của khoa học.

    Tuy nhiên, báo cáo cho thấy ngay cả các tập san y khoa nổi tiếng cũng trở nên khá hấp tấp trong đại dịch COVID-19.

    Điều này xảy ra sau khi có hàng trăm bài báo về COVID-19 bị xóa do đã vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức, chẳng hạn như dùng thông tin cá chân của bệnh nhân giả mạo hoặc đáng nghi ngờ, và sau đó đã bị các tập san y khoa nổi tiếng cho thu hồi hoặc xóa đi vĩnh viễn.

    Hỗn loạn với các giải pháp điều trị thay thế
    Bằng chứng về việc tài liệu nghiên cứu làm thay đổi quỹ đạo ra quyết định của các chính phủ được thấy rõ trong trường hợp của kháng thể đơn dòng. Phương pháp này đã làm dấy lên nhiều sự tranh cãi sau khi một số khoa học gia cho biết, một số nhãn hiệu của phương pháp điều trị COVID-19 chính không tỏ ra hiệu quả đối với biến thể Omicron.

    Vài tháng sau khi bản in gốc do giới khoa học viết ra được đăng tải, kháng thể đơn dòng "sotrovimb" đã bị rút lại "Giấy phép Sử dụng Khẩn cấp", khiến cho các giới thẩm quyền hoạch định chính sách chuyển sang dùng thuốc trị COVID-19, như remdesivir.

    Cơ quan An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) sau đó đã mở rộng việc chỉ định remdesivir cho phương pháp điều trị ngoại trú và bệnh nhân nhi.

    Cuối cùng, các phê bình gia phản ứng đại dịch đã đưa kháng thể đơn dòng vào nhóm điều trị thay thế, khiến cho phương pháp này bị hạn chế sử dụng hoặc bị công khai xem xét kỹ lưỡng là không an toàn hoặc không có hiệu quả.
    Một túi truyền kháng thể đơn dòng Regeneron. (Ảnh: Joe Cavaretta/South Florida Sun-Sentinel via AP)

    Một ví dụ quan trọng khác về việc các chính phủ và Tổ chức Y tế Thế giới đã hành động dựa trên dữ liệu bị nghi ngờ gian lận và không thể kiểm chứng là ví dụ về nghiên cứu chất hydroxychloroquine.

    Được đăng trên tập san Lancet vào tháng 05/2020, cuộc nghiên cứu này đi đến kết luận cho rằng, các loại thuốc hydroxychloroquinechloroquine đã làm gia tăng khả năng bị tử vong do COVID-19 vào thời điểm mà loại thuốc này phần lớn chưa được thử nghiệm đầy đủ.

    Các tác giả của cuộc nghiên cứu tuyên bố đã thu thập hồ sơ y tế của gần 100,000 bệnh nhân từ hàng trăm bệnh viện trên sáu lục địa. Nhưng hơn 100 khoa học gia sau khi phân tích lại, có phát hiện ra có những vấn đề lớn trong đó, bao gồm điều chỉnh không đầy đủ các biến số, thiếu đánh giá về mặt đạo đức và các con số dường như không có liên quan gì đến các bệnh nhân ở Úc và Phi Châu.

    Bài báo, dù đã bị cho thu hồi sau hai tuần, lại gây ra chấn động trong giới khoa học, khiến cho Tổ chức Y tế Thế giới và chính quyền Pháp quyết định đình chỉ các sự thử nghiệm lâm sàng có liên quan đến hydroxychloroquine trong cách điều trị bệnh COVID-19.

    Mặc dù một số cuộc nghiên cứu cho biết bệnh nhân có thể gặp phải vấn đề về tim khi uống thuốc hydroxychloroquine hoặc chloroquine, nhưng các loại thuốc này đã được phê duyệt từ nhiều thập niên trước đây và được mọi người sử dụng trong lịch sử để chống lại bệnh sốt rét và các bệnh khác với ít các tác dụng phụ.

    Tại sao điều này lại xảy ra?
    Ông McDonald nói rằng các bản in sơ bộ ("preprint") cho phép tác giả cho công bố phiên bản đầu tiên của bài báo nghiên cứu trước khi được phê duyệt hoặc đăng tải trên tập san khoa học, dẫn đến các bằng chứng khoa học về virus COVID-19 đáng ngờ, vì các học giả có thể khai thác các sơ hở trong quy trình nghiên cứu.

    "Hơn nữa, các cuộc nghiên cứu bị thu hồi cũng không được kiểm tra nghiêm ngặt", ông McDonald nói.

    Ông nói: "Về mặt lý thuyết, khi mọi người trích dẫn các cuộc nghiên cứu bị thu hồi, họ nên trích dẫn theo cách phê phán, chỉ ra rằng những bài báo này đạ bị thu hồi vìkết quả trong đó không đáng tin cậy, không chính xác"

    "Nhưng những gì mà chúng tôi phát hiện ra là, trên thực tế, trong rất nhiều trường hợp, ngay cả khi nhóm tác giả trích dẫn bài báo bị cho thu hồi từ rất lâu, họ không hề đề cập đến việc bài báo bị thu hồi đó".

    "Họ đang lấy đó để làm bằng chứng cho thấy rằng, 'sự can thiệp cụ thể này có hiệu quả tốt', hoặc 'không có gì là sai trái với cuộc nghiên cứu đó'. Do vậy, họ đã trích dẫn các bài báo bị cho thu hồi một cách thiếu phê phán".

    Khối lượng nghiên cứu khoa học về COVID-19 so với các đại dịch khác
    Các nguồn tin khác nhau tuyên bố rằng, có khoảng 90,000 đến 450,000 bài báo về COVID-19 đã được gửi trực tuyến kể từ khi đại dịch bắt đầu, vượt xa các đại dịch khác "về số lượng".

    Một nguồn tin cũng cho biết, có gần 28,000 bài báo nghiên cứu về COVID-19 được đăng tải vào năm 2020, tăng đến gần 68,000 bài trong cả năm 2021 và 2022. Trong khi đó, một nghiên cứu khác cho biết có 404,541 bài báo về COVID-19 từ năm 2020 đến năm 2022 đã được đăng tải lên.

    Viện Thông tin Khoa học đã kiểm tra sự phát triển của các nghiên cứu liên quan đến năm đại dịch: SARS, MERS, H1N1, virus Zika và COVID-19.

    Họ phát hiện chỉ H1N1 có số lượng nghiên cứu gần bằng COVID-19, đạt mức cao nhất là khoảng 1,300 bài vào năm 2011.

    Ông McDonald cho biết đại dịch đã bộc lộ những điểm yếu trong việc xuất bản các bài viết về khoa học, đây sẽ là lời cảnh cáo cho cộng đồng khoa học y tế.
    Ông nói: "Việc trích dẫn một cách mù quáng các bài báo — bất kể chúng được công bố ở đâu — mà không đánh giá trước độ tin cậy hoặc tình trạng đã bị thu hồi, có thể khuếch đại ra mức sai lầm của các cuộc nghiên cứu kém chất lượng và gian lận, từ đó gây hại cho chính những người bệnh mà các cuộc nghiên cứu đó lẽ ra đem lại nhiều lợi ích".


    Comment

    Working...
    X